Những người ‘dính líu’ nhưng không bị xem xét hình sự trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
Hàng trăm người liên quan hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan được xác định là không được bàn bạc, trao đổi, không hưởng lợi nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Liên quan vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bà Trương Mỹ Lan và 33 bị can bị truy tố theo các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Cáo buộc cho rằng bà Trương Mỹ Lan đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu, rửa tiền hơn 400.000 tỉ đồng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỉ USD.
Nhiều người liên quan vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: HOÀNG GIANG
45 nhân viên ngân hàng tạo dòng tiền khống
Theo cáo trạng, ngoài các bị can trong vụ án, còn nhiều cá nhân ở Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan chuỗi hành vi lừa đảo thông qua việc phát hành trái phiếu.
Trong đó, thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Tiến Thành (đã chết), nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc TVSI, 6 nhân viên Phòng dịch vụ Ngân hàng Đầu tư (IB) phía Nam được giao lập hồ sơ dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu cho 4 Công ty nói trên theo trình tự, thủ tục quy định của TVSI.
Ở SCB, thực hiện chỉ đạo của bị can Võ Tấn Hoàng Văn (tổng giám đốc), Trần Thị Minh Thảo (phó giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ) phối hợp với TVSI xây dựng kế hoạch, phương án, tài liệu đào tạo cho hơn 2.000 nhân viên sale thuộc 239 chi nhánh tư vấn bán sản phẩm trái phiếu.
Tuy nhiên, CQĐT xác định bà Trần Thị Minh Thảo đã thực hiện việc này nhưng không biết chủ trương phát hành trái phiếu của Trương Mỹ Lan trái quy định pháp luật. Các tài liệu liệu đào tạo nhân viên sale và tư vấn bán trái phiếu theo quy trình bán hàng như các sản phẩm khác tại SCB, không có dấu hiệu đào tạo nhân viên sale lừa dối khách hàng mua trái phiếu.
Video đang HOT
Có 45 cá nhân là nhân viên tại SCB liên quan việc đi lệnh dòng tiền khống tại SCB Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Bến Thành đều thành khẩn khai báo, thừa nhận việc thực hiện, ký khống các chứng từ là sai quy định pháp luật.
Tại 4 công ty phát hành trái phiếu, có 15 cá nhân tham gia tạo lập dòng tiền khống và 115 cá nhân được thuê ký khống chứng từ nộp, rút tiền.
CQĐT xác định 15 cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, kế toán trưởng của 4 công ty phát hành trái phiếu An Đông, Sunny World, Quang Thuận, Setra đều là những cá nhân được các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê trả công.
Còn 115 cá nhân được thuê ký chứng từ nộp, rút tiền tạo lập dòng tiền khống là người được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê, trả tiền đứng tên ký chứng từ khống.
Xét thấy, các cá nhân nêu trên không biết về chủ trương phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật, là người làm công hưởng lương, nhiều người không có việc làm ổn định, quá trình điều tra thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với CQĐT nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Hàng trăm người ký chứng từ rút tiền
Liên quan hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Trần Thị Thúy Ái (thủ quỹ SCB chi nhánh Sài Gòn) là người giao tiền mặt cho Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của bà Trương Mỹ Lan) tại tầng B1, Tòa nhà 927 Trần Hưng Đạo, TP.HCM để vận chuyển về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc địa điểm khác. Bà Ái giao tiền theo chỉ đạo của cấp trên và khi giao nhận không ký giấy tờ.
Có 12 đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên mở tài khoản tín dụng tại SCB, ký các chứng từ nộp tiền vào tài khoản trong đó có bà Chu Duyệt Phấn, con gái bà Trương Mỹ Lan.
Đây là những người này có mối quan hệ thân cận với vợ chồng Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ (là con, cháu, thư ký, trợ lý), được Lan nhờ đứng tên mở các thẻ tín dụng tại Ngân hàng SCB, ký hồ sơ chứng từ nộp tiền vào tài khoản thẻ.
Các lần đi cùng với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan sang Hồng Kông, các cá nhân này được Lan chỉ đạo sử dụng thẻ để thanh toán mua trang sức, chi tiêu khác; họ không biết nguồn tiền thanh toán thẻ.
Về 180 cá nhân đứng tên ký chứng từ tại SCB, đứng tên các giám đốc các công ty thuê, được thuê ký các hợp đồng khống đều là lao động tự do, không có việc làm ổn định, được các đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhờ đứng tên cổ phần, làm giám đốc, kế toán trưởng các công ty “ma” thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Khi cần ký hồ sơ, chứng từ, các cá nhân này được gọi đến các chi nhánh SCB để ký các chứng từ rút, nộp tiền hoặc uỷ nhiệm chi. Các chứng từ do nhân viên SCB đã lập sẵn, họ không biết nguồn gốc số tiền rút, nộp, chuyển, không được nhận các khoản tiền này.
