Những người đồng hành dựng xây hạnh phúc
Ngày 20/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Những người đồng hành dựng xây hạnh phúc”; trao giải thưởng Liên hoan mô hình, điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi “Phụ nữ Hải Phòng – hành trình nâng cao quyền năng kinh tế” và phát động chương trình “ Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương”.
Các đại biểu giao lưu tại chương trình “Những người đồng hành dựng xây hạnh phúc”.
Người đồng hành dựng xây hạnh phúc
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hải Phòng Vũ Thị Kim Liên chia sẻ, ở một đất nước Á Đông như Việt Nam thì hành trình vì bình đẳng giới đã, đang và sẽ là mục tiêu, đích đến quan trọng để hướng đến hạnh phúc. Trong hành trình ấy, các cấp Hội phụ nữ luôn nỗ lực là tổ chức tiên phong vì sự tiến bộ, phát triển của giới mình bằng những mục tiêu, việc làm cụ thể hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng về mọi mặt để thích ứng với cuộc sống thời đại công nghiệp lần thứ tư; vun đắp các giá trị gia đình “an toàn, trách nhiệm, thịnh vượng, bình đẳng”; tự chủ, nâng cao quyền năng kinh tế; quan tâm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em yếu thế có cơ hội được vươn lên, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình như bao người khác.
Và trên bước đường còn nhiều gian khó ấy luôn có bóng dáng của đội ngũ cán bộ Hội các cấp, lặng thầm, cần mẫn, miệt mài cùng hội viên, phụ nữ và cộng đồng chắt chiu từng sợi nắng nhỏ dệt thêu nên hạnh phúc. Cũng chính trên hành trình yêu thương, khát vọng ấy, họ giống như một đóa hoa, dẫu nhiều hương sắc vẫn mặn mòi nét chung – đậm hương hoa biển.
Theo Chủ tịch Hội Vũ Thị Kim Liên, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình “Những người đồng hành dựng xây hạnh phúc” nhằm tôn vinh vẻ đẹp, sự cống hiến của cán bộ Hội cho cộng đồng, công tác Hội và phong trào phụ nữ, góp phần vì hạnh phúc của mỗi người phụ nữ và gia đình; phát huy vai trò của “những người đồng hành thầm lặng” trong hành trình vươn lên của phụ nữ thành phố Cảng.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương” với mong muốn tiếp thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố, mong các con có thêm nghị lực, sức mạnh để vững bước hơn trên con đường tương lai.
Các cá nhân nhận Giải thưởng về mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi.
Video đang HOT
Tại chương trình “Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương”, Hội Nữ doanh nhân Hải Phòng đã nhận đỡ đầu 75 cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố.
Chị Nguyễn Thị Minh Hà, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Hải Phòng chia sẻ, Hội Nữ doanh nhân Hải Phòng không chỉ là nơi xúc tiến thương mại mà còn là nơi để chị em gặp gỡ chia sẻ tâm tình, giao lưu văn hóa, văn nghệ và kết nối, san sẻ yêu thương với cộng đồng. “Mẹ đỡ đầu – Kết nối yêu thương” là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc hướng đến đối tượng yếu thế trong xã hội, đó là các con còn thơ bé đã mất đi điểm tựa về tinh thần và vật chất. Không gì hạnh phúc hơn khi mái ấm thân yêu của các con có cả cha lẫn mẹ, nhưng với 75 con trẻ này chỉ còn trong ký ức.
Chị Nguyễn Thị Minh Hà cho rằng, hoàn cảnh và nghị lực sống, vượt khó của các con đã chạm đến trái tim của tất cả hội viên Hội Nữ doanh nhân Hải Phòng. Dẫu phía trước còn nhiều gian khó nhưng Hội Nữ doanh nhân Hải Phòng sẽ chung sức đỡ đầu các con đến khi trưởng thành. Cá nhân chị Nguyễn Thị Minh Hà cũng nhận đỡ đầu 1 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hành trình nâng cao quyền năng kinh tế
Thời gian qua, cùng với sự đồng hành của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, sự nỗ lực của bản thân, gia đình, nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên tự chủ trong kinh tế, làm giàu cho bản thân và gia đình. Từ thực tiễn đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo.
