Những người ăn Tết muộn
Trong lúc mọi người về quê đón tết thì tại TPHCM, không ít người vẫn ở lại vì công việc mưu sinh. Sau Tết, người người quay trở lại cũng là lúc họ tay xách, nách mang quà cáp, đồ đạc về quê ăn Tết muộn.
Gần chục năm nay, cứ vào độ mùng 5, mùng 6 Tết, bà Tăng Thanh Hiếu (SN 1958, quê Cà Mau) mới bắt xe khách từ Bình Phước về bến xe Miền Đông (TPHCM), rồi đón xe khách về Cà Mau để ăn Tết muộn với gia đình. Vừa xuống xe, một tay bà xách thùng quà to nặng, toàn trái cây ở Bình Phước mang về cho nội ngoại hai bên.
Quê bà ở tận Cà Mau, căn nhà nhỏ nằm sâu trong vùng sông nước của huyện Ngọc Hiển. Muốn về đến nhà, bà phải đi thêm một chuyến đò. Nhưng đò không chạy vào ban đêm nên từ Bình Phước về TPHCM, bà phải ở lại chờ đến buổi tối mới bắt xe khách từ TPHCM về Cà Mau để cho kịp trời sáng bắt đò về nhà.
Bà Tăng Thanh Hiếu (đội nón) bắt xe khách từ Bình Phước về bến xe Miền Đông (TP.HCM) để về quê Cà Mau đón tết muộn. Ảnh: Việt Văn.
Bà Hiếu kể: “Tuổi mình cũng lớn, tìm được công việc giữ lô cao su ở Bình Phước có thu nhập ổn định không phải dễ, nên năm nào cũng ở lại trông coi cho hết Tết. Đến lúc người ta ăn Tết xong mình mới đón xe về quê cùng gia đình. Nhưng còn ai ở đó đâu”.
Một đứa con trai lập gia đình ở Tây Ninh. Tết về thăm nội ngoại ở Cà Mau vừa lên hôm mùng 4 Tết. Đứa con gái cũng vừa lên mùng 5 Tết, cũng là lúc bà về nhà. “Về nhà ăn Tết mà mấy đứa nhỏ quay lên Sài Gòn hết nên buồn lắm. Nhưng vì công việc nên phải chịu thôi. Cũng nhờ công việc ổn định mà giờ mình mới nuôi được hai đứa con đều học xong đại học cả”, bà Hiếu nói.
Đối với gia đình chị Lê Thị Hạnh (SN 1975, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận Thủ Đức) vì công việc nên tận mùng 5 Tết cả gia đình mới bắt xe về Quảng Ngãi. Chồng chị vào TPHCM làm nghề phụ hồ, Tết vẫn theo công trình. Còn chị ở lại bán hàng rong mấy ngày Tết trên đường hoa Hàm Nghi (quận 1) để kiếm thêm tiền về quê.
Chị Hạnh cho biết, ở khu trọ của chị, nhiều người chung hoàn cảnh, phải đi bán hàng rong quanh năm suốt tháng. Mấy ai được về quê ăn Tết cùng gia đình. Có khi vài ba năm họ vẫn chưa về. Làm quanh năm suốt tháng cũng chỉ đủ tiêu xài ở đất Sài Gòn, chứ tiền đâu về Tết. “Tiền về Tết đủ để cả gia đình ăn uống gần nửa năm. Nên ai cũng đắn đo suy nghĩ mỗi khi về. Năm nay, mấy đứa nhỏ đòi về quê với ông bà quá nên mình cùng chồng làm liều về, về sau Tết tiền vé cũng không đắt lắm”, chị Hạnh nói.
Ăn tết ngoài đường
Công việc lặng thầm hơn, những người công nhân quét dọn vệ sinh ở TPHCM cũng không đượcnghỉ Tết, thậm chí ngày Tết còn là giờ cao điểm của họ trong việc dọn vệ sinh, làm sạch thành phố. Trưa 30 tháng Chạp, khi chợ hoa Công viên 23/9 (quận 1), bắt đầu dọn chợ, từng đống rác nằm ngổn ngang khắp công viên, chị Trần Thị Hà (SN 1977, quê Nha Trang) cùng tổ của mình bắt đầu quét dọn.
Công nhân quét dọn vệ sinh ở TPHCM dịp tết. Ảnh: Việt Văn.
