Những ngôi nhà không bao giờ được đóng cửa vì lý do kỳ lạ
Những người dân sống trong ngôi làng này không bao giờ đóng cửa trước khi đi ngủ nếu không họ có thể sẽ “biến mất” mà không ai biết.
Shoyna là tên một làng chài nhỏ nằm trên bán đảo Kanin, miền Bắc nước Nga. Nằm ở rìa của vòng Bắc Cực, những người dân sống trong ngôi làng không chỉ phải chịu đựng cái rét thấu xương mà còn phải thường xuyên chống chọi với cát biển trải dài hàng chục km dọc theo bờ Biển Trắng.
Những đụn cát liên tục xuất hiện trên bờ biển do những tác động của gió Tây và có thể chôn vùi những ngôi nhà nơi đây chỉ trong có một đêm. Vì vậy, ngư dân ở đây không bao giờ đóng cửa vào ban đêm bởi buổi sáng thức dậy, họ có thể không ra khỏi nhà được do cát chôn lấp. Trong làng luôn có một xe chuyên san ủi cát để “giải cứu” những ngôi nhà gỗ nhỏ bé bên dưới.
Hơn một nửa ngôi làng Shoyna bị vùi lấp dưới những ụ cát lớn.
Những ngôi nhà ở đây có thể sẽ biến mất chỉ sau một đêm.
Ngôi làng được thành lập vào năm 1930 bởi những gia đình ngư dân do nguồn cá và sinh vật biển ở đây rất phong phú, dồi dào. Số lượng cư dân ở đây không ngừng tăng lên, đến năm 1950, dân số của làng Shoyna đã là 1.500 người. Họ hợp tác làm ăn với nhau và cùng sở hữu hơn 70 tàu cá.
Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức đã làm cho lượng cá vùng Biển Trắng sụt giảm đáng kể, nghề chài truyền thống hàng chục năm của làng Shoyna vì thế mà cũng biến mất. Nguồn sống duy nhất bị mất, người dân ở đây lần lượt bỏ làng đi nơi khác kiếm sống. Đến nay, chỉ còn 300 người dân sống trong làng. Phần lớn sống dựa vào những đồng trợ cấp thất nghiệp và lương hưu từ chính phủ, số khác kiếm sống từ việc săn bắn ngỗng quanh đó.
Nhà của người dân làng Shoyna luôn có cửa sổ cao và ống khói để họ có thể thoát ra ngoài khi bị cát vùi lấp.
Khung cảnh tan hoang của ngôi làng trong biển cát mênh mông.
Video đang HOT
Cuộc sống hằng ngày của những người dân làng Shoyna vẫn diễn ra đều đặn dù cát có chôn vùi nhà của họ. Những chiếc xe ủi cát này luôn luôn làm việc hết mình vì cuộc sống của những người dân nơi đây.
Hơn một nửa ngôi làng Shoyna bị vùi lấp dưới những ụ cát lớn do những cơn gió Tây mang đến. Người ta cho rằng sự phá vỡ của tầng đất bị đóng băng và những thay đổi dưới đáy biển là nguyên nhân sinh ra cát.
Không có đường bộ hay đường sắt dẫn đến Shoyna, mối liên kết duy nhất của ngôi làng với thế giới bên ngoài là đường hàng không. Chỉ có một sân bay dân sự duy nhất được đặt ở đây, nhưng nó cũng bị nhem nhuốc và vấy bẩn bởi cát.
Hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh sinh hoạt thường ngày của người dân làng Shoyna để hiểu hơn về cuộc sống luôn phải gồng mình chống chọi với cát của họ.
Có những ngôi nhà biến mất hoàn toàn sau một đêm do cát vùi lấp.
Trong biển cát rộng lớn, ngôi làng trông xơ xác, tiêu điều với những mái nhà nhô lên khỏi cát.
Những ngôi nhà nguyên vẹn hiếm thấy trong làng Shoyna.
Nơi đây đã từng là nơi tấp nập, ồn ào của những lần ra khơi và trở về với hàng tấn cá tươi.
Trẻ em nơi đây đã quen sống với cát từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Theo Lucy / Trí Thức Trẻ
Vẻ đẹp huyền ảo này đã tồn tại hàng triệu năm mà không ai biết
Chỉ đến khi con người có thể bay trong không gian, người ta mới phát hiện ra con mắt khổng lồ này giữa sa mạc Sahara
Thế nhưng, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết mọi thứ về nó.
