Những ngọn lửa bất diệt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Xuôi về phía tây nam thành phố Antalya, gần thị trấn Cirali của Thổ Nhĩ Kỳ, những ngọn lửa bí ẩn đã thắp sáng bề mặt ngọn núi từ hàng nghìn năm nay.
Có khoảng một chục ngọn lửa rực cháy ở trên bề mặt của ngọn núi đá, do khí mêtan thoát ra từ những khe hở trong ngọn núi đá này.
Những ngọn lửa được gọi là Yanarta trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “Đá lửa”, tất cả thắp sáng bề mặt núi ít nhất là 2.500 năm. Những khe hở đóng vai trò như một lỗ thông hơi, cũng chính là sự phát xạ lớn nhất của khí mêtan được phát hiện trên núi đá cho đến nay.
Hàng trăm năm nay, các thủy thủ có thể nhìn thấy ngọn lửa từ ngoài khơi và coi chúng như một ngọn hải đăng để di chuyển lại trên biển. Nhưng ngày nay, những ngọn lửa này thường được những người đi bộ đường dài sử dụng để nấu nước trà uống giải khát.
Truyền thuyết kể rằng những ngọn lửa đã khai sinh ra quái vật Chimera, có phần trước cơ thể mang loài sư tử, phần sau của loài bò sát và phần đuôi là một con rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn cái đầu dê và đầu rồng. Chimara có khả năng thở ra lửa. Vì phải nuôi một lúc ba miệng ăn, nên nó sẵn sàng ăn thịt bất kỳ người nào nó gặp. Nhưng cuối cùng, Chimera đã bị anh hùng Bellerophon tiêu diệt với sự giúp đỡ của Pegasus theo lệnh của vua xứ Lycia.
Nhờ đôi cánh của Pegasus, Bellerophon thoát được những đốm lửa từ miệng con quái vật và tiêu diệt nó bằng những mũi tên chì. Bellerophon đã bắn những mũi tên vào miệng con quái vật. Dưới sức nóng của ngọn lửa, chì tan ra và đốt cháy ruột gan của nó. Ngày nay khi nói về ngọn núi Yanarta, người ta vẫn thường nghĩ đến câu truyện thần thoại hấp dẫn này.
Ngọn lửa được nhóm lại trên một diện tích 5.000 m2 và được tiếp nhận một lượng lớn khí phát thải chủ yếu là metan và hydro, cả hai đều là chất dễ cháy. Những ngọn lửa trở nên phát cháy mạnh mẽ hơn vào những tháng mùa đông, một đặc điểm chung của hai chất khí này.
Không giống như ngọn lửa tại ngọn thác Eternal Flame Falls thuộc công viên Chestnut Ridge ở New York (Mỹ), mang tên là Ngọn lửa Bất diệt nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tắt, lửa ở đây liên tục và chưa bao giờ tắt.
Video đang HOT
Theo một số nhà sử học thì ngọn lửa Olympic lần đầu tiên được lấy từ địa điểm thiêng liêng này
Viếng thăm địa điểm lý tưởng này tốt nhất là lúc hoàng hôn, ngọn lửa sẽ được nhìn thấy rõ hơn, trông một màu xanh khi bầu trời về đêm. Bạn cũng có thể cùng một lúc viếng thăm tàn tích của đền thờ ngoại giáo Hephaistos, (một vị thần kỹ nghệ trong thần thoại Hy Lạp), nằm bên cạnh khu vực này. Những tàn tích của ngôi đền được xem một là nơi thiêng liêng, vì vị thần Hephaistos liên quan đến lửa, người giữ vai trò như một thợ rèn của đế chế Byzantine.
Theo 24h
Giải mã những bí ẩn hiện tượng người tự bốc cháy
Làm thế nào để cơ thể một con người bỗng dưng bùng phát lên những ngọn lửa kỳ quái đốt cháy toàn bộ cơ thể họ nhưng không làm cháy mọi vật xung quanh?
Hiện trường vụ Marry Reeser tại St Peterburg- Florida- Mỹ năm 1951.
Hiện tượng tự bốc cháy ở người sống hoặc người vừa qua đời mà không có yếu tố khách quan (gọi tắt là SHC) vẫn là một bí ẩn lớn cần khám phá của các nhà khoa học. Làm thế nào để cơ thể một con người bỗng dưng bùng phát lên những ngọn lửa kỳ quái đốt cháy toàn bộ cơ thể họ nhưng không làm cháy mọi vật xung quanh?
Theo thống kê, đến hết thế kỷ trước, trong vòng khoảng 300 năm, toàn thế giới đã có hơn 200 trường hợp SHC được ghi nhận. Những ngọn lửa kỳ bí này là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong suy nghĩ của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhất là khi những ngọn lửa đột ngột ấy có thể tàn bạo đốt cháy rụi một cơ thể trưởng thành nhưng lại hiền lành đến mức buông tha cho chiếc ghế bành cũ kỹ, thậm chí là những thứ dễ cháy như quần áo.
