Những người đại kỵ với nha đam, tuyệt đối không ăn vì cực độc
Nha đam vừa có thể chế biến thành món ăn, vừa làm đẹp, chữa bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây tuyệt đối không được dùng nha đam nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân tiểu đường
Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường thì không nên sử dụng lô hội vì nó sẽ làm rối loạn nhịp tim, rối loạn chỉ số đường huyết làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc có thể gây ra một vài biến chứng như hôn mê, lú lẫn…
Người bệnh tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc
Các loại thuốc chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp tim không nên dùng các sản phẩm từ cây nha đam vì nó sẽ làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tiêu chảy, giảm hiệu quả của thuốc và gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Người mắc bệnh trĩ
Khi dùng nha đam nhất là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng. Chất aloin có trong nhựa cây sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, làm bệnh phát triển nặng hơn.
Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nó cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh lý thận
Người bị bệnh lý thận không nên dùng nha đam vì trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
Bệnh nhân sau phẫu thuật
Video đang HOT
Bệnh nhân nên dùng nha đam do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
Những người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa
Không nên dùng cây nha đam và các sản phẩm từ lô hội vì cây nha đam có đại kị với những người có tính hàn, thân nhiệt thấp, bụng dạ tiêu hóa kém.
Bệnh nhân nên dùng nha đam do tác dụng làm giảm đường huyết nên lô hội sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật. Ảnh minh họa: Internet
Người huyết áp thấp, hoặc đang dùng những loại thuốc làm giảm đường huyết
Không nên uống nước nha đam vì nó làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn khó kiểm soát đường huyết của người bệnh. Tránh dùng nha đam nếu bị dị ứng với hành, tỏi.
Người dễ bị dị ứng
Uống nước trái cây nha đam có thể gây phản ứng dị ứng như phát ban da hoặc phát ban, ngứa, khó thở, đau ngực và cổ họng.
Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước. Ảnh minh họa: Internet
Người bị các bệnh đường tiêu hóa, viêm gan
Nước trái cây nha đam có chứa mủ, một thành phần trong đó có nhiều rủi ro sức khỏe. Nó có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, túi thừa, tắc ruột, bệnh trĩ, đau dạ dày và loét. Ngoài ra còn có các báo cáo trong đó đề xuất của viêm gan do tiêu thụ nước ép nha đam.
Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nha đam cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
10 cách tự nhiên xóa vết sẹo lồi
Dùng nha đam, mật ong, giấm táo, nước cốt chanh... đúng cách giúp làm mờ vết sẹo lồi.
Mật ong là nguyên liệu thường được dùng trong điều trị da liễu, điều trị sẹo. Thoa trực tiếp mật ong lên vùng sẹo lồi và massaga nhẹ để ngăn các tế bào chết tích tụ ở vùng sẹo. Nên áp dụng hai lần mỗi tuần trong khoảng một tháng.
Nhờ có thành phần khử trùng và kháng khuẩn, nha đam có thể giúp giảm đau và giảm viêm ở vết sẹo lồi. Bạn nên làm sạch vùng sẹo với nước ấm, thoa gel nha đam hữu cơ lên đó và giữ khoảng 10 phút trước khi xả sạch.
Giấm táo giúp giảm tấy đỏ và kích cỡ của sẹo lồi. Bạn nên pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên vùng sẹo trong 4-5 tuần.
Dầu oải hương có những thành phần trẻ hóa da và làm giảm sẹo lồi khi thoa trực tiếp lên vùng sẹo. Để thấy được hiệu quả, bạn cần sử dụng dầu oải hương vài lần mỗi ngày trong 1-2 tuần.
Đất sét có thể trị một số vấn đề về da, bao gồm sẹo lồi. Trộn một thìa đất sét tẩy trắng, vài giọt nước hoa hồng và một thìa nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp thoa lên vùng sẹo, để khô rồi xả sạch với nước ấm.
Gỗ đàn hương có tác dụng tái tạo da, còn nước hoa hồng giúp cân bằng da. Khi kết hợp với nhau, hai nguyên liệu này đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm sẹo lồi. Trộn bột gỗ đàn hương và nước hoa hồng để tạo hỗn hợp đặc và thoa lên vùng sẹo trước khi đi ngủ.
Baking soda giữ da sạch và hỗ trợ tẩy da chết. Trộn thuốc muối với hydro peroxide với tỷ lệ 1:3 để tạo thành hỗn hợp kết dính. Thoa hỗn hợp lên da và giữ khoảng 20 phút, dùng 3-4 lần mỗi ngày.
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên có thể giúp loại bỏ sẹo lồi, ngăn ngừa sự sinh sôi các nguyên bào sợi dư thừa khiến sẹo lồi to ra. Thoa tỏi nghiền lên sẹo và giữ 10 phút, sau đó xả sạch với nước ấm.
Nước cốt chanh tươi có tác dụng chống oxy hóa nhờ có thành phần vitamin C. Thoa nước cốt chanh lên vùng sẹo, giữ 10 phút rồi xả sạch với nước ấm. Trong vòng một tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi.
Ngoài giảm đau đầu, aspirin còn có tác dụng giảm sẹo lồi. Bạn cần nghiền 4 viên aspirin rồi trộn với nước để tạo thành hỗn hợp đặc mịn, sau đó thoa lên vùng sẹo và để khô.
Thùy Anh
Theo Only my health/VNE
Các loại thực vật giúp bạn chống chọi cơn đau do mọc răng khôn Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi. Không như tên gọi chúng, răng khôn thường mọc lệch, chèn ép các răng khác và gây cảm giác đau nhức cho chúng ta. Những dấu hiệu thông thường để nhận biết răng khôn đang mọc: Thường xuyên đau đầu, lợi đau và sưng tấy hoặc...