Những người đếm tiền…mỏi tay giữa phố đông
Cứ cuối buổi trưa hoặc chiều muộn họ lại ngồi ở góc phố nào đó đếm cả một mớ tiền dày cộp.
Giờ đồng tiền lẻ, những mệnh giá 500- 1.000đ dần trở nên vắng bóng trên thị trường. Thậm chí, trong một số đông người giàu có, những đồng tiền lẻ dường như không còn trong khái niệm của họ. Vậy nhưng, đối với những người nghèo khó, mưu sinh bằng gồng gánh thì những đồng tiền quý giá ấy phải góp nhặt thật khó khăn vào mỗi ngày lao động vất vả, vào mỗi sớm tần tảo buôn thúng bán bưng.
Nhịp sống của người giàu hay kẻ nghèo khó cũng không thể tách khỏi sự biến động của thị trường. Song, đối với người nghèo gồng gánh góp nhặt những đồng tiền lẻ qua gánh rau, bát cháo thì dù sự biến động nào cũng làm họ méo mặt, nai lưng nhặt từng đồng tiền lẻ nhàu nhĩ.
Ở phố thị những đồng tiền lẻ dần trở nên bị “tuyệt chủng” đối với thị trường đắt đỏ và đối với người giàu có. Còn trong cuộc mưu sinh giữa phố đông của các bà, các chị nghèo khó thì những đồng tiền lẻ giá ấy kiếm được cũng hết sức chật vật, hàng ngày phải còm cõi nhặt nhạnh sớm hôm mới có được những bữa cơm chiều và sinh hoạt con cái học hành ở thời giá cả biến động từng giờ.
Em Hiền hàng ngày mang ổi ra đê Long Biên bán góp nhặt từng đồng tiền lẻ giúp mẹ.
Gánh gồng để gom nhặt những đồng tiền lẻ
Những đồng lẻ 500, 1.000 giờ chỉ mua được cọng hành nhưng việc gom nhặt
ở phố thị cũng không hề đơn giản.
Công việc cuối ngày của chị Xuân là kiểm kê và vuốt thẳng những đồng tiền lẻ
Video đang HOT
Gom nhặt tiền lẻ từ những gánh hàng hoa làm đẹp cho phố
Hàng ngày, chị Xuân ở Đan Phượng chở hành vào phố bán
gom nhặt được khoảng 50- 70 nghìn đồng, nhưng hôm nào hết hàng
sớm chị cũng có niềm vui như trúng tiền trăm bạc triệu.
Tiền lẻ có một “ thế giới riêng” đó là thế giới của những người bán hàng rong.
Người “giầu” tiền lẻ nhất ở Hà Nội giờ đây là
các chị, các bà gồng gánh bán hang rong.
Những đồng tiền lẻ ở những nơi siêu thị, khách sạn…đã bị “tuyệt chủng”
nhưng nó vẫn làm mầm sống đối với những người mưu sinh gồng gánh
Theo ANTD
Bỏ phố về quê thời bão giá
Khi mới cưới nhau, vợ chồng chị Nguyệt quyết tâm bám trụ Hà Nội dù phải "hy sinh đời bố để củng cố đời con". Nhưng sau 6 năm vất vưởng, sau 3 lần chuyển nhà và vài lần vất vả xin học cho con, anh chị chuẩn bị "hồi hương".
Chị Nguyệt cho biết, trước đây, vợ chồng chị quyết tâm sẽ cố gắng chắt bóp để mua được một ngôi nhà nhỏ ở thủ đô, nhưng đến giờ, giấc mơ đó trở nên quá xa xỉ. Chị làm văn phòng ở một công ty nhà nước, mỗi tháng tổng các khoản được hơn 3 triệu đồng. Chồng chị là kỹ sư phần mềm, lương khoảng gần chục triệu. Mới có một con nhỏ nhưng hầu như làm được bao nhiêu anh chị chi tiêu hết bấy nhiêu, nhất là khi giá cả mọi thứ đều tăng cao như từ cuối năm ngoái tới giờ.