Con mắt Sahara từng ẩn giấu suốt hàng triệu năm mới được khám phá.
"Con mắt của Sahara", hay còn được biết đến là kết cấu Richat, hoặc "Guelb er Richat", nằm ở phía Tây sa mạc Sahara, nước Mauritania. Trên mặt đất, nó trải dài khoảng 40 km.
Trong khi thực hiện chuyến du hành vũ trụ Gemini IV dài 4 ngày quanh quỹ đạo Trái Đất vào năm 1965, các nhà phi hành gia có nhiệm vụ chụp lại địa hình Trái Đất. Đặc biệt, họ phải tìm kiếm "những kiến tạo lớn có hình vòng tròn mà có thể là vết tích của sự va chạm, theo như văn bản và các bức ảnh liên quan đến chuyến du hành.
Con mắt Sahara rộng khoảng 40km.
Các vết nứt gãy do va chạm có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất vì chúng có thể cho biết thêm về lịch sử Trái Đất đồng thời biết được đã bao nhiêu lần các thiên thạch trong không gian đã va đập vào hành tinh xanh của chúng ta để giúp các nhà khoa học có thể đưa ra phỏng đoán trong tương lai.
Vòng tròn chính của con mắt là những gì còn sót lại của nhiều tầng vỏ Trái Đất đã bị xói mòn, có hình dáng tựa mái vòm. Các nhà khoa học đã nghĩ rằng "Con mắt của Sahara" cũng là một vết nứt do va chạm, nhưng họ không tìm thấy đủ bằng chứng về loại đá nung chảy hình thành do áp lực và sức nóng của cú va đập.
Vẻ đẹp huyền ảo của "Con mắt" là nhờ vào các loại đất đá đa dạng tạo nên.
Các giả thuyết hiện nay cho rằng có một câu chuyện phức tạp hơn nhiều đứng đằng sau sự hình thành đất đá khó tin này. Có hai nhà địa chất học đến từ Canada hiện tại đang có một giả thuyết chưa được chứng minh về nguồn gốc của "Con mắt".
Họ cho rằng nó đã bắt đầu hình thành khoảng hơn 100 triệu năm trước, khi mảng siêu lục địa Pangaea bị tách ra bởi các chuyển động quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất, khi châu Phi và phần Nam Mỹ bị đẩy ra xa khỏi nhau.
Theo họ, các đá nung chảy bị dồn lại vào nhau và tạo thành một khối hình vòm gồm nhiều tầng đất đá, nhìn giống một vết mụn lớn vậy. Nó cùng tạo ra những đường vòng tròn gãy khúc bao xung quanh hoặc chạy qua con mắt. Những đá nóng chảy còn làm tan đá vôi gần trung tâm "Con mắt", hình thành một loại đá đặc biệt tên là breccia.
Con mắt này là một vị trí đánh dấu quan trọng trên sa mạc rộng lớn.
Ít lâu sau thời điểm 100 triệu năm trước, phần hình vòm của con mắt sụp xuống, và sự xói mòn đã làm nốt phần việc còn lại, tạo ra "Con mắt của Sahara" ngày nay. Những vòng tròn được hình thành từ nhiều loại đất đá mà bị xói mòn theo các tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu ở gần chính giữa Con mắt là đá núi lửa mà được tạo ra khi Con mắt sụp đổ.
Các phi hành gia quan tâm đặc biệt đến "Con mắt Sahara" bởi lẽ nó là một trong số ít những đặc điểm nổi bật lên giữa "biển cát" mênh mông đơn điệu, biến nó trở thành một mốc đánh dấu quan trọng.
Có khi nào Con mắt Sahara là tàn tích của một nền văn minh?
Một vài người thì tin rằng "Con mắt Sahara" thực ra là những gì còn sót lại của thành phố Atlantis, mà theo như Plato mô tả là những vòng tròn đồng tâm tạo nên từ đất và nước.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Vì sao trứng gà có hai màu và lý do thật bất ngờ Từ trước đến nay nhiều người quan niệm rằng trứng gà màu nâu bổ dưỡng hơn trứng gà màu trắng. Có thực là như thế không? Nếu là một người hay đi chợ, hoặc đơn giản hơn chỉ là... thích lục tủ lạnh, bạn sẽ thấy đống trứng mẹ của chúng ta mua có 2 màu: nâu và trắng. Và trên thực tế...