Những người đam mê xe mô hình
Hàng trăm mô hình máy bay, siêu xe, môtô phân khối lớn được những người đam mê kỳ công sưu tầm, chăm sóc tỉ mẩn từng chi tiết.
Một cuộc offline diễn ra cuối tháng 8 tại Hà Nội đã tập hợp những người sưu tầm mô hình tĩnh đến giao lưu, chia sẻ niềm đam mê.
Anh Nguyễn Hoàng Anh, người sưu tầm xe ôtô mô hình từ năm 1998, hiện sở hữu bộ sưu tập dòng xe của Liên Xô và các nước Đông Âu (cũ) như Uaz, Lada, Volga, Ikarus, Raf, Hải Âu, Ifa… Một chiếc xe mô hình giá giao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Nghề chơi mô hình tĩnh đòi hỏi sự cầu kỳ, cần phải đeo găng khi cầm vào xe để tránh mồ hôi dính ảnh hưởng sơn xe, phải để ý đến những chi tiết nhỏ vì nếu làm gãy hỏng sẽ rất khó thay thế. Khí hậu Việt Nam dễ làm xe bị bong sơn, chảy lốp, rạn kính nên nhiều người chơi phải bảo quản xe liên tục trong phòng có điều hoà nhiệt độ.
Anh Nguyễn Quang Tiệp đã sưu tầm và chơi mô hình máy bay từ năm 2009. Bộ sưu tập của anh có khoảng 150 chiếc máy bay các loại, đa số là máy bay thương mại, trong đó có những mô hình giá lên đến vài chục triệu đồng.
Anh Phạm Mạnh Linh có sở thích sưu tầm xe máy phân khối lớn. Hiện anh Linh có gần 300 chiếc xe các loại với giá chiếc rẻ nhất là 400 nghìn đồng, đắt nhất là hơn 6 triệu đồng.
Anh Dũng CMC chuyên sưu tầm xe ôtô cổ. Xe được lắp ráp bằng tay với từng chi tiết như xe thật, phải rất cẩn thận khi mang đi và lau chùi nếu không muốn các chi tiết nhỏ bị bong, gãy.
Video đang HOT
Không chỉ đam mê sưu tầm xe, nhiều bạn trẻ còn tự làm bãi đỗ xe, xa lộ, hầm để “phối cảnh”.
Những chiếc xe mô hình này được anh Phương chụp trong một lần đi du lịch với gia đình, tạo nên khung cảnh như một bãi xe thật ngoài trời nếu không nhìn kỹ.
Các dòng xe máy được anh Linh mang đến trong buổi offline.
Siêu xe Lamborghini nổi bật.
Máy bay chiến đấu khá to so với mô hình ô tô.
Những chiếc xe đua cổ với chi tiết tinh xảo được lắp ráp bằng tay.
Giang Huy
Theo VNE
"Bảo tàng" chiến tranh trong nhà người đàn ông xứ Nghệ
Về xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hỏi nhà ông Võ Văn Hoan ai cũng biết. Ông vốn là người nổi tiếng hàng chục năm qua, đi sưu tầm vũ khí, đồ quân dụng thời chiến tranh để làm "bảo tàng" giảng dạy cho thế hệ con cháu.
Ông Hoan năm nay đã 66 tuổi, với hơn chục năm đi sưu tập "cổ vật" thời chiến tranh.
Đa số "cổ vật" là đồ quân dụng, vũ khí từ thời chiến tranh.
Chiếc bộ đàm của quân đội Mỹ được ông cất công tìm kiếm.
Ông Hoan cho biết, gia đình ông có 2 người anh là liệt sỹ, trong ảnh là chiếc chuông thời Pháp thuộc.
Đèn dầu thời chiến tranh, được ông Hoan tìm kiếm sau một chuyến đi miền Nam.
Chiếc súng K54 do Liên Xô sản xuất, đây là loại súng ngắn bán tự động.
Mũ cối của binh lính Mỹ khi tham chiến tranh tại Việt Nam.
Nhiều balo, mũ tai bèo, mũ cối gắn sao của người lính Việt Nam.
Bi - đông đựng nước của quân viễn chinh Pháp.
Điện thoại, ăng-gô đựng nước, ống nhòm từ một thời không thể nào quên đối với nhiều thế hệ con người Việt Nam.
Nhiều loại đạn, bom mìn được ông Hoan lưu giữ.
Bom bi thời chiến tranh được rải khắp Việt Nam.
Mục đích sưu tầm là để thế hệ con cháu luôn nhớ về thời hào hùng của dân tộc.
Theo Diễn Kim (Dân Việt)
Bộ sưu tập hàng nghìn đồ quân dụng thời chiến Cứ rảnh rỗi, anh Hiền lại trốn vợ đi tìm đồ quân dụng cũ về trưng bày trong nhà, đến nay số hiện vật lên đến vài nghìn. Đam mê đồ cũ, anh Trần Cảnh Hiền (33 tuổi) thường rong ruổi khắp miền Trung để thỏa thú chơi. Ngôi nhà mặt tiền của anh ở phường Vĩnh Điện (thị xã Điện Bàn, Quảng...