Chị cho biết: “Vào Sài Gòn gần chục năm, gắn bó với công việc này đến nay, chưa có năm nào tôi đón giao thừa bên gia đình đang thuê nhà trọ ở Sài Gòn, chứ nói chi đến việc về quê ăn Tết. Năm nào cũng đón giao thừa ở ngoài đường cả. Mấy anh chị em xúm lại ăn ổ bánh mì, bánh bao để chờ bắn pháo hoa xong là lao vào công việc quét dọn”.
Vào TPHCM mưu sinh, rồi chị lấy chồng cùng quê, hai người thuê căn nhà trọ ở quận Thủ Đức. Chồng chị cũng đi làm thuê kiếm sống, công việc không ổn định. Hai người có đứa con trai 13 tuổi. Từ sáng 30 Tết chị đã cùng tổ ra công viên chuẩn bị quét dọn và trực đến hết ngày mùng 4 Tết, khi đường hoa Hàm Nghi dọn xong. Lúc đó công việc mới nhẹ hơn. “Trong tổ anh chị em không ai về quê đón Tết, cả năm cứ làm suốt. Cố gắng làm xong lịch trực vào những ngày cao điểm, lúc đó mới có thời gian về nhà mua sắm, ăn Tết với chồng con”, chị Hà nói.
Bà Phạm Thị Là, tổ trưởng tổ dọn vệ sinh công viên 23/9 thuộc Công viên Cây xanh TPHCM cho biết, những ngày Tết, tổ của bà được tăng cường gấp ba, bốn lần lực lượng để tranh thủ quét dọn rác. Năm nào cũng vậy, công việc của các anh chị em trong đội vệ sinh vào những ngày cuối năm rất bận rộn. Không ai về ăn Tết, cũng chẳng ai có thời gian bên gia đình.
“Tiền về Tết đủ để cả gia đình ăn uống gần nửa năm. Nên ai cũng đắn đo suy nghĩ mỗi khi về. Năm nay, mấy đứa nhỏ đòi về quê với ông bà quá nên mình cùng chồng làm liều về, về sau Tết tiền vé cũng không đắt lắm”.
Chị Lê Thị Hạnh, sinh 1975, quê Quảng Ngãi, tạm trú tại quận Thủ Đức (TPHCM)
Theo Văn Minh (Tiền Phong )
Công khai 57 nhà xe "ngoan cố" không giảm giá cước
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT trong chuyến thị sát mới đây, Bến xe miền Đông (TPHCM) đã công bố 57 doanh nghiệp chưa chịu giảm giá cước trong khi giá xăng dầu đã giảm rất sâu.
Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia kiểm tra tại bến xe miền Đông ngày 3/2.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe miền Đông, cho biết hiện có 57 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại bến chưa kê khai giảm giá cước, mặc dù giá nhiên liệu liên tục giảm. Phía bến xe cũng quy định phải giảm giá cước mới cho phụ thu giá vé Tết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên đăng ký ở tỉnh và được phía được phương chấp nhận không giảm giá vé thì phía bến xe không thể can thiệp được mà chỉ có thể đưa lên phương tiện truyền thông đại chúng để người dân được biết và lựa chọn.
Trong danh sách "đen" này có nhiều hãng xe lớn về miền Trung như: Chín Nghĩa, Bình Tâm, Hoàng Long, Anh Khoa, Sao Vàng, Đông Hưng, Thiên Trang,...
Ông Hải cho biết thêm, hiện đã phát hiện một doanh nghiệp chạy tuyến Phú Yên - TPHCM và ngược lại đã tăng giá cước bất thường, điều này hết sức nghịch lý.
Ngoài ra, qua kiểm tra đột xuất Thanh tra Sở cũng phát hiện nhiều doanh nghiệp bán vé cao hơn so với quy định ở đầu bến địa phương... Với những trường hợp này, TP chỉ xử lý bằng văn bản gửi tới địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký đầu bến để xử lý.
Trước đó, trong chuyến kiểm tra tinh hình đảm bảo an ninh trật tự, công tác phục vụ hành khách, giá cước tại bến xe miền Đồng mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu phải công khai giá vé, số lượng vé và những doanh nghiệp chưa giảm giá vé để người dân được biết.
"Cần thiết chúng ta vận động một cuộc tẩy chay những xe không giảm giá cước, không đi xe ấy nữa. Giá xăng giảm rất nhiều và một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ không chịu giảm giá thì chúng ta phải có giải pháp", Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Danh sách 57 doanh nghiệp chưa kê khai giảm giá cước.
