Những ngôi nhà dị dạng méo mó vẫn “hái ra tiền” giữa Thủ đô
Do tình trạng đất chật người đông, dù chỉ có vài m2 đất, người ta vẫn tận dụng triệt để, để xây nên những ngồi nhà “siêu mỏng” “siêu méo” với hình khối kỳ dị.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã thống kê trên địa bàn thành phố còn hơn 190 trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” đang các cấp chính quyền phối hợp với chủ đầu tư dự án tiếp tục phân loại và tập trung xử lý dứt điểm.
Trong số này có hơn 20 trường hợp đang vận động hộ dân hợp thửa, hợp khối; gần 30 trường hợp cải tạo, chỉnh trang; hơn 140 trường hợp phải thu hồi.Một số lượng lớn nhà “dị dạng” nằm tại khu vực đầu đường Lê Văn Lương kéo dài giao với Khuất Duy Tiến.
Con đường này được thông xe cuối năm 2010, thì ngay đầu đường giáp danh với đường Khuất Duy Tiến, những ngôi nhà với hình thù méo mó cũng đã đua nhau mọc. Một người dân tại khu vực này đã lắc đầu, tặc lưỡi than thở: “Một thành phố của tương lai đang dần hiện lên và được định hình với những ngôi nhà méo mó và kỳ dị đến lạ kỳ”. Toàn bộ số nhà mỏng, méo ở khu vực này đều được chủ nhân tận dụng triệt để vào mục đích kinh doanh. Nhiều ngôi nhà mỗi tầng còn cho thuê vào một mục đích kinh doanh khác nhau.
Theo ông Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết hiện nay, các hộ dân này đã xây dựng công trình quy mô từ 1-2 tầng và đã ăn ở, kinh doanh, mưu sinh ổn định, do đó việc thu hồi giải phóng mặt bằng rất khó khăn.
Cũng theo ông Phong, để tránh không để phát sinh nhà “siêu mỏng, siêu méo” khi mở đường, rút kinh nghiệm từ tuyến đường Ô Chợ Dừa- Hoàng Cầu, thành phố đã yêu cầu các đơn vị lập dự án phải khảo sát giữa thiết kế và thực địa.
Các trường hợp khi giải phóng mặt bằng, diện tích không đủ điều kiện xây dựng, phải lên phương án thu hồi và nằm trong kinh phí dự án. Nếu để phát sinh nhà “siêu mỏng, siêu méo” thì chủ dự án và các quận, huyện liên quan phải chịu trách nhiệm.
Hình ảnh nhà “dị dạng” dùng để kinh doanh ở Thủ đô:
Nhà méo mó nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài
Tận dụng tầng 1 để làm quán cà phê, bên trên làm nhà ở
Video đang HOT
Một ngôi nhà có hình tam giác được dùng để kinh doanh đồ ăn
Một ngôi nhà có mặt tiền rộng nhưng chiều sâu chỉ hơn khoảng 2m được dùng để bán đèn nội thất
Ngôi nhà mỏng như một tấm biển quảng cáo
Một dãy nhà như những “tổ chim”
Ngôi nhà “tổ chim” được xây cao tới 4 tầng để buôn bán
Căn nhà mỏng dính đầu đường Lê Văn Lương kéo dài
Căn nhà hình khối kỳ dị
Nhìn bên hông cực kỳ “siêu mỏng”
Một ngôi nhà “hình bình hành”
Cả một dãy nhà siêu mỏng, siêu méo trên trục đường Lê Văn Lương kéo dài
Lê Tú
Theo Dantri
Nhà thầu tự bỏ tiền sửa vỉa hè đường "đắt nhất hành tinh"
Đến nay, chủ đầu tư đã xác định được nguyên nhân dẫn đến hàng loạt viên gạch vỉa hè hai bên đường đắt "nhất hành tinh" bị hỏng. Diện tích hè bị hỏng cũng được sửa chữa xong với kinh phí hơn 25 triệu đồng, do nhà thầu chịu trách nhiệm.
Ngày 29/7, ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội - giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến vỉa hè hai bên đường "đắt nhất hành tinh" - đoạn Ô Chợ Dừa đến Hoàng Cầu bị hỏng và trách nhiệm của các bên liên quan.
Vỉa hè tuyến đường đắt nhất hành tinh được xới lên làm lại
Tất cả nguyên nhân dẫn đến vỉa hè bị hỏng theo ông Bảo là do dân và cơ quan hai bên đường xây nhà và trụ sở. Còn các viên gạch làm vỉa hè đảm bảo theo yêu cầu. "Kết quả kiểm tra hiện trường cho thấy một số vị trí hè hỏng là do khi dân xây nhà, các cơ quan xây trụ sở đã cho máy xúc lên hè đào móng, phá dỡ nhà cũ, tập kết bê tông cốt thép lên hè, ô tô tải chở vật liệu, phế thải xây dựng...", ông Bảo nêu lý do.
Bản báo cáo ông Bảo nêu rõ trách nhiệm của đơn vị thi công, tư vấn giám sát và chủ đầu tư chỉ là do chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong công tác quản lý nên để xảy ra tình trạng vi phạm hư hỏng nêu trên.
Trước sự truy vấn của phóng viên, ông Bảo cho biết, các đơn vị liên quan - chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu - đã họp kiểm điểm, phân định trách nhiệm. Việc thiết kế đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhưng rõ ràng chưa phù hợp với thực tế sử dụng của người dân.
"Ở đây, chúng tôi nhận thức được là mình rõ ràng có lỗi trong quản lý. Qua kiểm tra, các đơn vị thi công đã làm theo đúng thiết kế, tuân thủ theo các điều kiện, tiêu chuẩn nhưng chưa phù hợp thực tiễn. Mỗi người đã kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình, từ cá nhân tôi là người đứng đầu đơn vị và các cán bộ liên quan đều làm như vậy", ông Bảo nói.
Đến nay, chủ đầu tư đã chỉ đạo đơn vị thi công chỉnh sửa các nắp ga trên hè đảm bảo bằng phẳng so với mặt hè và thay thế các diện tích gạch lún vỡ. Công tác khắc phục đã hoàn thành với diện tích sửa chữa 165m2.
Về độ cao của viên bó vỉa toàn tuyến dẫn đến người dân khó cho xe lên xuống lòng đường vỉa hè, đến nay chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị tư vấn (lập dự án, thiết kế, thẩm tra) điều chỉnh thiết kế và thi công thay thế xong viên bó vỉa mới và nhận được sự đồng thuận của người dân.
"Kinh phí sửa chữa 165m2 vỉa hè bị hỏng hết hơn 25 triệu đồng, do nhà thầu chịu trách nhiệm chứ không lấy từ ngân sách. Còn kinh phí hạ độ cao viên vỉa trên toàn tuyến hết 45 triệu đồng, số tiền này do 4 đơn vị liên quan chia nhau chịu. Chúng tôi không dùng tiền ngân sách để thanh toán cho việc sửa chữa vỉa hè", ông Bảo cho hay.
Quang Phong
Theo Dantri
Vì sao đường Hoàng Cầu Ô Chợ Dừa "đắt nhất hành tinh"? - Ở các dự án khác, thường thì mức đền bù không cao, còn ở dự án đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa thì 100% là đất của dân nên chi phí cho việc giải phóng mặt bằng là rất lớn. Lý giải nguyên nhân vì sao tuyến đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa (Hà Nội) lại được mệnh danh là...