Những ngôi mộ mang tên Được trên đảo Lý Sơn
Mỗi khi vớt được xác người trôi dạt, người dân Lý Sơn thường đặt tên cho ngôi mộ theo họ của mình, kèm theo chữ “Được” phía sau.
Lý Sơn là hòn đảo nằm cách đất liền tỉnh Quảng Ngãi 15 hải lý. Bốn bề của hòn đảo này là biển, do đó người dân Lý Sơn thường xuyên vớt được xác nhiều ngư phủ bị chết trên biển, trôi dạt vào. Dù nạn nhân là người xa lạ, dân đảo Lý Sơn luôn đối xử với người xấu số như người cùng quê hương bản quán.
Mới đây nhất, người dân ở xã An Hải phát hiện một xác chết trôi tấp vào góc quán Gia Hải, liền báo cáo với chính quyền địa phương. UBND xã An Hải lập tức huy động lực lượng dân quân và bà con trong vùng vớt đưa về trụ sở ủy ban. Sau nhiều ngày nổi trôi trên sóng biển, gương mặt người chết không thể nhận dạng, trong người nạn nhân cũng không có giấy tờ tùy thân nên không biết người chết kia tên gì, quê quán ở đâu. Do vậy, nạn nhân được đặt tên mới.
Ở Lý Sơn có rất nhiều ngôi mộ mang tên Được.
Lần ấy, người trực tiếp chỉ huy cuộc vớt xác là ông Nguyễn Dự, Chủ tịch HĐND xã An Hải, nên người chết được mang họ Nguyễn (họ của ông Dự). Rồi do được vớt lên từ biển nên tên nạn nhân được đặt là Được, Nguyễn Vớt Được.
“Sau khi vớt được xác nạn nhân, mai táng xong, chúng tôi liền huy động lực lượng dân quân trong xã và bà con chòm xóm đưa nạn nhân đi an táng tại nghĩa địa Vò Vọ thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh. Người chết cũng được lập mộ, dựng bia, hương khói thường xuyên, tảo mộ hằng năm. Đến ngày giỗ (ngày vớt được xác) tôi cũng cúng mâm cơm như người thân trong tộc họ Nguyễn. Trong vòng 12 năm qua tôi đã vớt và chôn 4 xác chết trên biển, đều đặt tên Được, chỉ đổi chữ lót để phân biệt”, ông Dự nói.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế huyện Lý Sơn, trong 1 lần đào hầm lấy đất để trồng tỏi cũng bắt gặp một xác người còn nguyên vẹn. Có lẽ người này bị nạn chết trên biển, rồi được sóng trôi dạt vào bờ, lấp đất lên nên không được người dân phát hiện.
Ông Lê cũng đưa xác nạn nhân đi an táng tại nghĩa địa Vò Vọ, và đặt tên là Lê Cuốc Được (vì được cuốc lên từ lòng đất). Đến mùng 6 tháng 7 âm lịch hằng năm (ngày tìm thấy xác), ông Lê cũng cúng giỗ ông Lê Cuốc Được như người thân trong gia đình.
Lần người dân đảo Lý Sơn vớt được xác chết trên biển nhiều nhất là sau trận lũ dữ xảy ra vào năm 1998. Lần ấy, xác người chết trôi tấp vào đảo Lý Sơn nườm nượp, người dân ở đây vớt chôn không kịp.
Lăng Tân, nơi dân Lý Sơn thờ bộ xương của Ngài “Đồng Đình Đại Vương”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Lê kể: “Hôm ấy, mấy người dân trên đảo phát hiện có một xác chết trôi theo mép nước, khi lội xuống để đưa xác lên họ phát hoảng khi thấy có nhiều xác chết khác đang trôi theo luồng nước. Vậy là chúng tôi huy động rất đông người dân trên đảo tổ chức vớt lên đưa đi an táng.
Xác chết trên biển trôi dạt vào đến bờ phải mất 5-7 ngày, đã bốc mùi nhưng người dân ở đây không ngại, ai nấy hết lòng đưa người xấu số đến nơi an nghỉ cuối cùng. Theo tục lệ, người chết trên biển đã được đưa lên bờ, khi đưa đi an táng không được khiêng đi ngang qua các dinh thờ, nhiều trường hợp phải khiêng tắt qua đất rẫy để đến nghĩa địa, gian khổ nhưng không ai phàn nàn.
“Do vậy, những ngôi mộ mang tên “Được” ở Lý Sơn có rất nhiều. Nam cũng đặt tên Được, nữ cũng là Được. Hằng năm, trên đảo Lý Sơn có rất nhiều đám cúng ông Được, bà Được”, ông Lê nói.
Những ân tình của người dân ở đảo Lý Sơn như đã kể trên dường như lay động được lòng biển, do đó, ngư dân ở đây thường xuyên được biển giúp vượt qua tai nạn.