May mắn là anh chị không phải mất tiền thuê nhà, vì mượn được một căn hộ cấp 4 của một người bà con. Đầu năm nay, gia đình họ ở Sài Gòn về và nói sẽ sửa sang lại nhà để ở. Vợ chồng chị Nguyệt buộc phải đi tìm nhà thuê. "Nhà gia đình ở được ít cũng phải 2-3 triệu, vợ chồng mình nghĩ mà nản. Giờ muốn sinh thêm đứa thứ hai cũng không dám vì thêm con là thêm đủ thứ chi phí", chị than thở.
Sau nhiều lần bàn tính, cuối cùng, vợ chồng chị Nguyệt quyết định hai mẹ con chị sẽ khăn gói về quê chồng ở Hải Dương còn anh tiếp tục "cày" ở Hà Nội thêm vài năm nữa, thêm chút vốn rồi về tỉnh làm ăn. Để tiết kiệm chi phí, anh dọn sang ở với cậu em đang học năm cuối đại học, tháng sẽ về quê thăm vợ con đôi lần.
"Về quê thì có ông bà trông con giúp, hơn nữa, có sẵn mảnh đất ông cha lúc nào làm nhà thì làm. Mình cũng quá mệt mỏi với cuộc sống không biết tương lai ở Hà Nội rồi" chị Nguyệt chia sẻ.
Nhiều gia đình tính kế về quê sau nhiều năm bon chen vất vả tại Hà Nội. Ảnh chỉ mang tính minh họa: MT.
Cũng từng quyết tâm "làm giàu" ở đất thủ đô, nhưng hai tháng trước, Thu (Bắc Ninh) đã quyết định về quê làm ăn. Cách đây 6 năm, Thu ra Hà Nội theo học nghề làm tóc, trang điểm rồi đi làm thuê cho vài cửa hàng để chắt chiu vốn và học hỏi thêm. Sau đó, cô thuê một gian hàng nhỏ trên phố Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) để mở tiệm cắt tóc gội đầu. Từ đó đến nay, Thu đã phải chuyển cửa hàng 3 lần khi thì vì tăng giá quá cao, lúc vì chủ nhà gây khó dễ hay bị dân xã hội đen quậy phá...
Cũng có lúc việc kiếm tiền khá dễ dàng nhưng nhiều khi Thu mệt mỏi vì cảnh phải một mình vật lộn mưu sinh nơi đô thị bon chen. Thời gian gần đây, cửa hàng ế ẩm phần vì không phải mùa vụ làm đẹp, phần vì bão giá, chị em cũng thắt lưng buộc bụng nên ít chi tiêu cho nhu cầu bản thân hơn, Thu càng nản. Gần đây, chủ nhà lại tăng giá, trong khi mọi chi phí đắt đỏ, Thu quyết định chuyển về quê mở cửa hàng.
"Bây giờ ở quê cũng văn minh hơn, nhiều người có nhu cầu làm đẹp. Về quê thì chắc chắn không kiếm được nhiều bằng ngoài này, nhưng mình sẽ không mất chi phí thuê cửa hàng vì làm ngay tại nhà, ăn uống cùng bố mẹ và quan trọng nhất là không phải lúc nào cũng đau đầu, mệt mỏi vì cảnh tha hương một mình", cô gái 27 tuổi thổ lộ.
Trước tình trạng giá cả leo thang, giá bất động sản dù giảm cũng cao ngất ngưởng, để mua được nhà riêng ở thủ đô là giấc mơ xa vời đối với đại đa số dân tỉnh lẻ lên phố mưu sinh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người đã chọn con đường trở lại quê hương. Một số người có quê gần Hà Nội thì chấp nhận đi lại vất vả hơn, sáng vào thành phố, tối về quê với gia đình, bù lại, con cái có thể nhờ người chăm sóc, lại giảm chi phí thuê nhà, và không phải lo chật vật mua chỗ ở.
Trường hợp của vợ chồng anh Đình (Phúc Thọ, Hà Nội) là một điển hình.
Chồng làm kiểm toán trong một công ty về tài chính, vợ là giáo viên, dù thu nhập không thấp nhưng anh chị cũng chật vật với cảnh thuê nhà và nuôi hai con nhỏ ở Hà Nội. Vợ chồng anh Đình cùng quê, hai gia đình đều nghèo khó nên không hỗ trợ gì được về kinh tế. Quê cách Hà Nội 30 km, anh chị vẫn phải thuê nhà để tiện làm việc và chăm sóc con cái. Hai người cũng từng lập kế hoạch sẽ phấn đấu mua một căn hộ chung cư ở đây, để sau này con cái đi học không phải lo thuê nhà như mình nữa. Thế nhưng, giá nhà thì ngày càng tăng, lãi suất ngân hàng cũng cao, khiến dự định này mãi không thực hiện được.
