Những người bị Obama coi là “kẻ thù của nước Mỹ”
Từng cam kết bảo vệ những người dám “nói thẳng, nói thật”, nhưng Tổng thống Obama ra sức truy tố những người đã tiết lộ thông tin mật cho giới truyền thông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Cuối ngày Thứ Sáu (21/6), tờ Washington Post đưa tin các công tố viên liên bang đã buộc tội Edward Snowden hoạt động gián điệp.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008, Barack Obama đã cam kết chính quyền của ông sẽ bảo vệ những người lên tiếng phản đối sự lạm dụng của chính phủ, cho rằng đó là “hành động dũng cảm và yêu nước… cần được khuyến khích”.
Thế nhưng khi làm tổng thống, ông Obama lại ra sức truy tố các quan chức chính phủ, những người đã tiết lộ thông tin mật cho các phương tiện truyền thông và đã sử dụng Đạo luật gián điệp năm 1917 để kết tội số người tiết lộ bí mật quốc gia hơn tất cả các đời tổng thống trước cộng lại.
Trên thực tế, cho đến nay, Edward Snowden sẽ là người thứ bảy bị truy tố theo Đạo luật gián điệp năm 1917 dưới thời chính quyền Obama. Dưới đây là tóm lược về những người tố cáo bị ông chủ Nhà Trắng Barack Obama coi kẻ thù của nước Mỹ.
Thomas Drake
Thomas Drake
Là một cựu quan chức cấp cao tại NSA, Thomas Drake đã bị truy tố vào năm 2010 và bị cáo buộc tội lưu giữ tài liệu mật với mục đích cung cấp cho Siobhan Gorman, một phóng viên ở tờ Baltimore Sun, người sau này đã chuyển sang làm việc cho tờ Wall Street Journal.
Theo tờ The New Yorker, Drake cho rằng NSA đã sai lầm trong việc lựa chọn một nhóm các nhà thầu bên ngoài để phát triển một chương trình khai thác dữ liệu vốn đã được William Binney (nhà phân tích của NSA) phát triển với giá rẻ hơn và hiệu quả hơn. Drake cũng cho rằng NSA đã tước bỏ phần bảo vệ sự riêng tư trong chương trình này. Cuối cùng, ông đã đạt được một thỏa thuận với các công tố viên và chỉ bị trừng phạt một cách nhẹ nhàng.
Shamai Leibowitz
Video đang HOT
Shamai Leibowitz
Là một nhà ngôn ngữ học của FBI, Leibowitz đã cung cấp bản dịch các cuộc trò chuyện của các quan chức tại Đại sứ quán Israel tại Washington cho một blogger tên là Richard Silverstein. Trong quá trình xét xử, các công tố viên nói những thông tin này rất nhạy cảm.
Theo Silverstein, Leibowitz rất quan tâm đến ảnh hưởng của Israel đối với Quốc hội Mỹ và lo ngại rằng Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Sau khi quan sát mối liên hệ giữa đại sứ quán Israel và các thành viên của Quốc hội Mỹ, Leibowitz cho rằng những nỗ lực của Israel gây ảnh hưởng đến dư luận Mỹ đã “vượt qua vạch đỏ” và tiết lộ những cuộc nói chuyện bị coi là “rất nhạy cảm” nói trên. Ông đã bị kết án 20 tháng tù giam vào năm 2010.
Stephen Jin-Woo Kim
Là một nhà phân tích Bộ Ngoại giao, Stephen Jin-Woo Kim bị cáo buộc năm 2010 về tội cung cấp một báo cáo tình báo mật về phản ứng của Bắc Triều Tiên trước một loạt các biện pháp trừng phạt sắp tới cho James Rosen, một phóng viên của Fox News.
Vụ xét xử Stephen Jin-Woo Kim đã được báo chí một lần nữa nhắc đến hồi đầu năm nay khi James Rosen bị coi là một kẻ đồng lõa. Stephen Jin-Woo Kim cho rằng việc ông giao tiếp với Rosen là một phần bình thường của sự tương tác giữa các quan chức và các nhà báo tại Washington. Kim đã không nhận tội và vụ xét xử ông vẫn đang diễn ra.
Bradley Manning
Bị cáo buộc cung cấp hàng ngàn bức điện tín ngoại giao cho WikiLeaks, binh nhì Bradley Manning đã bị đám cai ngục quân đội đối xử khắc nghiệt, bị giam giữ khá lâu trong phòng biệt giam.
Việc Manning bị ngược đãi khiến cho các nhà hoạt động nhân quyền lên án chính quyền Obama ráo riết truy nã những người tố cáo. Trong năm 2011, các công tố viên quân sự lại bổ sung thêm nhiều cáo buộc nữa và truy tố Bradley Manning theo Luật quân sự và Luật gián điệp. Vụ án xét xử Bradley Manning chưa kết thúc.
Jeffrey Sterling
Jeffrey Sterling
Trong “State of War: The Secret History of the C.I.A. and the Bush Administration” (Nhà nước chiến tranh: Lịch sử bí ẩn của CIA và chính quyền Bush), phóng viên James Risen của tờ New York Times đã tường thuật chi tiết việc CIA cử một nhà khoa học người Nga đến Tehran với các kế hoạch phá hoại chương trình hạt nhân Iran.
