Những “ngôi làng mặt trăng” của Hàn Quốc
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, nhiều người tị nạn và người nghèo khổ đã kéo đến các trung tâm đô thị đang phát triển, ngồi la liệt ở khu vực trên sườn núi.
Những khu dân cư tồi tàn này được biết đến với cái tên “những ngôi làng mặt trăng”, hay “daldongnae” trong tiếng Hàn, tên gọi nhằm biểu thị độ cao của các ngôi làng – vị trí của chúng gần với mặt trăng hơn.
Những ngôi làng này thiếu quy hoạch hoàn toàn, nổi tiếng có nhiều ngọn đồi dốc, nhiều con hẻm ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở đi, “các ngôi làng mặt trăng” đã trải qua quá trình tái phát triển chóng mặt. Nhà cổ bị phá và thay thế bằng những căn hộ cao tầng theo luật đô thị. “Những ngôi làng mặt trăng” cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ đường phố và nhiều người vẽ tranh tường. Màu sắc rực rỡ của tranh tường được vẽ trên hàng rào, tường, và nhà, biến khu vực nghèo khổ một thời trở thành trung tâm du lịch sống động.
Làng văn hóa Gamcheon, nằm ở ngoại ô thành phố Busan, những ngôi nhà với màu rực rỡ
Video đang HOT
Làng tranh tường Ihwa gần công viên Naksan ở Seoul “đổi mình” nhờ những bức tranh và nghệ thuật sắp đặt của khoảng 70 nghệ sĩ. Ngày nay, nó là điểm đến phổ biến cho cả người dân địa phương và khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, có nhiều ngôi làng khác dựa trên ý tưởng của làng tranh tường Ihwa, đang thu hút khách du lịch như: Gaemi Maeul (‘ ngôi làng Kiến’) ở quận phía bắc Inwangsan của Seoul, cách Seoul 35 km về phía nam, có thêm hai ngôi làng ở Suwon: Làng tranh tường Haenggungdong và làng tranh tường Jidong.
Bức tranh tường tại Làng tranh tường Ihwa, Seoul
Bức tranh tường tại Làng tranh tường Ihwa, Seoul
Bức tranh tường tại Làng tranh tường Ihwa, Seoul
Bức tranh tường tại Làng tranh tường Ihwa, Seoul
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Hàn Quốc bắt 26 phụ nữ Việt trong quán karaoke
Cảnh sát bắt 26 phụ nữ Việt không có giấy khám sức khỏe khi kiểm tra các quán karaoke ở tỉnh Gyeongsang.
Cảnh sát tỉnh Gyeongsang cùng các quan chức di trú tối 16/12 tiến hành truy quét 6 quán karaoke ở thành phố Jinju bị nghi thuê lao động nước ngoài bất hợp pháp. 26 phụ nữ Việt Nam không có giấy khám sức khỏe đã bị bắt trong đợt truy quét, trong đó 15 người cư trú bất hợp pháp sẽ bị trục xuất về nước.
Các quán karaoke Việt Nam đang nở rộ ở nhiều thành phố của Hàn Quốc nhờ mức giá rẻ hơn so với các quán rượu, lại đóng thuế thấp hơn và không bị quản lý gắt gao bằng. Nhiều nhóm nam giới Hàn Quốc trên mạng truyền tai nhau rằng "Không cần đến Việt Nam, hãy đến Jinju", bởi tại các quán karaoke này, khách vừa được hát vừa có nhân viên nữ là người Việt Nam phục vụ với giá cả rất phải chăng. Thậm chí nhiều quán rượu Hàn Quốc còn đổi tên thành Việt Nam để hút khách.
Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh này thường tuyển những phụ nữ sinh sống bất hợp pháp, không có giấy tờ tùy thân hay giấy khám sức khỏe. Theo quy định của Hàn Quốc, nhân viên ở các tụ điểm giải trí phải khám sức khỏe định kỳ và những người mắc bệnh truyền nhiễm không được phép làm việc.
Một tụ điểm giải trí ở thành phố Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Naver
Một quan chức thành phố Jinju cho hay trong số 257 tụ điểm giải trí ở đây, có 16 quán treo biển karaoke Việt Nam, nhưng con số thực tế phải gấp đôi. Ngoài ra, giới chức cũng tiến hành truy quét ở các thành phố Busan, Daegu, Ulsan, và Changwon. Khi biết tin, những lao động bất hợp pháp tại các tụ điểm này thông báo cho nhau nên có nhiều người đã kịp bỏ trốn.
Hầu hết phụ nữ Việt làm việc ở quán karaoke được người môi giới hoặc người quen giới thiệu, nhưng cũng có những người tìm việc thông qua quảng cáo tuyển dụng trên Facebook. Những bài viết tuyển dụng nhân viên nữ làm việc cho quán karaoke rất dễ dàng tìm thấy, trong đó họ được hứa hẹn mức lương tới 400.000 won (hơn 340 USD) một ngày, thậm chí "được cấp visa kết hôn".
Sự việc khiến cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc cảm thấy phẫn nộ.
"Tôi rất buồn khi nghe nhắc đến những quán karaoke Việt Nam", một cô dâu Việt 35 tuổi nói. "Tôi biết ai đến Hàn Quốc cũng muốn được sống hạnh phúc nhưng tôi rất buồn khi gia đình chồng hỏi rằng tại sao phụ nữ Việt đến Hàn Quốc lấy chồng rồi làm những công việc đó".
Giới chức tỉnh Gyeongnam cho hay việc thuê các lao động bất hợp pháp không có giấy chứng nhận về sức khỏe là mối đe dọa đến cộng đồng và cần phải bị xử lý nghiêm khắc.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Hai anh chàng travel blogger người Việt vinh dự trở thành đại sứ du lịch Busan, được phong tặng bởi chính thị trưởng thành phố Với rất nhiều thành tích xuất sắc, hai anh chàng đã trở thành đại sứ du lịch của một thành phổ biển lớn tại xứ sở kim chi. Mới đây, hai anh chàng người Việt là Phan Thế Anh (Lecturer Anh) và Phan Nhân (Mike Nhân Phan) đã trở thành đại sứ du lịch thành phố Busan (Hàn Quốc) do chính thị trưởng...