Những người lính “có duyên” với Trường Sa
Có người mải miết làm nhiệm vụ canh giữ nơi đầu sóng ngọn gió mà không màng tới hạnh phúc riêng tư; có người cứ lên đảo làm nhiệm vụ 2 tháng là vợ lại một mình… “vượt cạn”. Họ tự nhận mình có cái duyên với Trường Sa, với biển đảo quê hương.
Hai anh em “rủ nhau” ra Trường Sa
33 tuổi, 15 năm khoác áo lính, 7 năm làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, khi nhắc đến chuyện lập gia đình, Trung úy Bùi Minh Nam (đảo Sơn Ca) chỉ cười mà rằng: “Mình cứ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, còn hạnh phúc lúc nào đến thì đến!”.
Nhà chỉ có 2 anh em trai, dường như cả hai anh em Trung úy Nam đều có cái duyên với biển nước Trường Sa. Năm anh Nam 11 tuổi, anh trai Bùi Minh Sâm đã lên đường làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Đến nay, không còn đảo nào anh Sâm chưa đặt chân tới. Có đảo, anh Sâm đến làm nhiệm vụ 3-4 lần.
Các chiến sỹ đảo Nam Yết tăng gia sản xuất.
Hình ảnh người anh trai khoác trên mình chiếc áo xanh anh bộ đội Cụ Hồ đã hun đúc, xây dựng tình yêu đối với người lính của cậu bé Nam ngày nào. “Từ bé tôi đã ao ước được trở thành bộ đội, được canh giữ, bảo vệ quê hương. Được làm nhiệm vụ ở Trường Sa vừa là niềm vinh dự, vừa là khao khát của tôi cũng như bao người lính khác.” – anh Nam chia sẻ.
Học hành xong xuôi, đang làm công nhân cầu đường, chuẩn bị được vào biên chế nhà nước, thấy có đợt tuyển quân, anh Nam tức khắc làm đơn xin nhập ngũ. “Gia đình tôi lúc đầu cũng can ngăn nhưng sau mọi người đều tôn trọng ý kiến của tôi. Bắt nguồn từ truyền thống gia đình, từ tình yêu người lính, tôi luôn muốn trở thành một người lính hải quân như anh trai tôi và đó là cơ hội để tôi thực hiện ước mơ.” – Trung úy Nam nhớ lại.
Vào quân ngũ, anh Nam được đào tạo chuyên sâu về tăng thiết giáp. Đến năm 2008, ước mơ được tới Trường Sa của anh trở thành hiện thực. Được đơn vị giao nhiệm vụ, Trung úy Nam đã đến hầu hết các đảo trên quần đảo Trường Sa.
Chiến sỹ đảo Sơn Ca vui chơi thể thao sau giờ trực.
“Sống giữa mênh mông biển nước, chúng tôi cảm nhận được tình đồng chí, đồng đội ấm áp thế nào. Anh em trong đơn vị luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường, khi mà ai cũng xa nhà, xa người thân.” – anh Nam tâm sự.
Video đang HOT
Nhẩm tính, từ khi anh Nam khoác lên mình chiếc áo lính đến nay đã 15 năm, hai anh em anh Nam mới tề tựu cùng gia đình ăn được 2 cái Tết. Cùng canh giữ trên sóng nước Trường Sa nhưng hai anh em mỗi người mỗi đảo. 7 năm làm nhiệm vụ ở Trường Sa, anh Nam mới chỉ 2 lần tình cờ gặp anh trai trong các chuyến công tác đến đảo khác. Cả hai lần, hai anh em chỉ có thể vẫy tay chào nhau!
Cứ lên đảo 2 tháng là vợ lại… đẻ!
Đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên rất thú vị của vợ chồng Trung úy Đỗ Việt Tiến (công tác tại đảo Nam Yết). Tự nhận mình có lỗi với vợ rất nhiều, thương vợ một mình tần tảo nuôi con, nhiều lúc anh Tiến phải tự động viên mình: “Đời bộ đội nay đây mai đó, công việc do đơn vị phân công, mình phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.”.
Học xong phổ thông, anh Tiến nhập ngũ. Kể từ đó, cuộc sống của anh gắn liền với những hòn đảo quê hương. Từ Côn Đảo, Hòn Tre, Bình Ba gần với đất liền, đến các đảo trên quần đảo Trường Sa như Nam Yết, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca…, Trung úy Tiến đều đã từng làm nhiệm vụ trên đó và gắn bó với các đảo như ngôi nhà thứ hai của mình.
Tin nhắn Trung úy Đỗ Việt Tiến nhận được lúc nửa đêm khi vợ một mình vào bệnh viện sinh con.
Mối tình của anh Tiến với người vợ bây giờ cũng bắt nguồn trên đảo. Năm 2007, anh Tiến công tác tại đảo Bình Ba đã tình cờ gặp cô cán bộ đoàn ra giao lưu với chiến sỹ đảo. Tình cảm nảy sinh, hơn 1 năm sau, hai người kết hôn.
Ngày anh lên đường ra đảo Nam Yết làm nhiệm vụ, vợ anh đang mang bầu tháng thứ 7. Hai tháng sau, anh nhận được tin vợ đã sinh cho anh một đứa con trai.
Sau khi làm nhiệm vụ trên một số đảo khác, giữa năm 2014, anh Tiến được đơn vị giao nhiệm vụ trở lại đảo Nam Yết. Và cũng chỉ hai tháng sau, một đêm cuối tháng 10/2014, khi đồng hồ đã chỉ qua 0h, anh nhận được tin nhắn từ vợ: “Ba ngủ chưa, vợ đang ở bệnh viện đi đẻ nè.”
Thương vợ đêm hôm một mình đi xe máy đến bệnh viện đẻ, anh Tiến càng cảm nhận sự thiệt thòi của người vợ khi chồng mình là lính, lại là lính đảo.
“Vợ mình làm công tác xã hội nên hiểu, chấp nhận và thông cảm cho chồng. Những lúc vợ vất vả như vậy mà không có chồng bên cạnh, mình cũng chỉ có thể động viên vợ cố gắng. Cả hai vợ chồng mình đều là Đảng viên nên cần phải đi đầu để mọi người làm theo.” – anh Tiến chia sẻ.
Mỗi lần về phép, anh Tiến dành hầu hết thời gian chăm con, chia sẻ công việc gia đình với vợ. Lần về phép khi đứa con trai đầu lòng của anh được 9 tháng, anh mừng đến phát khóc khi chìa tay ra, đứa con cũng lao vào lòng bố. Chỉ được vài phút, đứa trẻ thấy lạ, khóc ré lên.
“Vợ một mình chăm 2 con vất vả lắm. May có họ hàng, hàng xóm giúp đỡ nên mình cũng bớt lo lắng, yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ đơn vị giao.” – anh Tiến tâm sự.
Khánh Linh
Theo dantri
Thiêng liêng Lễ chào cờ trên Quần đảo Trường Sa
Lễ chào cờ trên đảo Nam Yết (Quần đảo Trường Sa) diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động, tự hào...
Trong chuyến hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, PV Dân trí may mắn được tham dự Lễ chào cờ trên đảo Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lãnh đạo đảo Nam Yết, lãnh đạo đoàn hành trình chỉ huy buổi lễ.
Cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" tung bay trong không khí trang nghiêm của buổi lễ.
Cất vang lời hát Quốc ca.
Mỗi người lính...
...mỗi thành viên trong đoàn hành trình đều cảm nhận được sự thiêng liêng của buổi lễ.
Lính đảo Nam Yết thể hiện quyết tâm với 10 lời thề của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngay sau lễ chào cờ, chỉ huy đảo tổ chức duyệt đội ngũ.
Khánh Linh
Theo Dantri
Hình ảnh lịch sử về những chiến công của Hải quân Việt Nam Được trưng bày ở phòng truyền thống trên đảo Nam Yết (quần đảo Trường Sa), những hình ảnh về các chiến công của Hải quân Việt Nam trong lịch sử như một sự khích lệ đối với những người lính hải quân thế hệ hôm nay. Tàu của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 171 phá nổ thủy lôi địch, chống phong tỏa, đảm...