Những người kiếm sống ở lưng chừng trời!
Làm việc ở độ cao cách mặt đất cả trăm mét, những công nhân lái cẩu tháp quanh năm suốt tháng sống trên lưng chừng trời.
Khi xây dựng các công trình cao tầng, để vận chuyển vật liệu lên cao phải dùng đến cẩu tháp. Nghề cẩu tháp đang có xu hướng phát triển ở các đô thị đang phát triển.
Là 1 trong những người đang làm công việc lái cẩu tháp ở các công trình xây dựng tại TPHCM, anh Võ Văn Lợi (25 tuổi, quê An Giang) đã gắn bó với nghề được gần 4 năm nay.
Công việc mỗi ngày của Lợi bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào cuối giờ chiều, khi đã làm đủ 8 tiếng. Trước khi trở thành lái chính, Lợi phải trải qua 1 năm theo phụ, học các khóa đào tạo về điều khiển cẩu và phải có đầy đủ các chứng chỉ đào tạo chuyên môn, sức khỏe, được cấp phép hoạt động, tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn vận hành.
Những ngày đầu mới làm quen với công việc ở độ cao gần trăm mét, Lợi có phần khó chịu khi phải “nhốt” mình trong buồng lái nhỏ xíu chỉ rộng khoảng 1m2 , không người nói chuyện suốt cả ngày.
“Làm nghề này phải ai thật sự thích mới làm được, chứ vừa buồn vừa mệt lắm. Sống trên cao không có người nói chuyện, lại không có biết làm gì để giải trí nên nhiều khi bị stress”, Lợi thật thà trả lời.
Những người lái cẩu tháp như Lợi thường ở độ tuổi khá trẻ, từ 25-30 tuổi khi có đủ sức trẻ và khỏe để đảm đương công việc. “Tụi mình còn trẻ thì còn khỏe và dám leo lên cao để làm việc, chứ khi có gia đình và lớn tuổi thì nhiều người chuyển sang làm nghề khác vì không leo nổi”, Lợi tâm sự.
Mỗi ngày làm việc, Lợi thường chỉ leo lên và xuống 1 lần để đỡ mệt, buổi trưa nghỉ sẽ có người gắn cơm vào cần trục gửi lên. Những lúc quá “thèm” nói chuyện, Lợi mới leo xuống để ăn cơm cùng anh em ở công trường.
Những người làm việc ở lưng chừng trời như Lợi phải hạn chế nhiều thứ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người thi công bên dưới. Chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn.
“Làm việc trên này đòi hỏi phải cẩn thận và xử lý tình huống tốt để tránh rủi ro. Đặc biệt là hạn chế ăn uống một số đồ ăn dễ gây đau bụng vì ở trên không có chỗ để xử lý”, chàng trai lái cẩu tếu táo nói.
Để đảm bảo cẩu được vận hành an toàn, các yếu tố về vị trí lắp tháp không lún sụt, chắc chắn, cáp, phanh thường xuyên được kiểm tra, cabin, cửa sổ phải được chiếu sáng đầy đủ. Mỗi tháng sẽ có người đi kiểm tra, bảo trì và sửa chữa cẩu tháp.
Mỗi cẩu tháp sẽ có 2 lái chính luân phiên nhau và 4 phụ cẩu hỗ trợ, công việc của phụ cẩu là kiểm tra nguyên vật liệu khi móc vào cẩu phải đảm bảo chắc chắn, an toàn. Chọn cáp xích phù hợp trọng lượng kích thước tải, quy định tín hiệu với người điểu khiển cần trục, biết vùng nguy hiểm của thiết bị nâng để cảnh báo thông qua bộ đàm.
Thu nhập của Lợi chỉ khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Lợi chuẩn bị lấy vợ nên anh phải làm tăng ca để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày và gom góp tiền để tổ chức đám cưới vào năm sau.
Video đang HOT
Những người làm nghề lái cẩu tháp quanh nắm suốt tháng làm việc giữa lưng chừng trời. Võ Văn Lợi (25 tuổi, quê An Giang) là một trong những người lái cẩu tháp tại công trường xây dựng ở TPHCM.
Để bắt đầu công việc mỗi ngày, Lợi phải leo thang bộ từ dưới lên cẩu tháp.
Càng lên càng, gió càng mạnh khiến việc di chuyển trên thang gặp đôi chút khó khăn.
