Những ngôi nhà ngụy trang chống cướp biển trên đảo Ikaria
Đảo Ikaria của Hy Lạp ở biển Aegean là nơi có nhiều ngôi nhà đặc biệt, có thể ngụy trang vào thiên nhiên, chúng được xây dựng dưới những tảng đá khổng lồ để khiến chúng khó bị cướp biển phát hiện hơn.
Ngày nay, đảo Ikaria là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển đầy cát, những ngôi làng đẹp như tranh vẽ và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
Nhưng nó không phải lúc nào cũng là nơi ở yên bình và thơ mộng như ngày nay. Hàng trăm năm trước, đảo Ikaria là mục tiêu hàng đầu của những tên cướp biển gọi Aegean là quê hương của chúng, vì vậy để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công của cướp biển, người dân địa phương bắt đầu xây dựng những ngôi nhà ‘chống cướp biển’ sâu trong núi, để hòn đảo của họ trông giống như nơi không có người ở.
Tại một số thời điểm trong quá khứ, toàn bộ cư dân của đảo Ikaria đã phải giấu mình trong những ngôi nhà bằng đá này để không thu hút sự chú ý của cướp biển, trừ khi chúng trực tiếp đặt chân lên hòn đảo tìm kiếm.
Các ghi chép lịch sử cho thấy nạn cướp biển đã hoành hành Ikaria và các đảo khác của Aegean từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các cuộc đột kích vào hòn đảo xảy ra cả dưới sự cai trị của La Mã và Byzantine, và vào thế kỷ 14, sau khi hòn đảo trở thành một phần của Cộng hòa Genoa, nạn cướp biển trở nên tồi tệ đến mức người dân địa phương đã phá hủy các cảng của chính họ để ngăn chặn các cuộc xâm lược. Tuy nhiên những điều này vẫn là chưa đủ, hòn đảo vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều đợt tấn công đến từ cướp biển.
Chỉ sau khi Ikaria được sáp nhập vào Đế chế Ottoman, người dân Ikaria mới quyết định thực hiện các biện pháp phòng trống cướp biển cuối cùng. Quy tắc và luật pháp lỏng lẻo của Ottoman thời đó đã mở đường cho cướp biển tấn công và đột kích các hòn đảo như Ikaria, và người dân địa phương không có nhiều lựa chọn để đối phó với tình hình này, cũng như không có được sự bảo vệ từ chính quyền. Họ có thể tự do lựa chọn việc ở trên hòn đảo để đối mặt với cướp biển, hoặc rời khỏi ngôi nhà của tổ tiên và chuyển đến nơi nào đó an toàn hơn. Tuy nhiên, những người dân địa phương đã tự lựa chọn phương án thứ ba… đó là vẫn ở lại trên hòn đảo, nhưng lại di chuyển và xây dựng một nơi ở mới an toàn hơn.
Được gọi là “những ngôi nhà chống cướp biển”, những ngôi nhà này kết hợp các đặc điểm tự nhiên của cảnh quan miền núi của hòn đảo, chẳng hạn như những vách đá nhô ra và bụi rậm, do đó chúng sẽ trở nên khó phát hiện hơn từ khoảng cách xa.
Eleni Mazari, một người dân địa phương cho biết: “Đó là một sự đảo ngược hoàn toàn kiểu cấu trúc mà hầu hết mọi người liên tưởng đến Hy Lạp. Thời đại của những ngôi đền lớn đã qua. Người Ikaria trong quá khứ đã xây dựng những ngôi nhà được thiết kế để không ai nhìn thấy, và để làm được điều đó, họ phải đi lên cao trong vùng hoang dã, nơi mọi người không thể quan sát được họ từ biển”.
Người Ikaria vẫn tiếp tục xây dựng và sống trong những ngôi nhà chống cướp biển trong khoảng ba thập kỷ, thời kỳ thường được gọi là “kỷ nguyên cướp biển”. Những ngôi làng trên núi như Lagkada vẫn còn sở hữu những ngôi nhà bằng đá từ thời đó.