Xét thấy họ là những người lệ thuộc, người làm công, ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo, vai trò thứ yếu, không được Trương Mỹ Lan và đồng phạm trao đổi, bàn bạc trước khi thực hiện, không biết nguồn gốc tiền, không biết các hợp đồng, chứng từ chuyển tiền, rút tiền, nhận tiền đã được Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã “lập khống”. VKSND Tối cao cho rằng Cơ quan CSĐT Bộ Công an không truy cứu trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Không bị truy cứu trách nhiệm ở hành vi liên quan tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới nhưng bà Trần Thị Thúy Ái vẫn bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, bị can Thúy Ái đã tiếp nhận và xử lý, ký các chứng từ nộp tiền, rút tiền liên quan đến chuỗi hành vi tạo lập trái phiếu. |
Yêu cầu xác minh quan hệ của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan với 11 tổ chức nước ngoài
Bộ Công an yêu cầu phía nước ngoài phối hợp xác minh về pháp lý của 11 tổ chức liên quan đến vụ án, đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, nhưng đến nay chưa có kết quả.
Như VietNamNet đã đưa tin, liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 33 bị can.
Trước đó, vào ngày 12/9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn kèm theo yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, đề nghị Tổng chưởng lý Quần đảo British Virgin, Tổng chưởng lý Quần đảo Cayman (đều thuộc Vương quốc Anh) và Cục Tư pháp Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) phối hợp xác minh về pháp lý của 11 tổ chức nước ngoài, giám đốc đại diện pháp luật của 11 tổ chức nước ngoài liên quan đến vụ án.
Trong đó, đặc biệt xác minh mối quan hệ của 11 tổ chức nước ngoài này với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan; mối quan hệ giữa các công ty trên với tổ chức và cá nhân tại Việt Nam.
Ngày 14/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn kèm theo yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự xác minh đối tượng Chiu Bing Keung Kenneth, Chen Yi Chung về các nội dung liên quan trong vụ án.
Tuy nhiên, đến nay các yêu cầu tương trợ tư pháp nêu trên chưa có kết quả.
Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo cáo trạng, từ năm 2012 - 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, bà Trương Mỹ Lan giao cho Trịnh Quang Công phối hợp cùng Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư được bà Lan giao quản lý các công ty nước ngoài) lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty "ma" thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Thông qua các hợp đồng "khống" này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB.
Tổng số tiền bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép qua biên giới là hơn 4,5 tỷ USD, tương đương 106 nghìn tỷ đồng.
Theo cáo buộc, tháng 8/2020, bà Tô Thị Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết chủ trương của bà Trương Mỹ Lan về việc sử dụng các công ty "ma" để lên phương án chạy dòng tiền, chuyển tiền qua lại với các đối tác nước ngoài thông qua các hợp đồng "khống".
Năm 2022, bà Đào được bà Lan giao quản lý Công ty Helios để nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hợp đồng vay nợ "khống" giữa Công ty cổ phần Sài Gòn Helios (Công ty Helios) với công ty ở nước ngoài.
Thực hiện chỉ đạo của bà Lan, bà Đào đã chuyển hồ sơ của Công ty Helios cho Chiu Bing Keung Kenneth để soạn thảo hợp đồng vay vốn.
Khi có hợp đồng vay vốn, bà Đào chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để khi tiền từ nước ngoài về thì làm thủ tục cho Công ty Helios rút 40 nghìn USD tại Ngân hàng SCB, chuyển cho thư ký của bà Lan là Trần Thị Hoàng Uyên nhằm sử dụng vào mục đích riêng của bà Lan.
Kết quả điều tra cho thấy, với tiền chuyển ra nước ngoài, bà Đào được bà Lan chỉ đạo liên hệ với Chiu Bing Keung Kenneth để lấy hồ sơ thanh lý hợp đồng. Nội dung hợp đồng thể hiện Công ty Helios phải trả cho công ty nước ngoài 40 nghìn USD. Bà Lan chỉ đạo bà Đào liên hệ với Trịnh Công Quang đế lấy nguồn tiền chuyển ra nước ngoài.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định bà Đào cùng đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với số tiền hơn 99 triệu USD, tương đương hơn 2.445 tỷ đồng.
Tống đạt cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã biến tiền "bẩn" thành tiền "sạch" với số tiền hàng trăm ngàn tỉ đồng có nguồn gốc từ hành vi tham ô tài sản và lừa đảo trái phiếu. Ngày 15-7, VKSND Tối cao tống đạt Bản cáo trạng số 6639 truy tố Trương Mỹ Lan và 33 bị can khác trong vụ án Vạn Thịnh...