Ông Nguyễn Dự kể thêm, trước đây, trong một lần đang đánh bắt trên biển, chiếc tàu của ông Lê Cát bị luồng gió săn làm dạt trôi, mất phương hướng. Lênh đênh trên biển nhiều ngày, vừa đói khát vừa mệt lử, những thuyền viên trên tàu ông Lê Cát đều ngất lịm. Gia đình các thuyền viên đều nghĩ bụng là những người trên tàu kia đã gặp tai nạn.
Không ngờ trời đang đổ gió bấc mà con sóng lại đưa ngược con tàu về ngay cửa biển, ngay điểm con tàu xuất bến. Thấy chiếc tàu tấp vào bờ, thuyền viên đều còn sống, nghe báo tin mà người thân của họ không ai dám tin. Tất cả thuyền viên trên tàu ông Lê Cát đều bất tỉnh, không biết diễn biến con tàu thoát nạn bằng cách nào, nhưng hầu hết người dân ở đảo Lý Sơn đều cho rằng nhờ Ngài (cá voi) giúp.
Một trong số rất nhiều đốt xương rất to của Ngài “Đồng Đình Đại Vương”.
Đặc biệt, trong cơn bão số 9 xảy ra vào năm 2009, Lý Sơn còn 29 tàu đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa. Khi nhận được liên lạc của ngành chức năng, có 27 tàu kịp chạy vào bờ tránh bão. Tuy nhiên, trong đó có 2 chiếc của ngư dân Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Ngọc Thiện ở xã An Vĩnh dù đã chạy về gần đến Lý Sơn thì gặp gió mạnh thổi thốc ra, 2 chiếc tàu bị gió chặn lại, liên tục kêu cứu qua máy Icom.
Từ 8h sáng mà mãi đến 18h chiều hôm đó, 2 chiếc tàu vẫn còn cách bờ 6 hải lý. Đến 18h15, trên bờ đứt liên lạc với 2 chiếc tàu nói trên. Khi đó ai cũng nghĩ là 2 chiếc tàu kia đã bị bão nhấn chìm. Không ngờ 2 ngày sau, 2 chiếc tàu nói trên đột ngột vào bờ an toàn.
Những thuyền viên trên 2 chiếc tàu gặp nạn kể lại, khi tàu chỉ còn cách bờ 6 hải lý, sóng lúc đó cao lút, 2 chiếc tàu như 2 chiếc lá tre bị quăng quật trong bão. Đang lúc nguy nan ấy, bỗng có đến hàng trăm Ngài xuất hiện, bơi quanh tàu.
Khi sóng cương lên thì một số Ngài nhảy lên đỡ sóng, những Ngài khác đỡ 2 bên mạn tàu. Có nhiều Ngài bị cánh quạt của tàu chém đứt, máu loang lổ đỏ cả mặt biển. Thuyền trưởng liền ra lệnh tắt máy để cánh quạt thôi không chém đứt mấy Ngài nữa.
“Khi quyết định tắt máy con tàu là tụi tui đã giao sinh mạng của mình cho mấy Ngài. Không ngờ quả đúng như vậy, con tàu của tui được mấy Ngài dìu vào đến vùng biển an toàn thuộc tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận). Chiếc tàu kia cũng được mấy Ngài giúp vượt qua bão về bờ an toàn như tàu của tui”, ngư dân Nguyễn Văn Lộc kể lại.
Ông Nguyễn Văn Lê, người trực tiếp theo dõi diễn biến của sự cố nói trên, xác nhận:”Đến 19h tối hôm đó, không dám nói ra nhưng chúng tôi nghĩ bụng, 2 chiếc tàu kia đã bị bão nhấn chìm, bởi làm sao vượt qua được gió trên cấp 12. Nhưng không ngờ 2 ngày sau cả 2 chiếc tàu đều cập bờ an toàn, cả 29 thuyền viên đều thoát chết trong gang tấc, đúng là phép màu”.
Theo ông Lê, ông nội ông từng đánh bắt trên biển bằng ghe buồm, gặp cơn gió dữ, chiếc ghe bị nhấn chìm, cả 7 người trên ghe đều bị hất văng ra khỏi ghe, đã cầm chắc cái chết.
Đang bì bõm giữa biển thì bất ngờ có cảm giác như đang đứng trên tấm phản, nước chỉ tới ngực, là do có mấy Ngài nâng đỡ. Đến 2-3 ngày sau thì cả 7 người dạt vào Chùa Hang, được mấy Ngài lấy đuôi quất văng lên bãi cát, thoát chết. Kể từ đó ông nội ông thờ Ngài rất nghiêm cẩn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
"Đặt tên quận là Bắc và Nam Từ Liêm để tri ân cha, ông"
Bí thư Huyện ủy Từ Liêm Lê Văn Thư cho rằng, tên Từ Liêm đã xuất hiện ở vùng đất này từ hàng ngàn năm trước. Do vậy, để tri ân các thế hệ cha, ông và những lớp người đi trước và cũng là để cái tên "Từ Liêm" không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ con, cháu sau này, huyện này chọn đặt tên cho hai quận mới là Bắc và Nam Từ Liêm.
