Những người “bỏ gia đình lại phía sau” để lên tuyến đầu chống dịch
Sau 3 tuần ở trong bệnh viện dã chiến, món ăn mà bác sĩ Tuấn chờ đợi nhất là miếng bánh kem mừng sinh nhật trễ với con gái.
Ngày anh vào bệnh viện dã chiến chống dịch cũng là ngày sinh nhật cô con gái tròn 2 tuổi.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, khu tái định cư thuộc phường An Khánh (thành phố Thủ Đức, TPHCM) được trưng dụng để hình thành 6 bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị bệnh nhân. Trục đường chính đi xuyên qua giữa hàng chục tòa nhà cao tầng vẫn giữ nguyên bầu không khí yên ắng của khu vực ít người qua lại.
Nhưng phía sau những tấm hàng rào kiểm soát người ra vào khu vực tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, khung cảnh tất bật của đội ngũ y, bác sĩ đã phần nào nói lên cường độ công việc của họ trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay.
Để đảm bảo sự vận hành bên trong bệnh viện dã chiến diễn ra thông suốt, họ gần như không có thời gian nghỉ để nghĩ đến mối bận tâm cá nhân như hôm nay là ngày thứ mấy trong viện, thậm chí bữa nay sẽ ăn gì.
Trong guồng suy nghĩ của họ, mối bận tâm duy nhất và quan trọng nhất hiện tại: Hôm nay có bao nhiêu bệnh nhân xuất viện, thêm bao nhiêu người nhập viện, trở nặng…
Khối lượng công việc khổng lồ
“Alo, thang máy mới mất điện, bệnh nhân tại tầng 5 thông báo mất nước… tút… tút…”, những câu nói vội vã của phòng điều hành được thông báo tới bộ đàm của anh Hùng, nhân viên kĩ thuật Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TPHCM), trong buổi sáng Chủ nhật đầu tháng 8.
Bác sĩ Hùng chia sẻ, sau 3 tuần phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 6, anh cùng nhiều nhân viên y tế khác kiêm các phần việc khác nhau ngoài công việc chuyên môn.
Sửa vòi nước, điện, thông tắc phòng vệ sinh… là những công việc gần như phát sinh mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ. Trong bối cảnh chỉ có vài trăm nhân sự ngành y hỗ trợ điều trị cho hàng nghìn ca F0, chỉ riêng việc phục vụ hậu cần cũng đòi hỏi họ có thể lực và tinh thần thép.
“Lần thứ 3 từ sáng đến giờ rồi, tôi mới từ trên đó xuống, tháo đồ bảo hộ để nghỉ… giờ lại mặc lại để lên. Coi như những ngày này, mình học thêm được nghề mới”, bác sĩ Hùng nói đùa trước khi vội vã lao đi.
Các y bác sĩ, nhân lực ngành y kiêm nhiệm nhiều công việc tại bệnh viện dã chiến để chăm sóc, phục vụ bệnh nhân.
Bên trong phòng điều hành của Bệnh viện dã chiến số 6, chiếc điện thoại bàn liên tục rung chuông, cuộc gọi sau chỉ cách cuộc gọi trước vài giây.
“Có nhiều thân nhân ở ngoài lo lắng cho người bệnh nên ngày nào cũng gọi, gọi nhiều lần. Tôi nghe suốt mà nhớ luôn giọng họ, nên nhấc máy lên là biết muốn hỏi ai liền”, bác sĩ Võ Thị Tuyết Xuân chia sẻ.
Mỗi ngày, bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh từ người thân bệnh nhân nhận hàng nghìn cuộc. Có lúc, đó là những cuộc gọi hỏi thăm tình hình sức khỏe người thân, yêu cầu giúp đỡ khi có vấn đề phát sinh liên quan đến y tế. Nhưng có lúc những cuộc gọi chỉ phản ánh vấn đề sinh hoạt như than phiền trời nóng, hoặc ống nước, nhà vệ sinh phòng bệnh nhân gặp sự cố.
Nhân viên y tế cùng đội ngũ hậu cần đang ứng trực chiến tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn TPHCM được hỗ trợ 3 bữa ăn mỗi ngày, nhưng công việc của họ thì không phân biệt thời gian. Đêm đến, bóng dáng của những người hùng áo trắng, áo xanh vẫn thường trực tại khu vực theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Để thêm sức lực trong thời điểm ấy, họ chỉ còn lựa chọn là những gói mì pha vội.
Mỗi ngày, bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh từ người thân bệnh nhân nhận hàng nghìn cuộc.
Đủ bữa, đúng giờ đã là điều khó khăn
12h trưa, điện thoại của bác sĩ Trần Minh Tuấn (Bệnh viện dã chiến số 7) reo vang. Phía đầu dây bên kia, một bệnh nhân phản ánh không thể ăn cơm nữa và xin bác sĩ các món nước như phở, hủ tiếu, bánh canh… cho “đỡ ngán” và “dễ nuốt”.
“Tụi em cũng muốn lắm, nhưng giờ không thể có những món như vậy chị ơi. Bệnh nhân ăn thế nào, y bác sĩ chúng em ăn giống hệt như vậy. Mình cùng cố gắng nhé chị”, bác sĩ Tuấn trấn an bệnh nhân. Phía trên bàn, phần ăn trưa của anh nguội ngắt.
Với các bác sĩ tại bệnh viện dã chiến, việc ăn được đủ bữa, đúng giờ đã là một điều khó khăn. Bác sĩ Tuấn tâm sự, thời điểm này, được ăn đồ mình yêu thích là điều quá xa xỉ. Đôi khi, mệt đến mức không nuốt trôi hộp cơm đã nguội lạnh, họ vẫn gắng ăn để có sức tiếp tục chiến đấu với đại dịch.
“Những ngày đầu chống dịch, tôi cũng không bận tâm gì đến việc ăn uống, một phần vì quá bận, phần vì tâm lý ăn gì cũng được. Nhưng từ lúc trở thành F0, tôi bắt đầu nhận thấy sự quan trọng của việc ăn uống đầy đủ cho mình và đồng nghiệp”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Những lúc được nghỉ ngơi, bác sĩ Tuấn lại nhớ gia đình, nhớ đến những bữa cơm nhà đã lâu không được ăn. Nhưng giờ đây, món ăn anh thèm nhất chính là miếng bánh kem mừng sinh nhật trễ với con gái của mình.
Ngày bác sĩ Tuấn vào bệnh viện dã chiến chống dịch cũng là ngày sinh nhật cô con gái vừa tròn 2 tuổi…
Bác sĩ Tuấn thăm hỏi người bệnh và gửi sữa cho người dân đang điều trị.
Tham gia hỗ trợ công tác điều trị, chăm sóc các F0 tại Bệnh viện dã chiến số 7 còn có đoàn y, bác sĩ, điều dưỡng đến từ Hải Dương với 41 thành viên. Sau nửa tháng đồng hành cùng lực lượng y tế TPHCM trong đợt bùng phát dịch thứ 4, sự sẻ chia, đoàn kết bên trong bệnh viện dã chiến, gây ấn tượng mạnh cho các thành viên của đoàn.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thế Anh – Trưởng đoàn y tế Hải Dương vào hỗ trợ TPHCM chống dịch chia sẻ: “Anh em trải qua những 4 đợt dịch nên đã quen mọi thứ cả rồi. Không cần chia ca gì cả, cứ có việc là cùng nhau làm thôi! Có khi phải trực cả đêm, lúc đói cứ pha mì tôm mà lót dạ”.
Nhớ nhà, nhớ con, nhớ vợ… là những cảm xúc suốt quãng thời gian công tác xa được bác sĩ Nguyễn Thế Anh, Trưởng đoàn y, bác sĩ Hải Dương chia sẻ. Anh Thế Anh tâm sự, những bữa ăn do người dân thành phố và cả nước hỗ trợ trong thời điểm này đã giúp anh cùng cả đoàn thêm vững tâm trên mặt trận phòng, chống Covid-19.
Bác sĩ Xuân, người trực đường dây tiếp nhận thông tin tại Bệnh viện dã chiến số 6 tâm sự, có khi, các cuộc gọi đến dồn dập, cứ ngắt cuộc này là cuộc gọi khác. Nhiều lần, mải tư vấn cho bệnh nhân, đến lúc quay sang cầm đũa lên ăn bữa cơm đang dang dở mới phát hiện hộp cơm ấy đã nguội ngắt.
Nói về những bữa ăn bên trong bệnh viện dã chiến của lực lượng nhân viên y tế, bác sĩ Xuân chia sẻ, trong thời điểm này, chỉ cần nhanh và đủ sức để làm việc là được. Những thời điểm muốn thay đổi khẩu vị, mì gói là lựa chọn tối ưu nhất đối với họ.
Với các bác sĩ tại bệnh viện dã chiến, việc ăn được đủ bữa, đúng giờ đã là một điều khó khăn.
“Cũng có lúc, những món ăn lặp đi lặp lại khiến nhiều người có cảm giác ngán. Ví dụ gần 3 tuần nay, bữa sáng nào cũng là bánh mì, nhiều bác sĩ đã chọn mì gói hoặc chờ tới cơm trưa”, nữ bác sĩ bộc bạch.
“Vạn bữa cơm nghĩa tình” gửi đến tuyến đầu chống dịch
Lắng nghe được những chia sẻ của đội ngũ y, bác sĩ đang ngày đêm chống dịch tại các bệnh viện dã chiến tại TPHCM, với sự chung tay của bạn đọc trong nước và nước ngoài, Báo điện tử Dân trí đã khởi động chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” – triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (TPHCM).
Với những phần ăn được liên tục thay đổi, Báo điện tử Dân trí mong muốn chung sức nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thay đổi khẩu vị và tiếp thêm sức mạnh cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TPHCM.
Chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” dự kiến kéo dài trong tháng 8. Theo kế hoạch, 10.000 suất ăn tổng trị giá 500 triệu đồng, từ nguồn kinh phí bạn đọc ủng hộ, thông qua Báo điện tử Dân trí được trao tận tay đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 như mong muốn của lực lượng tuyến đầu chống dịch tại đây.
Sáng 1/8, 500 suất ăn đầu tiên trong chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” đã được Báo điện tử Dân trí trao tặng đến đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (Ảnh: Hữu Khoa).
Đón nhận tình cảm của bạn đọc Dân trí , bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6, chia sẻ suốt thời gian qua, đơn vị cùng các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại thành phố nhận được nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ từ tổ chức, cá nhân trên cả nước. Những sự ủng hộ này đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn cho toàn thể nhân viên y tế trong thời điểm hiện tại.
“Đó không chỉ là những suất cơm thông thường mà còn là tình cảm, hơi ấm của người dân TPHCM, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài gửi về chúng tôi. Những sự gửi gắm ấy giúp tuyến đầu chống dịch có thêm điểm tựa tinh thần để vững tin chiến thắng đại dịch”, ông Phan Minh Hoàng nhìn nhận.
Tâm sự với phóng viên, lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng chia sẻ, điều họ trân trọng nhất trong chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” là sự quan tâm của Báo điện tử Dân trí cùng cả cộng đồng đến những người đang ngày đêm chống dịch.
Hiện tại, đội ngũ y, bác sĩ được chính quyền cùng các đơn vị cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, những phần ăn nhẹ mỗi. Nhưng những phần ăn ngon, thay đổi khẩu vị sẽ là nguồn năng lượng lớn và sức mạnh tinh thần cho anh chị em tuyến đầu.
Tính đến ngày 31/7, Chương trình “Triệu trái tim – Một ý chí” do báo điện tử Dân trí phát động nhằm ủng hộ lực lượng y, bác sĩ và những người làm nhiệm vụ tại các bệnh viện tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19, thông qua tài khoản của Báo điện tử Dân trí và 2 đối tác là Ví điện tử MOMO, VNPAY đã nhận được 1,419,020,511 đồng từ bạn đọc, các nhà hảo tâm.
Ngày 19/6, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí đã quyết định trích số tiền 1,2 tỉ đồng của bạn đọc Dân trí ủng hộ các y, bác sĩ và những người làm nhiệm vụ tuyến đầu tại Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang, số tiền 500 triệu đồng; ủng hộ Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang 200 triệu đồng; ủng hộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 300 triệu đồng và 200 trăm triệu đồng ủng hộ Trung tâm CDC tỉnh Bắc Ninh.
Số tiền còn lại, Báo điện tử Dân trí tiếp tục dành sự sẻ chia với các y, bác sĩ và những người đang làm nhiệm vụ tại tuyến đầu chống dịch trong đợt này tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Tiếp theo Chương trình “Vạn lá chắn yêu thương”; “Triệu trái tim – Một ý chí”, sáng 1/8, với sự chung tay của bạn đọc trong nước và nước ngoài, Báo điện tử Dân trí tiếp tục khởi động chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” – triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (TPHCM); với mong muốn sẻ chia và nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TPHCM.
Chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” dự kiến kéo dài trong tháng 8. Theo kế hoạch, 10.000 suất ăn tổng trị giá 500 triệu đồng, từ nguồn kinh phí bạn đọc ủng hộ, thông qua Báo điện tử Dân trí được trao tận tay đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 như mong muốn của lực lượng tuyến đầu chống dịch tại đây.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4181: Chương trình “Vạn Bữa Cơm Nghĩa Tình”
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
TPHCM quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin trong tháng 8
Ngày 2/8, Việt Nam ghi nhận 7.455 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 4.264 trường hợp.
Yêu cầu tuyệt đối không từ chối, chậm cấp cứu các ca F0
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký công văn khẩn gửi lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và một số đơn vị về việc tăng cường tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 khi được chuyển đến các bệnh viện.
Trung tâm cấp cứu 115 cần đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của người dân.
UBND TPHCM yêu cầu tất cả bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn đảm bảo quy chế thường trực các cấp lãnh đạo, chuyên môn, hành chính - hậu cần, bảo vệ - tự vệ. Đường dây nóng các đơn vị cần đảm bảo ứng trực 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trường hợp khẩn cấp.
Các bệnh viện trên địa bàn cần tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt các ca F0, đảm bảo tất cả người bệnh được khám và điều trị kịp thời. UBND TPHCM nhấn mạnh các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào được chuyển đến.
Nếu bệnh nhân được chuyển trái tuyến, trái chuyên khoa, các bệnh viện vẫn phải tiếp nhận và xử lý cấp cứu ban đầu ổn định. Bệnh viện cần giải thích đầy đủ cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân trước khi chuyển viện khác. Xem thêm tại đây.
Mục tiêu cuối tháng 8 có 70% dân số trên 18 tuổi tiêm vắc xin
Ngày 2/8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức ký văn bản khẩn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đề nghị Bộ cấp vắc xin liên tục cho thành phố.
TPHCM đặt mục tiêu 70% dân số trên 18 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 8 (Ảnh: Nguyễn Quang).
UBND TPHCM cho biết, trước tính chất cấp bách của công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm trong tháng 8 với mục tiêu tiêm hơn 4 triệu liều.
Từ lý do trên, UBND TPHCM đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, xem xét phân bổ vắc xin phòng Covid-19 liên tục cho địa bàn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đến cuối tháng 8, 70% dân số trên 18 tuổi được tiêm.
Qua 16 đợt phân bổ vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế, UBND TPHCM đã tổ chức tiêm hơn 1,7 triệu liều.
Trong đợt tiêm vắc xin Covid-19 lần thứ 5, TPHCM được phân bổ 930.000 liều. Thành phố dự kiến hoàn thành trong vòng 2-3 tuần, kể từ ngày 22/7. Xem thêm tại đây.
Không giới hạn người tiêm vắc xin Covid-19 mỗi ngày để nâng bao phủ
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM vừa có công văn khẩn gửi các sở, ngành và địa phương về việc điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5 trên địa bàn.
Các điểm tiêm không giới hạn số lượng người tiêm mỗi ngày, phát huy tối đa năng lực từng điểm.
Kế hoạch sau khi điều chỉnh của thành phố có nhiều điểm mới về đối tượng và công tác tổ chức tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, TPHCM sẽ huy động tổng lực ngành y tế cả công lập và ngoài công lập, nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao độ bao phủ vắc xin Covid-19 cho người dân.
Theo kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5 mới, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm lập danh sách tiêm cho toàn bộ người dân cư trú trên địa bàn, xếp lịch tiêm chủng theo buổi tiêm, ngày tiêm. Công tác tổ chức phải đảm bảo nguyên tắc người ở khu vực nào được tổ chức tiêm ở khu vực đó.
TPHCM sẽ ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền mạn tính, lực lượng y tế và các lực lượng tuyến đầu khác. Công tác tiêm chủng cho người trên 65 tuổi và người có bệnh mạn tính được thực hiện tại tất cả cơ sở cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện. Xem thêm tại đây.
TPHCM không giới hạn người tiêm vắc xin Covid-19 mỗi ngày để nâng bao phủ Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM yêu cầu các địa phương lập danh sách tiêm toàn bộ người dân, huy động tổng lực ngành y tham gia, bỏ giới hạn người được tiêm tại mỗi điểm. Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM vừa có công văn khẩn gửi các sở, ngành và địa phương về việc điều chỉnh kế hoạch tiêm...