Thế nhưng sứ mạng này đã thất bại và nhà khoa học này có thể đã giúp Iran tiến xa hơn với chương trình hạt nhân của nước này.
Các công tố viên liên bang cáo buộc Jeffrey Sterling, một nhân viên CIA, đã cung cấp tài liệu cho James Risen. Sterling không nhận tội và Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang thu thập loạt chứng cứ.
John Kiriakou
Là một người từng làm việc cho CIA tới 14 năm và là một chuyên gia chống khủng bố, John Kiriakou đã tố cáo thủ đoạn tra tấn bằng nước của CIA và, theo các công tố viên, đã tiết lộ danh tính của một số nhân viên CIA.
Là một người thẳng thắn phản đối thủ đoạn thẩm vấn của CIA, John Kiriakou đã lên truyền hình năm 2007 và mô tả chi tiết các phương pháp đã được sử dụng để thẩm vấn Abu Zubaydah, một thành viên của al-Qaeda hiện đang bị giam giữ tại Guantanamo Bay. John Kiriakou hiện đang chấp hành án tù 30 tháng.
Eward Snowden
Edward Snowden
Làm việc cho một nhà thầu của Cơ quan an ninh quốc gia NSA và tiết lộ chương trình giám sát tối mật của NSA, Edward Snowden bị buộc tội hoạt động gián điệp và trộm cắp tài sản của chính phủ.
Snowden đã cung cấp cho các tờ báo Washington Post và The Guardian một loạt các tài liệu chi tiết về việc NSA theo dõi Internet và liên lạc điện thoại. Mỹ đã yêu cầu chính quyền Hong Kong dẫn độ Snowden về nước, nhưng hiện thời anh đã bay sang Moscow và có thể bay tiếp đến một nước khác để tị nạn chính trị.
Theo vietbao
Tình báo Mỹ yêu cầu Facebook tiết lộ thông tin 10.000 lần
Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook vừa chính thức thừa nhận đã tiết lộ thông tin của người dùng cho giới chức tình báo Mỹ. Trong đó chỉ trong nửa cuối năm 2012 họ đã nhận được từ 9.000 - 10.000 yêu cầu.
(Ảnh minh họa)
Thông tin vừa được hãng tin BBC đăng tải. Theo đó các yêu cầu của giới chức Mỹ bao gồm 18.000 - 19.000 tài khoản người dùng, liên quan đến các vấn đề về tội phạm hoặc an ninh quốc gia.
Những tiết lộ của một cựu nhân viên chính phủ Mỹ hồi tháng trước cho thấy, hoạt động gián điệp điện tử của nước này có quy mô rộng lớn hơn những thừa nhận trước đó.
Trong khi đó giới chức tình báo Mỹ tiếp tục quả quyết chương trình này giúp họ phá vỡ hàng chục âm mưu tấn công khủng bố.
Trong một bài viết được đăng tải trên blog của công ty, ông Ted Ullyot, luật sư trưởng của Facebook cho biết các yêu cầu cung cấp thông tin của giới chức Mỹ có liên quan đến hàng loạt vụ điều tra, từ trẻ em mất tích, những kẻ trốn lệnh truy nã liên bang tới các vụ trộm cắp vặt ở địa phương và các mối đe dọa khủng bố.
Ullyot không cho biết Facebook đã tuân thủ các yêu cầu trên của cơ quan chức năng ở mức độ nào nhưng cho biết mạng xã hội này đã "tích cực" bảo vệ dữ liệu của người dùng.
"Chúng tôi thường từ chối thẳng thừng những yêu cầu đó hoặc yêu cầu chính phủ giảm đáng kể số lượng yêu cầu, hoặc đơn giản là cũng cấp cho họ lượng thông tin ít hơn yêu cầu", Ullyot khẳng định.
Đây là lần đầu tiên Facebook thừa nhận đã cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Mỹ. Trước đó, cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã tiết lộ với tờ Guardian của Anh và Washington Post của Mỹ việc hàng loạt "gã khổng lồ" công nghệ thông tin như Facebook, Microsoft, Apple và Google đã tiết lộ thông tin người dùng cho cơ quan tình báo theo một chương trình gián điệp mạng có tên Prism.
Ngay sau đó tất cả các công ty trên đều ra thông báo bác bỏ sự liên quan của mình.
Đến thứ Tư vừa qua, Google đã phải công khai thừa nhận việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ. "Khi được đề nghị tuân thủ các yêu cầu đó, chúng tôi cung cấp thông tin cho chính phủ Mỹ, thường thông qua giao thức truyền dữ liệu bảo mật và giao trực tiếp", người phát ngôn của Google Chris Gaither thừa nhận.
Theo Dantri
Quan hệ Nga Mỹ: Ai bắt được nhiều gián điệp hơn? Vụ bê bối gián điệp bị phanh phui ngày 14/5 vừa qua không phải là điều mới trong quan hệ Nga - Mỹ. Ngày 14/5, báo chí Nga đồng loạt đưa tin nước này đã bắt giam một điệp viên CIA hoạt động dưới vỏ bọc là một nhà ngoại giao ở sứ quán Mỹ tại Moscow. Người này bị cáo buộc âm...