Theo Bí thư Huyện ủy Từ Liêm Lê Văn Thư, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 quận và 23 phường mới là sự kiện trọng đại của toàn thể nhân dân và cán bộ của huyện Từ Liêm. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với công lao đóng góp của bao nhiêu thế hệ nhân dân, cán bộ của huyện các thời kỳ và sự nghiệp xây dựng huyện; là dấu mốc hết sức quan trọng để Từ Liêm phát triển ở một tầm cao mới. Đồng thời, cũng minh chứng một cách hết sức sinh động về sự đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội đối với huyện Từ Liêm.
Bí thư Huyện ủy Từ Liêm cho biết, từ năm 2006, Từ Liêm đã tiến hành xây dựng Đề án tách huyện thành 2 đơn vị hành chính mới. Tuy nhiên, năm 2008, Hà Nội tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và sau đó là chuẩn bị cho việc đón chào sự kiện lịch sử "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" nên đề án tách huyện tạm ngừng triển khai.
Trụ sở HĐND - UBND huyện Từ Liêm.
Đến năm 2011, việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm để thành lập quận mới, các phường mới tiếp tục được triển khai. Thời kỳ này, huyện Từ Liêm đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch "Nông thôn mới" các xã của huyện cũng đã xác lập định hướng cho sự phát triển của huyện nhiều năm sau. Và sau những chặng đường dài lao động, phấn đấu tới nay, Từ Liêm đã có đầy đủ các điều kiện chín muồi để Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh thành 2 quận và 23 phường.
Theo Bí thư Huyện ủy, Từ Liêm là vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, luôn gắn với truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Theo sử sách ghi lại thì "Từ" có nghĩa là "Người trên thương yêu người dưới" hay "Tình thương chung" hoặc "Xưng mẹ là Từ", còn "Liêm" có nghĩa là "trong sạch", "ngay thẳng", hay "không tham của người". Tên Từ Liêm đã xuất hiện ở vùng đất này từ hàng ngàn năm trước.
"Do vậy, để tri ân các thế hệ cha, ông và những lớp người đi trước; cũng là để cái tên "Từ Liêm" không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ con, cháu sau này. Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 quận và 23 phường đã xác định tên 2 quận là: "Bắc Từ Liêm" và "Nam Từ Liêm", cũng như đã xác định tên các phường mới đều được gắn với tên truyền thống của các xã, thị trấn hiện nay", ông Thư nói.
Bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm.
Theo Đề án điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Từ Liêm sẽ tách thành 2 quận và 23 phường. Đáng chú ý không chỉ có tên 2 quận mới trùng nhau mà nhiều phường mới trong hai quận này cũng trùng tên nhau.
Cụ thể, quận Bắc Từ Liêm bao gồm phần đất ở phía bắc của huyện với dân số hơn 319.000 người, diện tích hơn 4.335 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2.
Phía bắc của "Bắc Từ Liêm" giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp quận "Nam Từ Liêm"; phía đông giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phương. Trụ sở của quận rộng khoảng 20 ha, ở khu đất nông nghiệp xã Minh Khai.
Sau khi lập quận mới, các xã sẽ được tách ra làm 13 phường: Thượng Cát; Tây Tựu; Liên Mạc; Thụy Phương; Đông Ngạc 1; Đông Ngạc 2; Xuân Đỉnh 1; Xuân Đỉnh 2; Phú Diễn 1; Phú Diễn 2; Minh Khai; Cổ Nhuế 1; Cổ Nhuế 2.
Còn quận "Nam Từ Liêm" có dân số hơn 233.000 người, diện tích hơn 3.227 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2. Phía bắc giáp quận "Bắc Từ Liêm", phía nam giáp quận Hà Đông, phía đông giáp quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc sẽ sử dụng toàn bộ khu liên cơ quan rộng 4 ha của huyện Từ Liêm đang sử dụng.
Quận "Nam Từ Liêm" sẽ bao gồm toàn bộ diện tích trong địa giới hành chính xã Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và phần lớn diện tích tự nhiên xã Xuân Phương (phía nam quốc lộ 32) và phần đất thị trấn Cầu Diễn (phía nam quốc lộ 32).
Dự kiến, "Nam Từ Liêm" sẽ có 10 phường: Mễ Trì; Trung Văn; Tây Mỗ; Đại Mỗ; Phú Đô; Mỹ Đình 1; Mỹ Đình 2; Cầu Diễn; Xuân Phương 1; Xuân Phương 2.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Sự thật về ngôi mộ khiến "trai tơ chết yểu, gái ngoan ngoại tình"(!) Thôn Thuận Hoà từ lâu vốn dựa nhiều vào nguồn tài chính từ những người đi làm ăn xa gửi về. Nay trai tráng đang khoẻ mạnh đột nhiên chết yểu, gái nức tiếng ngoan hiền cũng tự nhiên đâm ra đổ đốn, ngoại tình. Rồi những ngày tháng 11, không biết từ đâu xuất hiện thông tin "vận hạn của làng là...