Những người dễ mắc ung thư thường có 4 dấu hiệu đơn giản trên cơ thể, điều cuối cùng phụ nữ dễ gặp nhất
Ung thư không phải là căn bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn. Căn bệnh này có một quá trình phát triển dài và chậm chạp nhưng vì chủ quan nhiều người đã bỏ qua nó.
Ở giai đoạn tổn thương tiền ung thư , cơ thể thường xuất hiện với những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh vặt, khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám kịp thời.
Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đã đưa tin về một trường hợp bệnh như thế. Bệnh nhân là anh Xiao Wu, 35 tuổi. 1 năm về trước, anh Wu thường xuyên bị đau ở bụng trên. Anh nghĩ rằng đó là triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa do ăn uống thất thường, vì vậy đã đi mua thuốc dạ dày.
Thời gian gần đây, cơn đau bụng mỗi ngày trở nên dữ dội hơn và ngày càng thường xuyên hơn. Khi sự thèm ăn của anh giảm đi nhiều, đồng thời cân nặng cũng tụt dốc không phanh. Anh Wu đã đi khám ở bệnh viện, anh vô cùng sốc khi biết mình đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn giữa.
(Hình minh hoạ).
Theo bác sĩ: Ung thư không phải là căn bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn. Căn bệnh này có một quá trình phát triển dài và chậm chạp. Trong thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lý.
Giống như trường hợp của anh Xiao Wu, trước khi biết mình mắc bệnh ung thư, cơ thể anh đã có dấu hiệu cảnh báo vùng bụng trên tương đối rõ ràng. Bác sĩ chăm sóc cho anh Xiao Wu khuyến cáo mọi người phải đặc biệt chú ý đến các tổn thương tiền ung thư phổ biến sau đây.
1. Viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi: Ung thư dạ dày
Trước khi tiến triển thành ung thư, bệnh nhân thường mắc bệnh viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi. Đặc biệt, bệnh nhân thường bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Nhiễm H. pylori lâu ngày có thể dẫn đến viêm và làm thay đổi tiền ung thư niêm mạc dạ dày.
Video đang HOT
Các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày.
Trong thực tế, các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày. Vì vậy nếu bản thân bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài, xét nghiệm phát hiện nhiễm HP thì bạn không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình.
2. Những người hay bị dị ứng: Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt
Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện điều tra trên gần 40 nghìn người có bệnh hen suyễn và dị ứng với một số loại thuốc hoặc hóa chất. Kết quả cho thấy những người này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người không dị ứng.
Cụ thể: Tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 30% so với người bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 40% so với người bình thường.
3. Thiếu vitamin C: Ung thư thực quản, dạ dày
Môt sô nghiên cứu cho thấy một người bị thiếu vitamin C sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên 2 lần và ung thư dạ dày lên 3.5 lần.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư da , ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư phổi của những người thiếu vitamin E đều tăng.
4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormon trong cơ thể phụ nữ. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ không được bình thường như trước đây. Dấu hiệu có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm…
Ngoài ra, phụ nữ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ có dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu… Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng… cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Có cần thiết phải điều trị các tổn thương tiền ung thư không?
Không phải tất cả các tổn thương tiền ung thư đều sẽ phát triển thành bệnh, tuy nhiên nếu như chúng ta điều trị các tổn thương này hiệu quả thì đảm bảo rằng ung thư sẽ không thể hình thành.
Trong giai đoạn phát triển tổn thương tiền ung thư sang bệnh ung thư, cơ thể có thể bị tổn thương hệ miễn dịch. Vì vậy, theo các chuyên gia ngay khi bạn phát hiện ra các tổn thương tiền ung thư, không nên trì hoãn điều trị mà hãy tích cực hợp tác với bác sĩ. Chỉ khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc thì chúng ta mới có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư trong tương lai.
8 dấu hiệu ung thư nhiều người thường không biết
Căn bệnh ung thư ngày càng trở thành nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Khi nói đến đau nhức, ho, nổi hạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác, đa số mọi người thường nghĩ rằng đó chỉ là các bệnh thông thường.
Dưới đây là một số triệu chứng có thể là về bệnh ung thư, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Nếu bạn có bất ky dấu hiệu nào sau đây, bạn nên đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán chính xác.
Nước tiểu bất thường
Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ.
Bất thường chu kỳ kinh nguyệt
Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Đại tiện bất thường
Chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời. Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD).
Mệt mỏi, sụt cân
Đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chảy máu cam, đau xương hoặc khớp, dễ bầm tím trên da là những dấu hiệu cảnh báo có thể có của bệnh bạch cầu. Hoặc mệt mỏi sụt cân có thể mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó trong đó có ung thư.
Ho
Ho dai dẳng, đờm có máu, cảm giác nặng nề ở ngực hoặc đau ngực có thể biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Nhưng đây cũng có thể chỉ ra bệnh viêm phổi.
Loét miệng, lưỡi
Nếu bạn xuất hiện các vết loét mãn tính ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng bị xước, các mảng màu trắng trong miệng nên được bác sĩ kiểm tra. Các đốm trắng hoặc vết loét cũng có thể bị gây ra bởi hệ miễn dịch yếu, căng thẳng, chấn thương miệng.
Bất thường ở da
Loại ung thư này thường biểu hiện như các nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, các vết loét, khối u, cục u dưới da giống như mụn cóc hoặc loét không bao giờ lành lại.
Khó tiêu
Nôn mửa ra máu hoặc thường xuyên khó tiêu, đau bụng sau khi ăn, giảm cân có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng vì có thể là dấu hiệu của loét dạ dày.
Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư. Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc phải. Nó gây ra nhiều ca tử...