Liên hoan “Phụ nữ Hải Phòng – hành trình nâng cao quyền năng kinh tế” là dịp để các chị em được chứng kiến, tôn vinh, lan tỏa, nhân rộng những tấm gương sáng, cách làm hay, mô hình sáng tạo trong phát triển kinh tế của phụ nữ Hải Phòng. Đây còn là cơ hội để kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của phụ nữ đến với người tiêu dùng.
Chị Lê Thị Guốt, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là một trong nhiều tấm gương sáng phụ nữ giàu nghị lực, vượt lên chính mình. Từ một người phụ nữ từ hai bàn tay trắng vươn lên làm giàu, giờ chị Lê Thị Guốt đã rất thành công với mô hình trồng cây nghệ đỏ.
Tại buổi giao lưu, chị Lê Thị Guốt chia sẻ, năm 1997, chị bị tai nạn “thập tử nhất sinh”, phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật. Bệnh tật, con nhỏ nheo nhóc, chị Guốt không biết bắt đầu từ đâu để vực dậy cuộc sống và kinh tế gia đình. Mối duyên đến với nghề làm tinh bột nghệ bắt đầu vào thời điểm năm 2012, khi con gái chị Guốt tìm mua cho mẹ 2 kg tinh bột nghệ đỏ nhập khẩu…
Các cá nhân nhận Giải thưởng về mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi.
Sau hơn 5 năm làm thủ công, nhỏ lẻ, đến năm 2018, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tiên Thắng giới thiệu với chị Guốt nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ thành phố Hải Phòng. Với số vốn được vay là 20 triệu đồng, lãi suất 0,8%/năm, chị Guốt dành toàn bộ tiền để mua giống cây cho những hộ dân tin tưởng chị trồng thử. Có nguyên liệu đầu vào, chị dần mở rộng quy mô sản xuất, mỗi năm, chị thu nhập được hơn 100 triệu đồng từ cây nghệ đỏ.
Từ nguồn lực ban đầu, chị Guốt mở rộng thêm sản xuất bột sắn dây, nuôi lợn rừng… Tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình chị Guốt đạt khoảng 1 tỉ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động nữ có hoàn cảnh rất khó khăn tại địa phương với thu nhập 6 triệu đồng/tháng và việc làm thời vụ cho khoảng 30 người.
Từ câu chuyện của mình, chị Lê Thị Guốt muốn nhắn nhủ với chị em phụ nữ khác hãy vươn lên sống tốt cuộc đời của chính mình, nỗ lực từ trong nghịch cảnh thậm chí vượt qua cả tuyệt vọng, làm tốt nhất từ những việc nhỏ vì cộng đồng. Và chính từ cuộc đời bình dị ấy, các chị đã truyền lửa, truyền cảm hứng cho biết bao người khác.
“Mỗi người phụ nữ đất Cảng là mỗi một câu chuyện riêng, họ viết lên câu chuyện của cuộc đời mình góp phần tỏa ngát hương thơm cho đời. Họ là những nữ cán bộ luôn say mê, nhiệt tình với công việc, họ là những người phụ nữ bình thường nhưng giàu nghị lực vươn lên, vượt qua bệnh tật, dám nghĩ dám làm… Họ vừa là động lực, vừa là nhân tố cho sự lớn mạnh của phong trào phụ nữ thành phố Hải Phòng trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai”, Chủ tịch Hội Vũ Thị Kim Liên nhấn mạnh.
Mô hình làm làm kinh tế giỏi của phụ nữ Lai Châu
Phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu phát động được phụ nữ trong tỉnh tích cực hưởng ứng và đạt nhiều kết quả.
Bà Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thu hoạch bưởi.
Nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Bà Nguyễn Thị Bé ( sinh năm 1960, ở tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) là một điển hình.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Bé làm công nhân tại nông trường huyện Tam Đường. Năm 2003, bà nghỉ hưu theo chế độ, cùng gia đình mở cơ sở sản xuất gạch. Đến năm 2011, thực hiện chủ trương của Nhà nước xóa bỏ lò gạch thủ công, gia đình bà nghỉ làm gạch. Sau đó, bà trồng lúa và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2012, bà Bé nhận thấy địa phương có khí hậu mát mẻ, phù hợp với trồng cây ăn quả nên đã bàn với gia đình đầu tư trồng cây ăn quả. Lúc đầu, chồng bà không đồng ý vì sợ gặp rủi ro. Với sự quyết tâm cao, dám nghĩ dám làm, bà đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm để đầu tư mua giống, trồng cây ăn quả. Các loại cây trồng chủ yếu là mắc ca, mít thái và bưởi da xanh.
Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thăm mô hình trồng cây ăn quả của chị Nguyễn Thị Bé.
Sau hơn 9 năm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có khoảng 6 ha cây mắc ca, mít Thái và bưởi da xanh. Những loại cây này được bà trồng xen canh với nhau. Theo bà Bé, sở dĩ bà trồng nhiều cây xen canh là mùa nào quả ấy, quanh năm có thể thu hoạch thay phiên nhau, đặc biệt giảm thiểu rủi ro trong trồng trọt, tránh tình trạng được mùa mất giá.
Việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình bà Nguyễn Thị Bé. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của thời tiết, mưa đá nhưng sản lượng mắc ca thu hoạch vẫn đạt trên 3 tấn quả khô, với giá bán 300 nghìn đồng/kg; bưởi da xanh thu hoạch gần 3 vạn quả... Bà Nguyễn Thị Bé chia sẻ, để mô hình thành công như hiện nay, ngoài việc lựa chọn giống tốt, trong quá trình trồng cần phải chăm sóc tỉ mỉ. Đặc biệt, 3 năm đầu tiên cần thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật như tỉa cành, bón phân và làm cỏ.
Trồng cây ăn quả quan trọng nhất cần phải kiên trì, bởi những năm đầu chưa cho thu hoạch và không có lợi nhuận.
Trong trồng trọt, đầu ra sản phẩm là một khâu rất quan trọng. Với tính cách ham học hỏi, bà Bé đã tự đi tìm các thương lái trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Không uổng công sức, đến nay, sản phẩm nông sản của bà Bé được người dân, cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, trong đó chủ yếu bà phục vụ bán cho người dân trong tỉnh. Mỗi sản phẩm đều có đầu ra ổn định. Với kinh nghiệm từ trồng, chăm sóc cây ăn quả, bà Bé đã dành một mảnh đất nhỏ để ươm thêm các loại giống này cung cấp cho thương lái với hơn vạn cây/năm. Từ khi trồng các loại cây ăn quả và kết hợp ươm giống, mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có thu nhập hơn 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5-10 lao động địa phương, với mức lương 250 nghìn đồng/ngày.
Chị Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu sấy mắc ca.
Không chỉ thành công trong phát triển kinh tế gia đình, bà Bé còn được mọi người biết đến là người nhiệt tình trong mọi hoạt động, phong trào phụ nữ và các phong trào tại địa phương. Bà Chu Thị Liên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho biết, bà Nguyễn Thị Bé là điển hình phụ nữ dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế. Nhờ chăm chỉ, tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình trồng cây ăn quả của bà Bé luôn đạt năng suất với hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này, nhiều hộ gia đình trong tổ đã học hỏi và thực hiện theo đều đạt hiệu quả. Bà Bé không chỉ là tấm gương phụ nữ vượt khó làm giàu mà còn biết quan tâm, chia sẻ, hết lòng giúp đỡ những chị em khác cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Bà Tòng Thị Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho hay, phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được các chị em trong phường hưởng ứng. Đến nay, phường có khoảng 60 chị em có mô hình kinh tế đem lại hiệu quả. Thời gian tới, Hội phụ nữ phường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cựu chiến binh Hậu Lộc giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi Sau 5 năm triển khai thực hiện, phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" ở huyện Hậu Lộc đã đem lại nhiều kết quả nổi bật. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) vượt khó, trở thành điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào...