Những người giữ tử tù ở phố núi
Bị tuyên án tử, Diệu quỵ ngay trước sân tòa. Khi về trại giam, từ tù này hầu như đêm nào cũng khóc, trằn trọc và luôn than khóc vì nhớ con nhỏ 3 tuổi.
Hơn 2h sáng nhưng vẫn nghe tiếng lảm nhảm, khóc than trong buồng giam nên anh em quản giáo phải vào mở cửa kiểm tra, động viên tử tù bớt ám ảnh về sự chết chóc, đau khổ. Có những bữa vừa bưng chén cơm, chưa kịp đưa vào miệng thì phạm nhân lại gầm thét kinh dị nên cán bộ quản giáo phải bỏ cơm đi làm nhiệm vụ giữa chừng…
Mỗi phạm nhân mang một bản án tử hình chờ ngày hành quyết là những thảm cảnh đầy nhọc nhằn cho những người quản giáo phải lao tâm, khổ tứ để thực thi cho tròn nghĩa vụ của người giữ tù.
Thiếu úy Nguyễn Văn Tới (cán bộ quản giáo trại giam công an tỉnh Kom Tum) tâm sự, làm công tác quản giáo các buồng tử tù phải chịu rất nhiều áp lực, nhất là diễn biến tâm lí của phạm nhân thay đổi liên tục và luôn có nhiều bất thường. Vì vậy, làm quản giáo không chỉ quản lý phạm nhân sao cho an toàn mà còn phải nắm bắt được tâm lý phạm nhân lường trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra do phạm nhân bột phát.
Những ngày mới nhập buồng giam đặc biệt, hầu hết các tử tù đều có chung tâm lý hoảng loạn, sợ hãi và đánh mất niềm tin cuộc sống. Tuy ngoài xã hội, những kẻ gay án tàn bạo, mất nhân tính nhưng khi nhận án tửu hình về phòng biệt giam chờ ngày thi hành án các phạm nhân lại sợ hãi đến hoảng loạn tâm thần. Không chỉ gào thét, khóc lóc mà còn đập phá…Những lúc đó chỉ có quản giáo là người duy nhất gần gũi tâm sự và chia sẻ với các tử tù.
Video đang HOT
Ngồi xuống bàn, trước mặt Hiếu là một bữa ăn cuối cùng với món xôi gà. Mở to đôi mắt nhìn mọi người trong trạng thái hốt hoảng, sợ sệt, Hiếu cúi nhìn bữa ăn trước mặt một cách vô thần.
Quản giáo trông coi tử tù và chuyện kể từ chốn biệt giam
Kể về câu chuyện của Lê Phước hậu (23 tuổi Đắk Tô, Kom Tum) gây án giết người, cướp tài sản và trộm cắp tài sản đã lĩnh án tử hình, quản giáo bảo, ngày vào trại, Hậu cùng quẫn, điên loạn thường xuyên vi phạm nội quy, thậm chí chửi bới tất cả mọi người xung quanh… Những lúc ấy, Thiếu úy Tới lại cả đêm vào động viên, chia sẻ với tử tù, khuyên răn đủ điều cho phạm nhân dần thức tỉnh. Mỗi lần được cán bộ động viên, tử tù này lại khóc nức nở nói thương bố mẹ.
Còn tử tù Nguyễn Xuân Diệu ở Ngọc Hồi (Kom Tum) phạm tội giết, cướp tài sản của chính dì ruột, người đã từng cưu mang, nuôi nấng, xây dựng gia đình cho mình. Từ việc ham bài bạc, dẫn đến túng quẫn đã mát hết nhân tính. Khi bị tuyên án tử, Diệu quỵ ngay trước sân tòa.
Về trại giam, Diệu luôn khóc than, nhớ đứa con nhỏ 3 tuổi. Hầu như đêm nào tử tù này cũng thức, trằn trọc bị ám ảnh nặng về hành vi tàn bạo gây ra cho dì. Nhiều lần Diệu tâm sự với quản giáo xin được chết sớm để khỏi dằn vặt lương tâm.
Trường hợp của tử tù Nguyễn Mạnh Dương (35 tuổi, ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, lãnh án tử về tội giết người mà nạn nhân tội nghiệp chính là mẹ đẻ. Cũng chính vì tội ác không thể tha thứ của tử tù nên hầu như người thân xã lánh, không ai thăm nuôi. Những lúc đấy cán bộ quản giáo lại phải động viên, đồng thời chịu khó lắng nghe tâm tư khi phạm nhân chia sẻ…
Dù biết rằng hành vi phạm tội của các phạm nhân không thể tha thứ nhưng đứng trước nỗi đau, sợ hãi của những tử tù những quản giáo vẫn gần gũi động viên họ trong những ngày cuối đời.
Những tử tù thường là những người “không còn gì để mất” bởi vậy cũng không biết sợ là gì. Có những tử tù quậy phá không từ một thủ đoạn nào, không kể giờ giấc, ngày đêm nhưng cán bộ quản giáo phải dùng nhân tâm để cảm hóa. Bằng chính cái tâm, cái tầm của mình, người quản giáo mới cảm hóa được những tử tù để cho những ngày cuối cùng của cuộc đời tử tù nhận biết được chút yêu thương, tình người mà những người quản giáo đã dành cho họ.
Theo Công an Nhân dân
Ra tòa bằng đôi chân bị liệt
Ngày 11/11, TAND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Anh Tuấn (SN 1993; trú xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) 48 tháng tù giam về 2 tội "Cố ý gây thương tích" và "Trộm cắp tài sản".
Theo cáo trạng, khoảng 19 giờ ngày 16/11/2012, do có mâu thuẫn từ trước, Tuấn dùng hung khí gây thương tích 21% cho anh Dương Trung Tín. Ngày 17-8-2013, Tuấn và Trần Hữu Bảo trộm một con trâu rồi bỏ trốn. Ngày 9/6/2014, Tuấn ra đầu thú.
Khoảng một tuần sau khi bị tạm giam, 2 chân Tuấn không thể đi lại được. Người nhà của Tuấn tố cáo Công an huyện Ngọc Hồi đã đánh Tuấn.
Nguyễn Văn Anh Tuấn được dìu ra từ phòng xử án
Tại tòa, Tuấn cho biết bị 2 cán bộ công an tên là Tuấn và Tiến đánh trong nhà tạm giam. Giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP Đà Nẵng kết luận Tuấn bị rối loạn vận động phân ly. Viện Khoa học hình sự tại Đà Nẵng kết luận Tuấn không có di chứng chấn thương thực thể.
Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao thông báo cho mẹ của Tuấn: "Các đối tượng có hành vi đánh con bà tại nhà tạm giữ Công an huyện Ngọc Hồi không phải là cán bộ điều tra hoặc điều tra viên được phân công điều tra các vụ án mà con bà bị khởi tố".
Đại tá Lê Văn Minh, Trưởng Công an huyện Ngọc Hồi, cho biết liên quan đến sự việc này, công an huyện đã kỷ luật, buộc ra quân trước thời hạn 2 chiến sĩ Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tiến vì lý do nhậu nhẹt, vi phạm nội quy nhà tạm giữ, không có trách nhiệm mà vào phòng giam.
Theo H.Thanh (Người lao động)
Chân dung đại ca vùng biên "Bờm cô đơn" Dù mới 21 tuổi nhưng Đinh Tiến Trường đã là "đại ca", quy tụ một số đàn em, lập băng giang hồ chuyên bảo kê, đòi nợ. Ngày 23/6, Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đinh Tiến Trường (21 tuổi, trú tại tổ dân phố 5, thị trấn Plei Kần, huyện...