Để tránh thu hút sự chú ý, các ngôi nhà thường chỉ có một tầng, thấp hơn tảng đá hoặc vách đá ngụy trang cho nó và chúng cũng không có ống khói để ngăn các cột khói bay lên. Người dân địa phương chủ yếu tương tác vào ban đêm và tránh sử dụng lửa hoặc bất kỳ nguồn ánh sáng nào, thậm chí họ còn không nuôi chó vì sợ rằng tiếng sủa của chúng sẽ thu hút những vị khách không mời.
Điều thú vị là, bất chấp những khó khăn mà người dân địa phương phải chịu đựng trong nhiều thế kỷ, Ikaria được biết đến là vùng đất trường thọ của Hy Lạp, nơi cứ ba người thì có một người sống khỏe mạnh đến những năm 90 tuổi và nhiều người trở thành những người trăm tuổi.
Theo nghiên cứu của Dan Buettner, một nhà giáo và nhà thám hiểm người Mỹ, bí quyết để người dân ở đảo Ikaria có một cuộc sống kéo dài như vậy chính là nhờ chế độ ăn uống và phong cách sống.
Tất cả các loại thực phẩm mà người dân tiêu thụ trên đảo đều là “cây nhà lá vườn”. Đậu, lạc, các loại rau hoa quả, mật ong và dầu ô-liu luôn là những đồ ăn được ưu tiên hàng đầu.
Thịt và các sản phẩm từ bơ sữa không được ưa chuộng nhiều. Theo tính toán, lượng chất chống oxy hóa trong các loại đồ ăn ở đây cao gấp 10 lần so với lượng chất có trong rượu vang đỏ.
Lối sống của người dân trên đảo rất lành mạnh và giản dị. Người dân đảo Ikaria rất coi trọng những công việc lao động vất vả, nặng nhọc. Tất cả mọi người đều được học cách trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá từ rất sớm.
Một yếu tố khác làm nên sự trường thọ của người dân đảo Ikaria chính là giấc ngủ trưa. Các chuyên gia đã chứng minh, cư dân tại đây thường xuyên ngủ trưa nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm hơn 40% so với tại các thành phố, đô thị thông thường.
Đó là một trong những “vùng xanh” hiếm hoi trên thế giới, nơi mà mọi người thường xoay sở để sống lâu hơn phần còn lại của chúng ta từ 10 năm trở lên.
Người đàn ông này đã phải đi tù 10 năm vì hút thuốc lá
Hút thuốc dường như là điều hết sức bình thường ở nhiều quốc gia, tuy nhiên trong quá khứ, việc hút thuốc ở châu Âu từng bị coi là điều bất thường và phải đi tù vì hành vi đó.
Hút thuốc là hành vi đã có từ hàng nghìn năm trước với những ghi chép đầu tiên về việc nó được người Mỹ bản địa thực hiện vào năm 5.000 trước Công nguyên. Thói xấu này, như người ta vẫn thấy ngày nay, có ý nghĩa quan trọng trong nhiều nền văn hóa vì nó được sử dụng để thanh tẩy tâm trí của một người trước một buổi lễ tôn giáo.
Mỗi nơi trên thế giới đều có nền văn hóa riêng và mỗi nền văn hóa hút một thứ thuốc lá đặc biệt, phù hợp với thổ nhưỡng bản địa. Người Mỹ bản địa hút thuốc lá vì đó là thứ đang phát triển trong khu vực. Các nền văn hóa phương Đông như Ấn Độ hay châu Phi cận Sahara đã sử dụng nhiều loại thuốc lá khác nhau vì đó là thứ mọc trong khu vực của họ.
Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, các linh mục hoặc các nhà lãnh đạo tôn giáo hút thuốc để trở nên kém minh mẫn hơn, cho phép tâm trí của họ tách ra khỏi hiện thực và kết nối với các linh hồn thiêng liêng. Thuốc lá không được du nhập vào châu Âu cho đến cuối thế kỷ 15 sau khi các nhà thám hiểm phát hiện ra tật xấu này cũng như các loại cây có thể được sử dụng để hút thuốc và mang nó trở lại châu Âu.
