Những người không nên áp dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đơn giản, dễ thực hiện mà có hiệu quả tránh thai cũng cao nhưng không phải ai cũng phù hợp để áp dụng.
Chào bác sĩ. Em 26 tuổi và có một em bé 5 tháng tuổi. Hiện tại vợ chồng em đang muốn kế hoạch bằng biện pháp tiêm thuốc thánh thai. Nhưng em không biết mình có thể áp dụng biện pháp đó được không. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết thêm về biện pháp này. Em xin cảm ơn bác sĩ! (L. Mai)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn L. Mai thân mến!
Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đơn giản, dễ thực hiện mà có hiệu quả tránh thai cũng cao. Tiêm tránh thai được sử dụng khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai tạm thời và có hồi phục.
Tiêm thuốc tránh thai được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tránh thai vào bắp thịt sâu (cơ Delta hoặc cơ mông); sau khi rút kim không xoa vùng tiêm để tránh thuốc lan tỏa sớm và nhanh. Mũi đầu tiên có thể tiêm bất cứ ngày nào nếu chắc chắn không có thai, trường hợp nghi ngờ cần phải dùng que thử thai và phải dùng bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong hai ngày sau tiêm. Tốt nhất là tiêm trong vòng 7 ngày kể từ ngày có kinh đầu tiên. Mũi thứ hai được tiêm sau đó 2-3 tháng tùy từng loại thuốc.
Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đơn giản, dễ thực hiện mà có hiệu quả cũng cao nhưng không phải ai cũng phù hợp. Ảnh minh họa
Tiêm thuốc tránh thai có ưu điểm rõ rệt là có tác dụng lâu dài tiêm một mũi có tác dụng tránh thai trong 2 hoặc 3 tháng, dễ thực hiện, không ảnh hưởng nhiều đến “chuyện vợ chồng” và có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú (sau 6 tuần kể từ khi sinh) vì không gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa… Tuy nhiên, biện pháp này không giúp đề phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và cũng có tác dụng phụ như có những thay đổi về kinh nguyệt (thường xuất hiện mất kinh sau 9-12 tháng sử dụng. Đôi khi kinh nhiều hoặc kéo dài sau khi sử dụng 1-2 tháng).
Video đang HOT
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp không thích hợp với một số người như:
- Phụ nữ đang có thai hoặc đang bị ung thư vú.
- Những người có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).
- Người có bệnh tăng huyết áp hoặc có bệnh lý mạch máu.
- Người đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.
- Người đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.
- Người bị ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Người đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.
- Người bị bệnh tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.
…
Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được khám cẩn thận và biết mình có thể áp dụng biện pháp tránh thai nói trên hay không. Dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng biện pháp nào là phù hợp nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Sinh mổ - nên hay không?
Hiện nay, nhiều sản phụ chọn cách sinh mổ vì sợ đau đẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, sinh thường mới là "giải pháp tối ưu" cho cả mẹ và bé.
Sinh mổ khi nào?
Các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ trong trường hợp sản phụ gặp những vấn đề không thể sinh thường như: khung chậu hẹp, bất tương xứng giữa đầu thai với khung chậu vì em bé quá to khoảng trên 4kg (đầu thai lớn hơn khung chậu sản phụ), mẹ mắc bệnh tim mạch, không đủ sức rặn hoặc tử cung không gò được để đẩy thai ra ngoài và biện pháp giục sinh đã thất bại... Ngoài ra, còn có trường hợp sinh khó buộc phải mổ: ngôi thai xoay ở tư thế bất thường ở cuối kì (ngôi mông, ngôi ngang...) nếu không phẫu thuật sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé; hoặc thai suy khi đang chuyển dạ, nước ối không tốt... bác sĩ cũng sẽ quyết định cho sinh mổ để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Những nguy cơ của sinh mổ
Hiện không ít người mẹ quyết định phương pháp sinh mổ để chọn "ngày đẹp, giờ vàng" cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng vì biện pháp sinh này có thể đưa lại những nguy cơ như:
- Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.
- Những nguy cơ khi sinh mổ như: tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết... đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát.
Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của mẹ giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.
Sau mổ bao lâu có thể mang thai lại?
Những người đã sinh mổ là trường hợp gặp những vấn đề không thể sinh thường nên lần sinh sau thường cũng phải áp dụng biện pháp sinh mổ. Trong lần sinh sau bác sĩ vẫn sẽ thao tác trên vết mổ cũ nên nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần vết khâu sẽ không an toàn (rách, bung đường khâu...) hoặc thai to cũng sẽ làm rách, bục vết khâu của lần sinh trước. Đồng thời, các cơ quan nội tạng sẽ bị tác động tiếp tục và làm gia tăng khả năng dính ruột, rất nguy hiểm. Những sản phụ phải sinh mổ chỉ nên sinh tối đa là 2 lần, khoảng cách giữa hai lần sinh là 5 năm để không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong khoảng từ 2 - 3 năm, nếu bị "nhỡ" thì có thể giữ lại nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con cần được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ.
Hiện nay, các bệnh viện cũng đang triển khai thực hiện giải pháp "đẻ không đau". Thực chất đây chỉ là giảm đau sản khoa bằng cách tiêm thuốc tê vào các khe trống giữa các đường dẫn tủy trong cột sống. Lúc này, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo vì thuốc chỉ lan đến các dây thần kinh phía dưới cơ thể nên làm giảm cảm giác đau vùng này. Thai phụ chỉ có cảm giác đau nhẹ đủ để tạo sức rặn giúp tử cung gò đẩy thai ra ngoài. Phương pháp này cũng giúp các thai phụ giảm bớt cảm giác sợ những cơn đau đẻ.
Sinh thường bao giờ cũng tốt nhất cho cả mẹ và bé, nên trong những trường hợp không bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, bác sĩ vẫn khuyên các sản phụ nên chọn biện pháp sinh thường.
Theo VNE
Nên và không nên làm gì sau khi uống rượu Ngày Tết, nhiều người thường vui quá đà nên dễ bị say rượu. Nhưng điều nguy hiểm đó là nhiều người không phân biệt được giữa say rượu và ngộ độc rượu, không biết nên làm gì và không nên làm gì sau khi uống rượu. Theo các bác sĩ Khoa Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, rất khó để phân biệt...