Vất vưởng mãi, cuối cùng hai vợ chồng quyết định cả nhà sẽ về quê sống, dù anh chị vẫn làm việc ở Hà Nội. "Thật ra, việc đi lại cũng khá vất vả nhưng đường xá ngày càng thuận tiện nên sẽ đỡ dần. Hai vợ chồng đang phấn đấu vài năm nữa sẽ sắm một con bốn bánh cho đỡ vất vả. Bây giờ cố gắng đủ tiền mua ô tô tránh mưa nắng còn dễ, chứ mua nhà thì quá khó. Hơn nữa, ở quê thì còn nhờ ông bà chăm con giúp chứ ngoài này hai vợ chồng quanh không kịp...", anh Đình kể.
Một khảo sát mới đây của Vnexpress.net với hơn 3.4000 người cho thấy, có tới hơn 1/4 số người được hỏi cho biết, trong thời điểm bão giá hiện nay, họ đã chọn về quê lập nghiệp và thấy cuộc sống ổn hơn.
Cũng có không ít độc giả khẳng định họ rất muốn về quê nhưng lại do dự vì lo tương lai của con cái. "Ở thành phố thì bọn trẻ có điều kiện học hành tốt hơn. Giờ về quê thì tốt cho mình hơn nhưng nghĩ đến việc các con sau này lại lặn lội từ quê lên Hà Nội học, vất vả thuê nhà thì không đành, nên cố cày vậy", anh Thắng (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết.
Giáo sư Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết, những người di cư từ nông thôn lên thành phố mưu sinh cũng được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương, chịu tác động nặng nề trong thời điểm bão giá, nhất là những người vốn không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn sâu. Nhóm này thường có mức thu nhập thấp, không đủ để trang trải các chi phí cuộc sống, cơ hội kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập cũng không nhiều, nhất là trong tình hình mọi người đều cắt giảm chi tiêu, nhu cầu dịch vụ cho cá nhân... Khi đó, nỗi lo về cơm áo, cộng với áp lực trong việc mua được ngôi nhà ở thành phố, đầu tư cho con cái ăn học... trở nên quá khó với họ.
Theo ông, trong hoàn cảnh này, việc trở về quê có lẽ giúp họ tổ chức cuộc sống dễ hơn vì ở ở nhiều vùng nông thôn hiện nay cơ hội làm việc cũng không nhỏ, hơn nữa, ở đó có thể có được sự hỗ trợ từ phía gia đình, các chi phí cho sinh hoạt, mua nhà đất cũng không "căng" như ở Hà Nội. Thực ra, lý do khiến nhiều người không muốn về quê là do việc tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục... ở các vùng nông thôn còn có sự chênh lệch lớn so với thành phố.
Giáo sư Đào cho rằng, quyết định trở về quê hay bám trụ tại thành phố là lựa chọn của mỗi cá nhân và tùy điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, bạn nên cân nhắc một số yếu tố như: Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở vùng quê bạn muốn chuyển về như thế nào, có phù hợp với mong muốn của bạn và gia đình để ổn định cuộc sống lâu dài? Cơ hội để bạn tìm kiếm công việc, phát triển ngành nghề của mình tại địa phương đó? Các mối quan hệ xã hội, gia đình và điều kiện học hành cho con cái khi trở về sẽ như thế nào...?
"Bạn cần phải tính hết những điều này, chứ không chỉ về để giải quyết vấn đề khó khăn kinh tế trước mắt, nếu không, sau đó, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác, trong khi con đường quay trở lại thành phố đã hẹp bớt", giáo sư chia sẻ.
Theo VNExpress
Những cảnh đời cơ cực trên nóc tàu Sau khi kết thúc một ngày lao động mệt mỏi, những người lao động nghèo ở Bangladesh lại trèo lên nóc tàu để trở về nhà. Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng họ vẫn cảm thấy rất thoải mái vì đi tàu mà không mất một xu nào. Những giấc ngủ ngon lành trên nóc tàu Xe lửa ở...