Những ngọn lửa bí ẩn từ bên trong
SHC là từ viết tắt của thuật ngữ Spontaneous Human Conbustion (Hiện tượng người tự bốc cháy). Đúng như tên gọi, với rất nhiều bằng chứng để lại của những nạn nhân đã chết hay may mắn còn sống, sự hiện diện của nó rõ ràng là có thật và không phải bàn cãi. Tốc độ ngọn lửa, thông thường bùng lên rất nhanh và sẽ thiêu cháy nạn nhân thành tro chỉ sau vài phút ngắn ngủi. Thậm chí, nhiều ngọn lửa bùng lên và lịm tắt nhanh đến mức không kịp đốt nội tạng, hay quần áo của nạn nhân.
Một trong những trường hợp đầu tiên được ghi nhận gặp hiện tượng SHC là vào năm 1663. Khi ấy, một nhà giải phẫu người Đan Mạch tên là Thomas Bartholin đã miêu tả về cái chết của một người phụ nữ trong khi đang ngủ tại Paris với những chú thích miêu tả hiện trạng là "biến thành tro và khói". Cái chết ấy càng được chú ý khi người ta hay rằng chiếc đệm rơm mà bà ta đang nằm lại không bị cháy.
Nhà giải phẫu Thormas Bartholin
Gần đây nhất, đến năm 1673, Jonas Dupont người Pháp đã viết một cuốn sách tổng hợp nhiều trường hợp con người tự bốc cháy với tựa đề "De Incendiis Corporis Humani Spontaneis" và mở ra chuỗi truyền thuyết về những cái chết liên quan đến các ngọn lửa tử thần từ bên trong phát ra. Qua thời gian, đặc biệt sau các ghi nhận về những trường hợp SHC mà không chết, tấm màn bí mật được vén dần, dù vẫn chưa thể thỏa mãn những câu hỏi của các nhà nghiên cứu.
Hiện trường vụ ông John Irving Bently bốc cháy
Một trong những cái chết nổi tiếng nhất liên quan đến SHC diễn ra vào năm 1966, khi tiến sĩ J.Irving Bentley sống tại vùng Pennslyvania được tìm thấy trong tình trạng bị cháy rụi. Những gì còn sót lại của cụ ông này chỉ là 1 bên ống chân và chiếc giày ông đang đi. Phần còn lại của cơ thể đã bị cháy thành tro, một lỗ cháy trên sàn nhà là bằng chứng cho thấy hiện trường xảy ra sự việc. Mặc dù đủ thời gian và sức mạnh để thiêu cháy người đàn ông này nhưng ngọn lửa lại gần như không làm hư hại gì đến căn nhà. Tại hiện trường cũng không phát hiện chất gây cháy, giải pháp ông bất cẩn để cháy do hút thuốc là cũng không khả thi bởi chiếc tẩu hay dùng nằm ở phòng bên cạnh.
Mary Hardy Reeser và hộp sọ sau vụ cháy.
Một trường hợp SHC gây sốc không kém là về góa phụ 67 tuổi tên Mary Hardy Reeser, chết cháy tại nhà riêng ngày 1/7/1951. Người phụ nữ này tự dưng bốc cháy nhưng thi thể lại không cháy hết, còn sót lại đoạn cuối cùng của chân trái và phần sọ chưa cháy hết và vỡ làm hai. Hay gần đây một tài xế người Úc có tên Agnes Phillips đã tự nhiên bốc khói nghi ngút ngay giữa đường phố đông đúc vào ngày 24/8/1998. Cô con gái cùng người đi đường nhanh chóng giúp ông thoát khỏi xe. Tuy nhiên, dù thoát chết cháy nhưng hơn một tuần sau Agnes lại tử vong vì tai nạn giao thông. Gần đây nhất là trường hợp của ông Michael Faherty, 76 tuổi, chết ngày 22/12/2010, được ghi nhận nguyên nhân cái chết là do bỗng dưng bốc cháy.
Tranh cãi triền miên
Những nhân viên điều tra ghi nhận, mùi mồ hôi và khói thường nồng nặc tại hiện trường. Ở những trường hợp tự bốc cháy, cơ thể nạn nhân thường bị thiêu hủy gần như hoàn toàn nhưng vẫn thường để sót lại một vài bộ phận như các chi. Trong một số trường hợp, nội tạng của nạn nhân vẫn còn sót lại tại hiện trường, nhưng phần da thịt và khung xương lại hóa thành tro. Đặc biệt là ngọn lửa không hề tác động đến những phần còn lại của hiện trường.
Trong hầu hết các trường hợp, ngọn lửa không phân tán đều mà chủ yếu tập trung ở một vài khu vực như giữa thân người. Điều này khiến nạn nhân của SHC bị cháy xém, xương ở khu giữa người có thể bị tan thành tro, nhưng không ít bộ phận khác như cánh tay, thậm chí là đầu và đặc biệt là khu vực bàn chân... vẫn còn nguyên vẹn.
