Những người da màu Mỹ phản đối biểu tình sắc tộc
Hai phụ nữ da màu Bevelyn và Edmee ở Chicago cho rằng phong trào “Mạng sống người da màu quan trọng” là lừa đảo và không đại diện cho họ.
Khi đám đông biểu tình bên ngoài nhà hàng Nini’s Deli ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ bắt đầu thưa dần vào chiều 7/6, Justin Starns nhìn bạn mình phun sơn dòng chữ BLM (Black Lives Matter – Mạng sống người da màu quan trọng) lên những tấm gỗ bên ngoài nhà hàng. Tất cả đều là chữ in hoa màu xanh da trời.
Starns đột nhiên nhìn thấy một phụ nữ da màu bước lên và lớn tiếng: “Ồ, những điều này là cho tôi sao? Mạng sống của tôi cũng quan trọng sao?”.
“Cô ấy và một phụ nữ khác nói rằng họ được George Soros trả lương, rằng họ là ‘house Negro’ (thuật ngữ dùng để chỉ nô lệ da đen sống cùng nhà với ông chủ)”, Starns kể lại. George Soros là một tỷ phú, nhà từ thiện người Mỹ gốc Hungary.
Starns, một người da màu, cho biết đó là cảnh tượng kỳ lạ, khi hai phụ nữ da màu tự nhận mình là Bevelyn và Edmee, tố cáo phong trào “Mạng sống người da màu quan trọng” là quỷ dữ và lừa đảo trước một nhóm biểu tình phần lớn là người da trắng và Latinh tại khu West Town của Chicago.
Bevelyn (phải) tranh luận với cảnh sát Chicago bên ngoài nhà hàng Nini’s Deli hôm 7/6. Ảnh: Chicago Tribune.
Video đang HOT
“Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc biểu tình ‘Mạng sống người da màu quan trọng’. Điều này không đại diện cho tôi. Điều này chỉ là gây rối. Chúa ơi”, Edmee nói.
Cuộc biểu tình hôm 7/6 diễn ra khi Nini’s Deli đang bị đóng cửa. Chủ sở hữu nhà hàng bị cho là người có quan điểm cực đoan về đồng tính và phản đối phong trào “Mạng sống người da màu quan trọng”. Bốn nhân viên nhà hàng đã nghỉ việc để phản đối ông chủ.
Bevelyn và Edmee, những người nói rằng họ tới để ủng hộ Nini, đã đứng trước nhà hàng suốt nhiều giờ, ngăn cách khỏi đám đông bởi hàng cảnh sát đội mũ bảo hiểm và kính che mặt.
Bevelyn, thấp hơn và tràn đầy sức sống, đá văng những lon sơn và xé các miếng dán khỏi tấm gỗ trước nhà hàng. Cô lên án nạn phá thai, đảng Dân chủ và các cuộc biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc. Khi đám đông hô lớn phản đối, cô bắt đầu nhảy với khuôn mặt mang vẻ châm chọc.
Edmee, cao và nghiêm túc, nói với giọng điệu uy nghiêm của một người truyền giáo kỳ cựu. “Đây là hành động quỷ dữ. Mọi người đang bị lợi dụng và lạm dụng”, cô nói. “Chúa Jesus đã bị những người như vậy phản bội”.
Căng thẳng leo thang khi ai đó hắt chai nước vào Bevelyn và hàng chục cảnh sát được triển khai. “Công việc kinh doanh của người đàn ông này đã bị hủy hoại dưới danh nghĩa ‘Mạng sống người da màu quan trọng’”, Bevelyn nói trả lời phỏng vấn trong tiếng la hét giữa hàng rào cảnh sát. “Điều này thật độc ác và phá rối”.
Edmee xé những tấm xuống áp phích do người biểu tình dán bên ngoài nhà hàng Nini’s Deli hôm 7/6. Ảnh: Chicago Tribune.
Bevelyn và Edmee muốn thể hiện sự ủng hộ đối với chủ sở hữu của Nini sau khi gặp mục sư của mình tuần trước, Bevelyn nói. “Chúng tôi có quyền nói rằng ngay cả khi chủ sở hữu là một kẻ phân biệt chủng tộc, ông ấy vẫn có quyền nói rằng ông ấy không ủng hộ vấn đề đồng tính”.
Gần ba giờ sau đó, Bevelyn, Edmee và một vài người ủng hộ tuyên bố họ rời đi trong tiếng la ó của người biểu tình. “Có ai muốn được rửa tội không?”, một người trong số họ gọi to. Những người biểu tình cười rộ khi cảnh sát hộ tống nhóm Bevelyn về phía nam đường Noble và khuất khỏi tầm mắt.
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và lan ra nhiều nước trên thế giới để đòi công bằng cho Floyd và chống phân biệt chủng tộc. Các cuộc biểu tình ở Chicago chủ yếu ôn hòa, nhưng nạn cướp phá cũng xảy ra khiến nhiều hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa phải đóng cửa.
Cắt ngân sách cảnh sát – cuộc chiến mới giữa Trump và Biden Tranh cãi về ý tưởng xóa sổ cảnh sát Mỹ 140 Lý do biểu tình ở Mỹ vẫn sục sôi 25
Người Brazil biểu tình vì cái chết của cậu bé da màu
Hàng trăm người Brazil biểu tình hôm 5/6 vì Miguel, cậu bé da màu 5 tuổi, tử vong sau khi được mẹ gửi cho người chủ da trắng.
Miguel da Silva qua đời hôm 2/6 sau khi rơi từ tầng 9 trong tòa nhà nơi mẹ cậu đang làm giúp việc ở thành phố Recife, bang Pernambuco, đông bắc Brazil. Mẹ Miguel đã gửi em cho người chủ da trắng trông nom trong khi cô dắt chó cưng của gia đình chủ đi dạo.
Cảnh quay từ camera an ninh được phát trên truyền hình Brazil cho thấy người chủ da trắng đã tương tác với Miguel khi cậu bé đứng trong thang máy, sau đó cô ta ấn nút lên tầng cao nhất và để cậu bé ở một mình.
Truyền thông địa phương đưa tin sau khi bước ra thang máy, Miguel đã trèo khỏi cửa sổ, bước lên ban công và rơi xuống đất.
Người Brazil biểu tình sau cái chết của cậu bé da màu Miguel da Silva tại thành phố Recife, bang Pernambuco, hôm 5/6. Ảnh: AFP.
Cái chết thương tâm của Miguel đã thúc đẩy các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Brazil. Người biểu tình ở Recife đã đổ xuống đường và liên tục hô vang khẩu hiệu "Mạng sống người da màu cũng quan trọng".
"Tham gia cuộc biểu tình này rất quan trọng, bởi tính mạng của Miguel là đại diện thực tế cho rất nhiều trẻ em da màu khác, những đứa con của những người giúp việc gia đình. Cậu bé có thể là bất cứ ai trong chúng ta", Nathalia Ferreira, người tham gia biểu tình, cho biết.
Đám đông đeo khẩu trang để ngăn Covid-19 và mặc áo phông có hình cậu bé Miguel. Họ diễu hành từ tòa án tới căn nhà nơi cậu tử vong.
"Chúng tôi lo lắng tội ác này sẽ bị xem nhẹ và không bị trừng phạt. Điều quan trọng là công lý phải được thực hiện", Monica Oliveira thuộc tổ chức phụ nữ da màu Pernambuco nói.
Giống như Mỹ, phân biệt chủng tộc là một vấn đề nghiêm trọng ở Brazil. Người da màu chiếm 56% dân số Brazil, nhưng thu nhập trung bình chỉ bằng khoảng một nửa so với người da trắng. Các nhà hoạt động cho biết cộng đồng này cũng có tuổi thọ thấp hơn và bị phân biệt đối xử sâu sắc.
Biểu tình biến thành bạo loạn lan rộng khắp 50 bang của Mỹ Các cuộc biểu tình phản đối cách hành xử của cảnh sát đối với người đàn ông da màu George Floyd đã biến thành bạo loạn lan rộng ra 400 thành phố ở 50 bang nước Mỹ. Hàng trăm thành phố và thị trấn trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến dòng người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản đối...