Những ngọn núi lửa đang hoạt động thu hút khách du lịch ở Indonesia
Vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch của nhửng ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia
Batur (Bali)
Batur là ngọn núi lửa nổi tiếng nhất Bali. Batur cao 1.717 m, tọa lạc ở phía đông bắc đảo Bali. Hồ trên miệng núi lửa này rộng hơn 130 km2. Không chỉ là điểm du lịch độc đáo, người dân còn coi nơi đây là địa điểm tôn giáo thiêng liêng, nơi cư ngụ của các vị thần. Ảnh: Iceindia.
Để đến Batur, bạn có thể đi từ Toya Bungkah, Songan hoặc Kediasan. Tour leo núi Batur kéo dài khoảng 2 giờ và thường bắt đầu vào sáng sớm để đến kịp đài quan sát khi bình minh. Tại đây, bạn sẽ thấy mặt trời rực rỡ mọc lên từ mặt hồ Daunau Batur. Nếu đủ sức, bạn có thể tiếp tục leo lên đỉnh núi sau khi mặt trời mọc để nhìn thẳng vào miệng núi lửa. Ảnh: Baliislandtrekking.
Agung (Bali)
Agung là ngọn núi cao nhất ở Bali, nằm phía nam núi Batur. Người Bali tin rằng núi Agung là bản sao của núi Meru – trục trung tâm vũ trụ. Có một huyền thoại ở đây cho rằng núi là một phần của núi Meru được đưa đến Bali bởi những người Hindu đầu tiên. Pura Beasakih – ngôi đền linh thiêng nhất Bali cũng tọa lạc ngay chân núi Agung. Ảnh: Reddit.
Tháng 11/2017, núi Agung đã có những dấu hiệu phun trào khiến hàng trăm chuyến bay quốc tế bị hủy và hơn 120.000 du khách mắc kẹt. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, đây vẫn là ngọn núi thu hút các du khách thích khám phá. Đường lên đỉnh núi có hệ sinh học đa dạng với thảm thực vật và động vật phong phú. Từ núi Agung, bạn cũng có thể ngắm nhìn đỉnh núi Batur. Ảnh: Ficmo Oisff.
Ijen (Java)
Ijen là ngọn núi lửa nằm ở phía Đông đảo Java, cách thị trấn Banyuwangi 26 km. Miệng núi lửa Ijen có bán kính lên tới 361 m với diện tích bề mặt là 410 m2, sâu 200 m. Hồ Ijen cũng là khởi nguồn của dòng sông Banyupahit. Tuy có màu xanh ảo diệu nhưng nồng độ axit và kim loại trong nguồn nước ở đây khá cao gây ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái vùng hạ lưu. Đây cũng là lý do khiến khu vực xung quanh hồ chủ yếu là đất đá và lưu huỳnh thay vì thảm thực vật. Ảnh: Xplorea.
Video đang HOT
Bondowoso và Banyuwangi là hai lối đi chính để du khách đến Ijen. Mỗi ngày, có hàng trăm du khách leo lên đây để ngắm bình minh xuất hiện giữa làn sương mờ đặc và xem ngọn lửa xanh phát ra từ mỏ quặng lưu huỳnh lúc chạng vạng. Màu xanh ngọc bích huyền ảo của hồ axit nằm lọt thỏn trong miệng núi cũng khiến người ta choáng ngợp. Ảnh: Wallhere.
Rinjani (Lombok)
Cũng là một núi lửa đang hoạt động, Rinjani với chiều cao hơn 3.700 m nằm ở phía bắc đảo Lombok. Tuy Lombok nằm ngay cạnh Bali nhưng hòn đảo này kém nổi tiếng hơn nhiều. Bù lại, bạn sẽ được tận hưởng một không gian khá vắng vẻ với những trải nghiệm trekking đáng nhớ. Tháng 4 vừa qua, UNESCO đã đưa Rinjani vào danh sách mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network). Ảnh: Ingdk.
Đến Rinjani vào chiều tối, bạn sẽ nhìn thấy mặt trời chậm rãi chìm dần xuống phía sau dãy núi bên sườn Senaru, hắt lên đỏ rực một mảng trời lung linh, huyền ảo. Ở sườn núi, bạn có thể bắt gặp rất nhiều động vật như khỉ đuôi xám, nai, hoẵng, chim rồng rộc, chích bông, bạc má… Tuy nhiên, việc leo đến đỉnh Rinjani không hề đơn giản, triền núi dốc dựng đứng, chủ yếu là sỏi đá núi lửa, không hề có cây cối để bám. Ảnh: Jonnymelon.
Bromo (Java)
Núi Bromo là một phần của dãy núi Tengger nằm phía đông Java. Với độ cao hơn 2.300 m, Bromo không phải đỉnh cao nhất của dãy núi nhưng lại là đỉnh núi được biết đến nhiều nhất. Lần cuối Bromo phun trào là năm 2011 nhưng cho đến nay, những đợt khói lưu huỳnh vẫn thoát ra thu hút một lượng lớn khách du lịch đến check-in. Ảnh: Travel Hysteria.