Những ngày khô ráo, công việc của Lợi đỡ vất vả. Những ngày trời mưa, gió mạnh, việc điều khiển cẩu gặp khó khăn hơn nhiều.
Công việc đòi hỏi Lợi phải thật sự tập trung và tỉ mỹ trong từng động tác nhấn thả cẩu. Nếu chỉ sơ suất một chút, có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng cho những người đồng nghiệp phía dưới.
Mỗi ngày 8 tiếng Lợi ở bên trong buồng lái chỉ vửa đủ đặt chiếc ghế và bảng điều khiển, những lúc chưa có hàng để cẩu thì Lợi thường làm các động tác thể dục tại chỗ để tránh mệt mỏi.
“Làm việc trên này đòi hỏi phải cẩn thận và xử lý tình huống tốt để tránh rủi ro. Đặc biệt là hạn chế ăn uống một số đồ ăn dễ gây đau bụng vì ở trên không có chỗ để xử lý”, chàng trai lái cẩu tếu táo nói.
Mỗi ngày làm việc, Lợi thường chỉ leo lên và xuống 1 lần để đỡ mệt, buổi trưa nghỉ sẽ có người gắn cơm vào cần trục gửi lên.
Làm việc một mình, nghỉ ngơi và ăn uống cũng một mình.
Những lúc quá “thèm” nói chuyện, Lợi mới leo xuống để ăn cơm cùng anh em ở công trường.
Những người lái cẩu tháp như Lợi thường khá trẻ, từ 25-30 tuổi đủ sức trẻ và khỏe để đảm đương công việc.
“Tụi mình còn trẻ còn khỏe và dám leo lên cao để làm việc, chứ khi có gia đình và lớn tuổi thì nhiều người chuyển sang làm nghề khác vì không leo nổi”, Lợi tâm sự.
Mỗi cẩu tháp sẽ có 2 lái chính luân phiên và 4 phụ cẩu hỗ trợ.
Những lúc xuống đất, Lợi thường tranh thủ “lướt” mạng nói chuyện với bạn bè vì ở trên cao phải làm việc và điện thoại không có sóng.
Thu nhập của Lợi chỉ khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Lợi chuẩn bị lấy vợ nên anh phải làm tăng ca để kiếm thêm.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Lật xe tải chở gỗ 2 người thương vong
Vào khoảng 6 giờ ngày 8/10, tại Km04 100, trên tuyến ĐT 643, thuộc địa phận thôn Tân Lập, xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người thương vong.
Vào thời điểm trên, lái xe Lê Đình Phục, sinh năm 1983, thường trú tại xã Ea Tih, huyện Ea Kar (tỉnh Đăk Lắk), điều khiển phương tiện mang biển kiểm soát 77C - 029.64 chở đầy gỗ keo, lưu hành theo hướng tây đông.
Hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng làm hai người thương vong
Khi đến địa phận trên, phương tiện đâm vào vách núi bên phải đường theo hướng đang lưu thông. Hậu quả làm lái xe Lê Đình Phục bị gỗ đè tử vong tại chỗ. Riêng phụ xe (chưa rõ danh tính) bị thương nặng, mắc kẹt trong ca bin ô - tô, người dân gần đó phải dùng xe cẩu để nâng ca bin xe mới đưa được phụ xe ra ngoài đi cấp cứu.
Phần đầu xe bị biến dạng nghiêm trọng sau va chạm
Theo nhiều hộ dân tại thôn Tân Lập, tuyến 643 đoạn qua khu vực này có mặt đường khá tốt. Tuy nhiên khu vực này cũng có rất nhiều khúc cua hiểm trở, nếu lái xe không làm chủ được tốc độ sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Đã có rất nhiều trường hợp do tài xế khi lưu thông qua đây không quen đường tự gây tại nạn, gây thiệt hại không nhỏ đến phương tiện và tài sản.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Trung Thi
Theo Dantri
Tài xế buồn ngủ gây tai nạn thảm khốc: Xe khách có bị quản lý số giờ chạy? Lái xe khách đường dài chạy khoảng 2,5 - 3 tiếng phải nghỉ từ 30 - 45 phút rồi mới tiếp tục chạy lại. Hiện trường xảy ra vụ tai nạn xe khách ở Tây Ninh Mới đây, một vụ tai nạn giữa 2 xe khách đã xảy ra trên đường 784, đoạn qua ấp Thuận Hòa (xã Truông Mít, huyện Dương Minh...