Những người đàn ông chậm dậy thì
Lấy vợ gần 2 năm không có con, bị vợ giục, anh Thành mới đi khám. Bác sĩ cho biết, hệ sinh sản của anh vẫn như của cậu nhóc 8 tuổi, chưa lớn.
Anh thợ kim hoàn ở Hà Nội biết mình có vấn đề từ năm 16-17 tuổi. Khi ấy, trong khi bạn bè đều phổng phao, đổi giọng thì anh Thành vẫn không thay đổi gì, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục. Anh không dám đi khám và luôn mặc cảm, thậm chí còn nghĩ sẽ không lấy vợ. Năm 35 tuổi, gặp được một người phụ nữ có nhiều đồng cảm, anh kết hôn nhưng đời sống chăn gối không mấy mặn mà vì anh ít có nhu cầu.
Lấy vợ gần hai năm chưa có con, anh Thành mới đi khám. Bác sĩ ngạc nhiên khi thấy người đàn ông sắp bước vào tuổi trung niên nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dậy thì. “Cậu nhỏ” của anh bé bằng ngón tay cái, khi cương lên chỉ dài hơn 7 cm, hai tinh hoàn nhỏ xíu. Các đặc tính sinh dục phụ cũng chưa thấy: Da mặt trắng bệu, nhẵn mịn, da bìu chưa có nếp nhăn, lớp mỡ dưới da dày, không thấy lông mu lông nách, râu ria nhẵn nhụi, nói giọng trong trẻo như một cậu bé.
Kết quả xét nghiệm cho thấy anh không có tinh trùng, lượng nội tiết tố nam rất thấp, mặc dù các hoóc môn hướng sinh dục khác bình thường. Bác sĩ chỉ định điều trị sớm để tìm cơ hội có con, dù tỷ lệ thành công thấp, anh Thành đắn đo mãi, tới hơn một năm sau mới quay trở lại phòng khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn.
“Với trường hợp này, ban đầu tôi không hy vọng nhiều, nhưng sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân tiến triển rất tốt, tinh hoàn to gấp đôi, ‘cậu nhỏ’ phổng phao hẳn, chiều dài khi cương đã lên tới hơn 10 cm, lông mu, lông nách và râu ria đã lún phún. Sau liệu trình gần một năm, xét nghiệm tinh dịch đồ đã xuất hiện có tinh trùng, dù ít nhưng có tinh trùng khỏe”, người trực tiếp điều trị cho anh Thành, bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cho biết.
Theo bác sĩ, bệnh nhân tiếp tục điều trị và theo dõi, đồng thời được khuyên sinh hoạt tình dục bình thường một thời gian nữa. Nếu có thai tự nhiên được thì tốt, còn không, với lượng tinh trùng trên anh có thể dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản để thụ thai.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng tư vấn cho một bệnh nhân hỗ trợ sinh sản. Ảnh: B.H.
Theo bác sĩ Hưng, trường hợp của anh Thành trong y học gọi là chứng suy sinh dục hay chậm dậy thì. Không ít nam giới mắc phải tình trạng này, tuy nhiên ít ai để khi 39 tuổi mới có cảm giác dậy thì hoàn toàn như trường hợp trên. Mới đây, bác sĩ cũng tiếp nhận một nam giới 25 tuổi đến khám với bộ phận sinh dục nhỏ như của trẻ em, hai tinh hoàn bé bằng hạt lạc. “Em ngại không muốn đi khám nhưng mới đây, vợ sắp cưới bắt em phải đi kiểm tra, không thì hủy đám cưới luôn”, chàng trai kể.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng cho biết, trước đây, theo quy luật “gái thập tam, nam thập lục”, trẻ nam thường dậy thì khi khoảng 16-17 tuổi. Hiện nay, độ tuổi dậy thì sớm hơn, khoảng 14-15. Khi đó, các bạn trẻ sẽ thấy một số dấu hiệu như “cậu nhỏ” phổng phao, giọng nói thay đổi từ trong sang khàn, đục, mọc lông ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu có hiện tượng xuất tinh, có thể xuất tinh trong lúc ngủ (mộng tinh)… Thời kỳ này, tinh hoàn hoạt động, sản sinh đủ nội tiết tố, tạo ra các đặc tính của người nam. Tới 17-18 tuổi, nam giới dậy thì hoàn toàn (bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, ham muốn tình dục rất cao…).
