Những ‘ngư dân không có cá’ ở Campuchia
Các dòng chảy đổ về Biển Hồ Campuchia năm nay tiếp tục đến muộn, làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động ngư nghiệp, đe dọa nguồn cung thực phẩm cho hơn triệu người.
Thuyền mắc cạn trên phụ lưu từ Kampong Khleang ra Biển Hồ. Ảnh: Reuters.
Các dòng chảy đổ về Biển Hồ Campuchia, hồ lớn nhất Đông Nam Á, sẽ không xuất hiện cho đến tháng 8 do tình trạng hạn hán và hơn chục đập thủy điện tại Lào và Trung Quốc – được cho là nguyên nhân làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, theo nhà chức trách Campuchia.
Nước sông Mekong thường dâng cao trong mùa mưa, hội tụ với sông Tonle Sap của Campuchia, tạo ra dòng chảy ngược vào Biển Hồ, mang theo lượng lớn cá. Tình trạng này hiện vẫn chưa xảy ra và người dân có sinh kế phụ thuộc vào Biển Hồ đang chật vật cầm cự.
“Tôi đánh bắt cá suốt hai đêm nhưng vẫn không đủ”, Khon Kheak, 37 tuổi, vừa vá lưới phía dưới nhà sàn vừa nói. Khon Kheak sinh sống tại làng nổi Kampong Khleang nhưng mực nước nơi này hiện cũng rất thấp.
Khon Kheak kiếm được 12.000 riel (khoảng 3 USD) cho chuyến đánh bắt trên, thấp hơn nhiều so với con số 12 – 25 USD/ngày trong năm 2019 – mức vừa đủ để chăm lo cho gia đình 6 người của anh.
Reth Thary, vợ Khon Kheak, lo ngại chuỗi ngày thu nhập cao như vậy có thể đã kết thúc.
“Nếu tình hình không cải thiện, chúng tôi sẽ xong đời. Chúng tôi còn nợ tiền người khác nữa”, cô nói, nhắc đến khoản nợ 1.000 USD.
Video đang HOT
Người dân Kampong Khleang đang là “những ngư dân không có cá”. Ảnh: Reuters.
Dòng nước thường chảy vào Biển Hồ trong 120 ngày, làm mực nước dâng khoảng 6 lần trước khi trở lại sông Mekong khi mùa mưa kết thúc cuối tháng 9.
Dựa trên dự báo thời tiết và số liệu về lượng mưa, dòng chảy từ Mekong vào Biển Hồ có thể xuất hiện vào tháng 8, theo Long Saravuth, phó tổng thư ký Ủy ban Mekong Quốc gia của Campuchia.
Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho rằng một phần nguyên nhân là lượng mưa năm 2019 thấp cùng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, gồm hai đập ở Lào, 11 đập ở Trung Quốc.
“Từ bây giờ, dòng chảy ngược sẽ không xuất hiện cùng thời điểm như trước”, MRC nhận định.
Lào và Trung Quốc cho biết các đập nước mang lại lợi ích kinh tế quan trọng và điều tiết dòng chảy, giúp ngăn lũ lụt và hạn hán.
Tuy nhiên, ngư dân San Savuth, 25 tuổi, muốn chính phủ Campuchia thương lượng để các đập trên xả nước, cứu giúp khoảng 2.000 hộ gia đình ở Kampong Khleang.
Savuth có thể đến Siem Reap, thành phố cách đó 55 km, để làm xây dựng.
“Chúng tôi không đánh bắt được gì. Không có nước, không có cá”, anh nói.
Ngay cả khi đi lại quốc tế không bị hạn chế bởi Covid-19, việc thu hút du khách bản địa đi thuyền từ Kampong Khleang, vốn tiếp đón khoảng 600 người/ngày, cũng đã không có hy vọng.
Văn phòng du lịch địa phương đã bị bỏ hoang, cỏ mọc vây kín. Khoảng 130 thuyền chở du khách bị bỏ không.
“Người dân Kampong Khleang đang là ngư dân không có cá”, Ly Sam Ath, chủ thuyền chở du khách, nói. “Và họ cũng không thể làm ruộng”.
Tiếp tục cảnh báo sạt lở nguy hiểm
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế thời tiết, thủy văn trong những tháng đầu năm 2020 khu vực Nam Bộ và tỉnh An Giang tiếp tục có những diễn biến bất thường.
Lượng mưa có xu hướng thiếu hụt, mực nước thượng lưu sông Mekong xuống dần và ở mức thấp, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về đầu nguồn sông Cửu Long ở mức thấp. Đặc biệt, hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL sớm hơn, sâu hơn và gay gắt hơn, do ảnh hưởng thời tiết và việc tích trữ các đập thủy điện trên sông Mekong...