Về ngọn lửa, khi đã có thể đốt cháy nạn nhân và thậm chí biến xương thành tro thì rõ ràng không hề nguội, nhưng trong rất nhiều trường hợp nạn nhân bị đốt cháy nằm trên giường mà quần áo, giường làm bằng rơm bện vẫn không bị ảnh hưởng bởi sức nóng của lửa. Cũng chính những điều kỳ lạ này đã khiến trong mắt rất nhiều người, SHC trở thành câu chuyện mang tính siêu nhiên, rằng đấy là sự trừng phạt của Chúa hoặc là bàn tay của quỷ Satan.
Đặc biệt với tri thức khoa học nghèo nàn và ngu muội của những thế kỷ 17 - 18, chỉ có tâm linh mới là cơ sở hợp lý để lý giải cho tính chất đặc biệt ấy của ngọn lửa từ bên trong. Hoặc một cách lý giải khác, mang tính duy vật hiếm hoi là việc nạn nhân trong nếp sinh hoạt của mình đã tích trữ trong người quá nhiều chất cồn do bia rượu và một tia lửa vô ý nào đó là khởi nguồn cho cơ thể bốc cháy. Tuy nhiên, lập luận ấy cũng không đứng vững lâu khi trong danh sách các nạn nhân có những người không sử dụng chất cồn. Ngoài ra, cũng có những giải thích liên quan đến những luồng điện sinh học trong cơ thể, kết hợp với những dao động từ tính của Trái đất đã gây ra những vụ "chập mạch". Điều này được nhắc trong nghiên cứu của Larry Arnold năm 1982, với giả thiết về mối liên hệ giữa SHC và những đường từ trường đặc biệt chạy ngang dọc khắp hành tinh gọi là "đường lửa". Trong đấy, Arnold có gây chú ý với một đường dài 400 dặm, nối liền 5 địa điểm có đến 10 trường hợp bốc cháy liên tiếp từ các năm 1852 đến 1908.
Đã vén màn bí mật?
Qua rất nhiều nghiên cứu và tranh cãi, có vẻ như người ta đã bắt đầu tìm được hướng đi đúng trong việc lý giải nguyên nhân của những ngọn lửa tử thần. Vào tháng 8/2012, giáo sư Brian J Ford của ĐH Cambridge (Anh) đã tìm ra lời giải đáp khi bằng một thực nghiệm đã chứng minh được một phương thức có thể biến thịt sống cháy rụi như thế nào.
Là nhà nghiên cứu sinh vật học, với hơn 30 cuốn sách tập trung vào sinh học tế bào và nghiên cứu dưới kính hiển vi, GS Ford đã có hứng thú với hiện tượng SHC và muốn chứng minh giả thiết liên quan đến rượu cùng cái gọi là "hiệu ứng bấc đèn" do chuyên gia điều tra những cái chết Gavin Thurston ở London đưa ra năm 1961 là sai.
Thurston cho rằng mỡ của con người có thể bị đốt cháy ở nhiệt độ 25 độ C. Khi tan chảy, mỡ có thể bốc cháy như bấc đèn - giống như quần áo hay những vật liệu khác - ở nhiệt độ trong phòng. GS Ford không đồng ý quan điểm đó. Ông cho biết: "Tôi cảm thấy đây là lúc phải kiểm chứng lại lý thuyết này, chúng tôi cho các miếng mỡ lợn vào ethanol trong vòng một tuần. Ngay cả khi bị nhúng vào ethanol, thịt cũng không bị cháy. Thông thường, cồn không tồn tại trong các tế bào cơ thể, nhưng khi có lửa xuất hiện trong cơ thể, thì mỡ sẽ tập trung rất nhanh".
"Tuy nhiên axeton lại là một câu chuyện khác. Cơ thể sinh ra chất axeton dễ cháy. Trong nhiều điều kiện như uống rượu, chế độ ăn không có mỡ, tiểu đường và ngay cả đánh răng, cũng khiến cơ thể sinh ra ketosis, từ đó axeton được tạo ra".
Trong thực nghiệm của mình, GS Ford đã nhúng thịt lợn vào axeton và kết quả là miếng thịt này đã cháy rụi hoàn toàn chỉ trong vòng nửa giờ. Đấy cũng là lần đầu tiên nguyên khiến con người tự bốc cháy được chứng minh bằng thực nghiệm. Nhưng rõ ràng, để đi đến tận cùng của những cái chết bí ẩn này người ta sẽ còn phải nghiên cứu nhiều nữa. Chỉ biết có một điều chắc chắn, những câu chuyện tâm linh sẽ vẫn còn gắn chặt với những cái chết bầt thình lình và nóng bỏng trong một thời gian dài nữa.
Theo Xahoi
Những bức tranh nổi tiếng... kinh dị Nhiều tác phẩm hội họa "tôn sùng" cảm xúc mãnh liệt (thậm chí ghê sợ, rùng rợn) của nhân vật trong tranh, của họa sỹ và của cả người xem. Các tác phẩm hội họa theo trường phái biểu hiện, tượng trưng thường nhấn mạnh vào sự thể hiện cảm giác - cảm xúc của nhân vật trong tranh và của chính họa...