Người hút thuốc đầu tiên ở châu Âu
Người đầu tiên mang thuốc lá đến châu Âu là Rodrigo de Jerez, người thực sự là thành viên của đoàn thám hiểm Christopher Columbus tập trung vào châu Mỹ. Khi đến đất Mỹ vào năm 1492, họ được tiếp cận bởi một bộ lạc người Mỹ bản địa có vẻ yên bình. Họ trao đổi quà tặng để chứng tỏ rằng họ không có ý làm hại và họ ở đó chỉ để khám phá vùng đất mới lạ này. Các nhà thám hiểm cho họ quần áo, thức ăn và những nhu yếu phẩm khác trong khi bộ lạc cho họ thuốc lá.
Columbus và thủy thủ đoàn của ông không biết các loại thảo mộc này dùng để làm gì mặc dù người Mỹ bản địa nói với họ rằng chúng là một thứ xa xỉ, vì vậy họ quyết định giữ chúng và đưa chúng trở lại châu Âu để các chuyên gia phân tích. Một số thủy thủ đoàn như Jerez đã chú ý đến những gì người Mỹ bản địa đang làm với thuốc lá.
Khi họ đang quay trở lại châu Âu, Jerez quyết định lấy một ít thuốc lá cho riêng mình để thử và hút nó như cách người Mỹ bản địa đã làm, để xem nó như thế nào. Theo những gì anh ta hiểu được từ người của bộ lạc, hút thuốc lá có tác dụng làm dịu và thư giãn. Lần đầu tiên anh ấy thử nó là trên con tàu đang quay trở lại Tây Ban Nha.
Khi thủy thủ đoàn cập cảng Ayamonte ở Sevilla, Tây Ban Nha, Jerez quyết định hút thuốc nơi công cộng. Khi công chúng nhìn thấy một người đàn ông nhả khói ra khỏi miệng và mũi, họ nghĩ rằng đó là ma thuật, và Jerez chính là quỷ đầu thai dưới hình dạng con người. Vì điều này xảy ra trong thời kỳ Tòa án dị giáo Tây Ban Nha (1478-1834) Jerez đã bị chính quyền bắt giữ để điều tra. Jerez đã cho các nhà chức trách thấy rằng khói được tạo ra nhờ cây thuốc lá được mang về từ Mỹ.
Mặc dù vậy, khi Tây Ban Nha được cai trị bởi các quốc vương Công giáo vào thời điểm đó, họ biết rằng để anh ta tự do sẽ gây ấn tượng xấu cho Tòa án dị giáo, vì vậy anh ta đã bị nhốt trong tù 10 năm để mọi người quên anh ta, khiến họ nghĩ rằng anh ta đã bị giết vì anh ta được coi là ma quỷ chỉ vì hút thuốc. Chế độ quân chủ sau đó tuyên bố rằng cây thuốc lá là một thứ gì đó không trong sạch.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 16 khi những người thực dân đầu tiên định cư ở Mỹ, việc buôn bán thuốc lá bắt đầu, dần dần hút thuốc lá trở thành xu hướng không lành mạnh phổ biến khắp châu Âu. Bản thân loài cây này, mặc dù được coi là một loại thảo mộc thuần túy có khả năng chữa bệnh nhưng không được sử dụng trong y học cho đến tận thế kỷ 20. Mãi đến cuối thế kỷ 19, thuốc lá hiện đại mới được phát minh. Cho đến lúc đó, hút thuốc bằng tẩu đắt tiền là cách mà hầu hết mọi người hút thuốc lá.
Đốm trắng khổng lồ bí ẩn xuất hiện trên bãi biển nước Anh Người dân địa phương phát hiện vật thể lạ màu trắng, không có khuôn mặt nhưng kích thước khổng lồ. Helen Marlow, 50 tuổi, đang đi dạo trên bãi biển Marazion, gần Penzance ở Cornwall thì tình cờ phát hiện khối trắng bí ẩn trên gần một đám rong biển. Cô nói: "Tôi phát hiện khối trắng khổng lồ không có khuôn mặt...