Với tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn bất thường nên khả năng tiếp tục xảy ra sạt lở tại các khu vực hạ nguồn là rất cao, nhất là các đoạn sông được cảnh báo mức độ rất nguy hiểm. Hiện, toàn tỉnh có 52 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm, trong đó có 6 đoạn rất nguy hiểm.
Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất bờ sông, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện và xã tăng cường hơn nữa công tác cảnh báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả sạt lở đất bờ sông trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay và giải pháp lâu dài.
Sở TN&MT tiếp tục theo dõi, quan trắc, khảo sát các đoạn sông xảy ra sạt lở để kịp thời cảnh báo chủ động phòng tránh, di dời đến nơi an toàn; nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để triển khai các dự án chỉnh trị dòng chảy (khu vực sông Hậu, đoạn Quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú; khu vực xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu; khu vực nhánh sông Tiền qua xã Kiến An và xã Long Điền A, Chợ Mới).
Khu vực sạt lở nguy hiểm ở xã Vĩnh Trường (An Phú)
Sở Giao thông - Vận tải tiếp tục phối hợp hỗ trợ các địa phương rà soát, khảo sát, thiết kế, gia cố hoặc khảo sát tuyến thay thế các tuyến đường giao thông có nguy cơ hoặc sạt lở nguy hiểm trên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp các cơ quan nghiên cứu khoa học khảo sát chi tiết các đoạn đã cảnh báo sạt lở đề xuất các giải pháp công trình để gia cố hạn chế sạt lở, như: thả rọ đá, bao cát bằng vải địa kỹ thuật hoặc các loại bó cây tre hoặc nhánh cây làm đổi hướng và giảm lực dòng chảy, sóng... Triển khai hiệu quả "Tổ ứng phó thiên tai khẩn cấp", quy chế phối hợp ứng phó, đảm bảo ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố sạt lở xảy ra.
Về giải pháp lâu dài, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Sở TN&MT tiếp tục nâng cao năng lực quan trắc cảnh báo các đoạn sông xảy ra sạt lở. Phối hợp các địa phương khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở, cắm mốc giới hạn hành lang sạt lở nguy hiểm làm cơ sở cho các địa phương tiến hành thống kê hộ dân và lập quy hoạch dân cư, giao thông và xây dựng kế hoạch di dời ra khỏi khu vực sạt lở.
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp nạo vét khơi thông, chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở (ngoài khu vực Châu Phong đã triển khai), chú ý phối hợp UBND cấp huyện chấn chỉnh và siết chặt, xử lý nghiêm việc khai thác cát trái phép. Các điểm thường xuyên có tình trạng khai thác cát trái phép thì đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo huyện, xã lập các chốt kiểm soát để ngăn chặn. Phối hợp chặt chẽ Sở Khoa học và Công nghệ triển khai và thực hiện "Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở An Giang".
Sở Giao thông - Vận tải tăng cường kiểm tra và đề xuất UBND tỉnh các giải pháp; quy định tiêu chuẩn, tiêu chí về phương tiện và hoạt động giao thông thủy, bộ; phân luồng giao thông thủy, bộ hợp lý để hạn chế tác động gây ra sạt lở bờ sông ở một số địa điểm có nguy cơ sạt lở và phục vụ cho địa phương lập quy hoạch dân cư, giao thông. Sở NN&PTNT, Sở Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan tranh thủ vốn Trung ương để đầu tư các cụm, tuyến dân cư, tuyến kè trọng điểm cho các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Sở Xây dựng tham mưu chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng, hỗ trợ địa phương xây dựng tiêu chí và quy chế quản lý xây dựng, thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý nhà ở trên sông, kênh, rạch. Khẩn trương phối hợp Sở NN&PTNT, Sở TN&MT và các địa phương rà soát, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các cụm, tuyến dân cư phục vụ di dời dân cư vùng sạt lở.
UBND cấp huyện phối hợp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Bám sát các dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn để thường xuyên tăng cường theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân; thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở; quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở...
HỮU HUYNH
Nghiên cứu của Mỹ: Trung Quốc giữ lại nhiều nước sông Mekong trong mùa hạn Kết quả nghiên cứu của một công ty Mỹ cho thấy các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tích một lượng lớn nước trong giai đoạn hạn hán nghiêm trọng hoành hành các nước ở hạ nguồn năm ngoái. Sông Mekong ở Nong Khai, Thái Lan - Ảnh: REUTERS Nghiên cứu của Công ty Eyes on Earth Inc...