STT
ĐƠN VỊ VẬN TẢI
GHI CHÚ
1
CN CÔNG TY TNHH AN BÌNH TẠI HÀ NỘI
2
CN CÔNG TY TNHH VT HOÀNG LONG TẠI HÀ NỘI
3
Video đang HOT
CN CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HOÀNG LONG (QUẢNG NINH)
4
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VINAMOTO
5
CÔNG TY CP DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI BẢO CHÂU
6
CÔNG TY CP BÌNH TÂM (QUẢNG NGÃI)
7
CÔNG TY CP XK VÀ DVTM ĐÀ NẴNG
8
CÔNG TY CP VẬN TẢI ĐẠT THÀNH
9
CÔNG TY CP ÔTÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
10
CÔNG TY CP VT ÔTÔ HÀ TĨNH
11
CÔNG TY CP HOÀNG HÀ
12
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HOÀNG NHÂN
13
CÔNG TY CP VẬN TẢI LÀO TIỂN
14
CÔNG TY CP VẬN TẢI LONG PHƯỢNG
15
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI PHƯỚC THỊNH
16
CÔNG TY CP TM VÀ VẬN TẢI TẤN HƯNG
17
CÔNG TY CP XE KHÁCH THANH LONG
18
CÔNG TY CP VẬN TẢI THIÊN TRANG
19
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DUY
20
CÔNG TY CP DU LỊCH TRƯỜNG KHOA
21
DNTN LIÊN THÀNH
22
DNTN THANH PHƯƠNG
23
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ DVDL HẢI VÂN
24
HTX VẬN TẢI HUYỆN BẾN CÁT
25
HTX VẬN TẢI BÌNH DƯƠNG
26
HTX VẬN TẢI ĐỒNG XOÀI
27
HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI HẢI THỊNH
28
HTX VẬN TẢI ÔTÔ HOÀI ÂN
29
HTX DVVT HUYỆN LONG KHÁNH
30
HTX VẬN TẢI ÔTÔ TP. NINH BÌNH
31
HTX VẬN TẢI ÔTÔ PHAN THIẾT
32
HTX VẬN TẢI ÔTÔ SỐ 1 (PHAN RANG)
33
HTX DVVT ÔTÔ SỐ 2 BẢO LỘC
34
HTX VẬN TẢI ÔTÔ THÀNH TUYÊN
35
HTX VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRỰC NINH
36
HTX VẬN TẢI ÔTÔ TUY PHONG
37
HTX VẬN TẢI H. VĨNH CỬU
38
CN CÔNG TY TNHH QUỐC TRUNG
39
CÔNG TY TNHH TM VÀ VT ANH KHOA
40
CÔNG TY TNHH CHÍN NGHĨA
41
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Ô TÔ ĐẠI DUY
42
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI ĐẠT ANH
43
CÔNG TY TNHH MTV KD VÀ DỊCH VỤ HOÀNG ANH
44
CỘNG TY TNHH TM VÀ VẬN TẢI HOÀNG CHUNG
45
CN CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HOÀNG LONG
46
CÔNG TY TNHH MƯỜI TRANG
47
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VT TM DV NAMPHONG GIA LAI
48
CÔNG TY TNHH BẾN XE PHÙ CÁT
49
CÔNG TY TNHH TM DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC PHÁT CHƯ SÊ
50
CÔNG TY TNHH QUỐC TRUNG
51
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Ô TÔ TẤN PHÁT
52
CÔNG TY TNHH THANH CHÚC
53
CÔNG TY TNHH TM DỊCH VỤ THANH KHUÊ
54
CÔNG TY TNHH VÂN NAM
55
CÔNG TY TNHH TMDV DLVT XNK VIỆT LÀO
56
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI ÔTÔ SAO VÀNG
57
XÍ NGHIỆP VẬN TẢI 27-7 ĐÔNG HƯN
(Nguồn: Bến xe miền Đông)
Quốc Anh
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng đề nghị bến xe chỉ tên hãng xe "móc túi dân" Sáng 3/2, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiểm tra công tác bán vé xe, vé tàu tết tại bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP HCM) và tại ga Sài Gòn (quận 3, TP HCM). Trước vấn đề sốt vé hãng xe Phương Trang trong những ngày qua, bộ trưởng Thăng yêu cầu cả bến xe lẫn doanh nghiệp phải...