Tuy nhiên, một số bạn trẻ vì lý do nào đó quá trình này bị chậm lại, thậm chí không xảy ra. Hiện nay y học hiểu biết về cơ chế và các yếu tố thúc đẩy sự dậy thì vẫn chưa được được đầy đủ.
Theo bác sĩ Hưng, có giả thiết cho rằng, ở tuổi dậy thì, vùng dưới đồi (nền của đại não) nhận được tín hiệu thần kinh ‘đã đến lúc’ để vùng này được giải phóng (thoát ức chế) và sản xuất ra hoóc môn LHRH (Luteinizing hormone -releasing hormone). Hoóc môn này kích thích xuống tuyến yên, tuyến yên ra lệnh cho cơ quan sinh dục phải hoàn thiện và chín muồi. Sự hoàn thiện và chín muồi của tinh hoàn đánh dấu sự trưởng thành của người nam giới. Thời điểm ban đầu của sự hoàn thiện này được gọi là dậy thì. Ở những người chậm dậy thì, có thể các xung tín hiệu thần kinh từ não chưa đủ mạnh để gây thoát ức chế.
Theo bác sĩ, tình trạng chậm dậy thì khác hẳn với bệnh lý teo tinh hoàn, mặc dù có một số biểu hiện giống nhau như tinh hoàn nhỏ, bộ phận sinh dục bé, không có hoặc có ít tinh trùng. Teo tinh hoàn là chỉ các trường hợp tinh hoàn trước đó đã phát triển bình thường, đã khởi phát dậy thì, nhưng vì nguyên nhân nào đó như chấn thương, xoắn, viêm tinh hoàn do quai bị, sau phẫu thuật hay xạ trị… nên teo nhỏ và nhẽo đi. Chậm dậy thì, teo tinh hoàn đều nằm trong bệnh cảnh suy sinh dục.
“Có rất nhiều trường hợp bị bệnh lý chậm dậy thì nhưng thường ngại không dám đi khám, để lâu dẫn tới điều trị muộn khó khăn hơn và hiệu quả thấp”, bác sĩ chia sẻ.
Theo ông, nếu thấy có các biểu hiện như tinh hoàn nhỏ, dương vật nhỏ hơn so với các bạn cùng lứa tuổi (ở trẻ nhỏ), đến 16-17 tuổi mà “cậu nhỏ” vẫn chưa lớn, không thấy có lông, ria mép xuất hiện… thì nam giới nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.
Vương Linh
Theo VNE
*Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.
Tại sao nam giới bị vô sinh?
Tại Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ đang chuyển sang giai đoạn già hóa. Dự báo nước ta sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt dân số đáng kể khi hiện có trên 1 triệu cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn.
Cảnh báo này vừa được đưa ra tại hội thảo LIFE 2014 với chủ đề "Nâng cao chất lượng công nghệ hỗ trợ sinh sản" do Khoa Y ĐHQG TP HCM, Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh (HOSREM) phối hợp với Văn phòng Merck KGaA (Darmstadt - Đức) tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình thu hút 150 chuyên gia về sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm, phôi học trong nước và quốc tế đến từ Singapore, Thái Lan, Đức, Ấn Độ, Đan Mạch, Úc, Anh...
