Những ngôi nhà nhỏ nhất thế giới
Các công trình chưa tới 10 m2 vẫn cung cấp đủ tiện nghi và dễ dàng di chuyển khắp nơi.
Ngôi nhà 9 m2 ở Ruse (Bulgaria) do kiến trúc sư Hristina Hristova xây dựng với mong muốn rời xa đám đông và tận hưởng sự yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên.
Dù diện tích nhỏ hẹp, căn nhà vẫn được trang bị đầy đủ tiện nghi. Chiều cao 2,4 mét của trần kết hợp với cửa kính lớn giúp công trình có vẻ rộng rãi hơn.
Vì chủ nhà muốn dành nhiều thời gian bên ngoài, kiến trúc sư thiết kế một băng ghế lớn ở mặt tiền nhà. Đây cũng là chỗ họ đón tiếp bạn bè và tổ chức các bữa ăn.
Công trình do văn phòng Allergutendinge (Đức) thiết kế có diện tích 8 m2.
Nó được chia làm ba phần chính. Tầng trệt gồm lối vào và không gian sinh hoạt. Tầng hai dành cho giường ngủ. Tầng ba như một không gian làm việc nhỏ.
Ngoài diện tích siêu bé, căn nhà còn dễ di chuyển đến nơi khác nhờ kết cấu khung gỗ có thể tháo rời.
Tại Weil Am Rhein (Đức), kiến trúc sư Renzo Piano xây dựng một căn nhà rộng 7 m2, đặt tên là Diogenes, theo tên nhà triết học Hy Lạp cổ đại sống trong một cái thùng.
Căn nhà làm bằng gỗ, có hệ thống thu gom nước và năng lượng riêng. Nó “đầy đủ tiện nghi cho một cuộc sống đơn giản” với sofa kéo, bàn gấp, phòng tắm, toilet và bếp.
Với diện tích 1 m2, ngôi nhà do kiến trúc sư Van Bo Le-Mentzel (Đức) thiết kế được cho là nhỏ nhất thế giới. Công trình ra đời với mục đích làm mới khái niệm về nhà ở. “Bạn có thể coi các công viên là vườn nhà hoặc các thành phố là phòng khách”, kiến trúc sư Le-Mentzel nói.
Căn nhà đủ nhẹ để mang lên xe và đủ chỗ cho người ở ngồi, làm việc, nằm, ngủ.
Ảnh: Deyan Tomov, Vitra, Renzo Piano
Ngôi nhà sân vườn của chủ chuỗi phở tại Bình Dương
Trong khu đất rộng gần 300 m2, nhóm kiến trúc sư đã tạo ra một môi trường sống thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.
Căn nhà có tên gọi Da House do Gerira Architecs thiết kế cho cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Không gian bếp được đặc biệt đầu tư do gia đình chủ nhà đang sở hữu và vận hành một chuỗi nhà hàng phở.
Chính vì vậy, trên khu đất 280 m2, chủ nhà muốn có một không gian làm việc gia đình vừa có thể gắn kết cuộc sống hàng ngày, vừa tập trung cho việc sáng chế công thức nấu phở gia truyền. Bên cạnh đó, họ cũng muốn có một không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Khu đất nằm trong khu vực có mật độ xây dựng thấp và chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Với độ sâu 50 m so với mặt tiền đường, ngôi nhà tiếp giáp với một khu vườn. Đây được xem là lợi thế để nhóm thiết kế đưa các yếu tố thiên nhiên vào khuôn viên.
Căn nhà được bố trí ở trung tâm lô đất. Mặt tiền hướng ra vườn cây ăn quả. Một bãi cỏ rộng được dùng làm không gian đệm, không chỉ phục vụ sinh hoạt bên ngoài mà còn kết nối không gian làm việc của gia đình với phần nhà chính.
Trong nhà chính, những không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng sinh hoạt được thiết kế thành một khối nâng lên so với mặt đất. Bàn ăn được đặt ở vị trí trung tâm sinh hoạt ở tầng trệt.
Cách bố trí này đã giúp không gian tầng trệt được giải phóng, tạo ra tầm nhìn rộng theo chiều sâu của căn nhà. Các cột bê tông được thay thế bằng các cột đá. Để tăng tính liên kết giữa các tầng, KTS còn trồng các cây cao với chiều cao xuyên tầng. Tán cây có thể giảm bớt ánh nắng trực tiếp vào nhà.
Các không gian riêng tư trên tầng hai được phân chia theo chiều dọc. Các ô cửa sổ trên tường, sàn và trần nhà được mở tùy theo chức năng cụ thể của từng phòng, giúp kết nối không gian của toàn bộ ngôi nhà.
Phòng khách được bố trí thông với bàn ăn bên dưới và giếng trời phía trên.
Tại trung tâm tầng hai, kết cấu vách gỗ được sử dụng với mong muốn tạo sự gần gũi và kết nối mọi không gian riêng tư lại với nhau.
Phòng ngủ cho trẻ được nối với bãi cỏ ở khoảng không gian trống rộng ở phía sau, nơi diễn ra các hoạt động của gia đình.
Phòng ngủ lớn nhìn thẳng ra khu vườn phía trước. Những tán cây rộng được bố trí để giữ sự riêng tư cho căn phòng.
Không gian thư giãn trên mái được thiết kế với kính bao quanh, đón trọn ánh nắng tự nhiên.
Ý tưởng bài trí không gian làm việc tại nhà Dựa vào cấu trúc sẵn có của ngôi nhà, bạn có thể sở hữu một không gian làm việc hiệu quả và độc đáo nhất bằng những cách sau. Việc tự sáng tạo ra không gian riêng cho chính mình không những giúp bạn hài lòng về mặt thẩm mĩ mà còn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới. Tận...