Để tiếp cận khu vực chân núi, bạn sẽ phải vượt qua một quãng đường dài xuyên sa mạc cát nóng. Thời điểm tốt nhất để chinh phục Bromo là tháng 6 đến tháng 8 hàng năm khi thời tiêt khô ráo. Cũng vào thời gian này, người dân địa phương thường tổ chức lễ hội Kasada với tập tục ném tiền và đồ ăn vào miệng núi lửa để làm dịu cơn giận dữ của các vị thần. Ảnh: Dropzone.
Theo zing.vn
Tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali
Theo tục lệ một ngôi làng trên đảo Bali, nếu người qua đời đã kết hôn, thi thể của họ sẽ được đưa qua hồ, đến nghĩa trang và đặt xác trong lồng tre để tự phân hủy.
Phong tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali Khi một người đã kết hôn trong làng qua đời, nam giới trong làng sẽ đưa thi thể đến nghĩa trang và đặt trong lồng tre để xác tự phân hủy.
"Anh họ tôi ở đằng kia", Ketut Blen, một người Indonesia sống trên đảo Bali (Indonesia) nói với phóng viên BBC. Người đàn ông này chỉ vào hộp sọ và bộ quần áo bên dưới lồng tre và nói tiếp: "Nhưng tôi vẫn thấy bình thường khi nhìn anh ấy". Ảnh: Shutterstock.
Nghĩa trang làng Trunyan (đảo Bali) là một nơi cô lập. Nơi này được che chắn bởi những sườn núi dốc và rừng, nằm cạnh một cái hồ và cách trung tâm làng không xa. Người dân ở đây có một tập tục kỳ lạ: Phơi thây người đã khuất trong lồng tre để tự phân hủy. Ảnh: Getty.
Khi một người trong làng qua đời, người dân sẽ vận chuyển thi thể bằng thuyền qua hồ Batur, đến khu nghĩa địa Trunyan để phơi xác. Trunyan là ngôi làng duy nhất trên đảo Bali có tập tục kỳ dị này. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
Theo lời giải thích của Blen, thực tế, làng Trunyan có hai nghĩa trang. Tục lệ phơi thây người chết trong lồng tre để tự phân hủy chỉ dành cho những người có một cuộc đời hoàn chỉnh. Tức là người đó đã kết hôn trước khi họ qua đời. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
"Những người chết trước khi cưới hoặc chết đuối ở hồ, chúng tôi chôn họ xuống đất", người đàn ông này chia sẻ. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
Trước khi đặt vào trong lồng tre, người chết được tắm rửa xác sạch sẽ bằng nước mưa và mặc trang phục để lộ phần đầu. Ảnh: AFP.
Dân làng đặt những cái lồng chứa xác chết gần gốc cây Taru Menyan, một loài cây có thể tỏa ra mùi hương lấn át mùi tử khí nồng nặc trong nghĩa trang. Ảnh: AFP.
"Loài cây này rất thần kỳ. Nếu để ở nhà, những thi thể sẽ bốc mùi. Nhưng ở đây thì không", Ketut Darmayasa, bạn của Blen, nói. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Khi các xác chết phân hủy hoàn toàn, người ta sẽ cải mộ bằng cách lấy phần sọ người chết đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây linh thiêng trong nghĩa địa. Sau đó, họ lấy phần xương còn lại ra khỏi lồng để nhường chỗ cho người khác. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Để làm đám tang, người nhà phải quyên một khoản tiền. Sau đó, dân làng sẽ chọn ngày lành để đưa thi thể đến nghĩa trang. Một số gia đình phải để người thân đã khuất ở trong nhà nhiều ngày hoặc hàng tuần trước khi đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Để tránh xác bị thối rữa trong thời gian chờ đợi, họ phải sử dụng formaldehyde. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Theo tục lệ, chỉ đàn ông mới có thể đến nghĩa trang. Họ cũng là người thay quần áo, tắm rửa xác chết và cải mộ mỗi khi có người mới qua đời. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Phụ nữ bị cấm tới đây. Người ta quan niệm nếu phụ nữ trong làng cố tình đến nghĩa trang, ngôi làng Trunyan sẽ phải hứng chịu những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên như động đất và núi lửa. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tập tục phơi xác người chết ở làng Trunyan trên đảo Bali cũng có nét tương đồng với tục đào xác người chết, tắm rửa và đưa về thăm nhà của bộ tộc Toraja ở phía nam đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Hai tập tục này đều nhằm tôn vinh những người đã khuất, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu lòng tôn kính với tổ tiên của mình. Ảnh: Bali Adventours.
Theo zing.vn
Lạc bước tới thiên đường tại 10 hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng châu Á-Thái Bình Dương Khu vực châu Á-Thái Bình Dương nổi tiếng những thiên đường nhiệt đới giữa đại dương. Amanpulo, Philippines: Amanpulo không chỉ là lựa chọn sang trọng nhất ở Philippines, mà nó còn gây ấn tượng với đường băng riêng. Các phòng ngủ tại khu nghỉ dưỡng trên đảo Amanpulo có hướng nhìn ra biển hay rừng và biển cùng bể bơi riêng, trong...