1 triệu cặp vợ chồng vô sinh
Các chuyên gia cho rằng tỉ lệ sinh giảm là một thách thức lớn đối với các quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỉ lệ sinh thấp nhất và tỉ lệ vô sinh cao nhất. Cách đây không lâu, nhiều chuyên gia đã lo sợ về một sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, quỹ đạo này đã đảo chiều khá nhanh và ít nhất 60 quốc gia hiện đã có tỉ lệ sinh thấp hơn đáng kể so với mức độ cần duy trì. Tại châu Á, khuynh hướng này đang tăng lên do phụ nữ ngày càng sinh ít con hơn, trì hoãn tuổi sinh con hoặc thậm chí chọn cách hoàn toàn không có con. Xu hướng trên đang được nhìn thấy ở Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore...Có được mụn con là niềm khao khát của không ít cặp vợ chồng hiện nayCó được mụn con là niềm khao khát của không ít cặp vợ chồng hiện nay
Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh sản đã giảm đều đặn trong vòng 2 thập kỷ qua. Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2011, 2012 và ước thực hiện năm 2013 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ nhưng Việt Nam chỉ mất có 3 năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa. Dự báo trong tương lai, nước ta sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt dân số đáng kể. Tại các đô thị, tỉ lệ phụ nữ đang trì hoãn mang thai ngày càng tăng.
Có được mụn con là niềm khao khát của không ít cặp vợ chồng hiện nay
Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%.
Lỗi do lối sống
ThS-BS Hồ Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và Sức khỏe sinh sản - Khoa Y ĐHQG TP HCM, kiêm Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh - đã dẫn ra các nguyên nhân vô sinh ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân đó là do yếu tố thứ phát, liên quan đến các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh sản, các bệnh do phá thai ở vị thành niên và thanh niên. Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ lập gia đình muộn, việc trì hoãn có con lâu dần cũng dẫn đến gia tăng tỉ lệ hiếm muộn. Bên cạnh đó, dung nạp thực phẩm nhiễm hóa chất, hút thuốc, uống rượu bia nhiều, ít vận động cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch của nam giới, từ đó dẫn đến vô sinh...
Trong 50 năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng khích lệ trong việc giảm mức sinh của một phụ nữ từ 5-6 con xuống còn 2 con (2012). Tuy nhiên, chính sự giảm sinh cộng với lối sống phóng khoáng của khá nhiều bạn trẻ hiện nay trong cuộc sống hiện đại khiến vấn đề phá thai và vô sinh trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Biến chứng lâu dài của việc nạo phá thai là gây vô sinh.
"Thách thức vô sinh là đáng báo động. Có lẽ, ngành dân số cần thay thế chỉ tiêu giảm sinh trong các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hằng năm bằng các chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng dân số, nhằm tránh tình trạng sức khỏe sinh sản bị tổn thương" - bác sĩ Tường nhấn mạnh.
Vô sinh nam đứng đầu các bệnh về nam khoa
Bác sĩ Nguyễn Quang, Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức, cho biết trong số các bệnh nhân tới bệnh viện khám và điều trị những bệnh về nam khoa thì vô sinh nam chiếm tới gần 20%. Bên cạnh đó, tỉ lệ nam giới mắc các bệnh: viêm nhiễm cơ quan sinh dục chiếm khá cao (16%), rối loạn cương dương (10%), xuất tinh sớm, khó xuất tinh, suy sinh dục... (28%)...
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ vô sinh chiếm khoảng 8%-10% ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Đối tượng nam và nữ có tỉ lệ nguy cơ vô sinh gần ngang nhau, nữ giới khoảng 35% và nam giới khoảng 30%, do cả vợ lẫn chồng là 25%, chưa rõ nguyên nhân khoảng 10%.
Phát hiện sớm, thành công cao
Theo các chuyên gia, công tác điều trị vô sinh mất rất nhiều thời gian. Có những trường hợp nhẹ thì điều trị mất khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên, có không ít trường hợp nặng mất từ 5-7 năm và còn có nhiều phụ nữ rơi vào tình cảnh xót xa, mãi mãi không bao giờ được thực hiện thiên chức làm mẹ. Vấn đề nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi càng cao nhờ các tiến bộ trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Theo TTVN
Cá chạch, "món cứu tinh" của quý ông Vì là cá đồng, thuộc loại trạch ngư (cá ở ao hồ) nên tuy không là sơn hào hải vị, nhưng với người dân Nam Bộ, con cá chạch cho dù được chế biến dưới hình thức nào cũng rất chất lượng, bởi đây là loại cá có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở đồng bằng sông Cửu Long, một trong những...