Những ngôi đền nổi tiếng xứ Lạng
Lạng Sơn, vùng đất phên dậu của Tổ quốc sở hữu một hệ thống các đền thờ độc đáo bậc nhất xứ bắc.
Khí thiêng sông núi trấn giữ biên ải, che chắn cho nhân dân ngàn đời hội tụ cả nơi ấy.
Chùa Thành. (Ảnh: T.C)
Kể từ khi Mạc Kính Cung đắp thành ở núi Vệ Sơn, Lạng Sơn từ miền biên ải hoang vu trở thành vùng đất cao quý. Gần 100 năm nhà Mạc nương cậy lòng dân xứ Lạng, nơi đây được đắp bồi tích tụ tinh hoa vương triều. Những lớp trầm tích văn hóa đi qua gần nửa thiên niên kỷ lắng khí thiêng sông núi trong từng tấc đất.
Một trong những dấu thiêng ấy là hệ thống đền cổ, nơi người Việt từ thuở khai thiên lập địa đến thuở theo vó ngựa nhà Mạc đi “trẩy nước non”, qua bao nhiêu binh đao lửa đạn cho đến hòa bình, độc lập ngày hôm nay vẫn gửi gắm một niềm tin sâu thẳm và cung kính.
Bởi vậy mà đến xứ Lạng, khách thập phương thường lần theo “dấu xưa xe ngựa” mà tìm về nơi thờ Mẫu cùng những bậc thánh, thần, những anh hùng trấn giữ biên cương như tìm về tinh hoa của văn hóa sử người Việt.
Đền Công đồng Bắc Lệ (còn gọi là đền Mẫu Thượng Ngàn hay đền Bắc Lệ) là ngôi đền cổ gần 500 năm tuổi ở thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng. Nơi đây được mệnh danh là 1 trong 8 ngôi đền linh thiêng nhất đất Việt. Tương truyền, đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII.
Đền Công đồng Bắc Lệ.
Đền Bắc Lệ là 1 trong 3 nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn tại Lạng Sơn cùng với đền Mẫu Đông Cuông và đền Suối Mỡ. Dựa trên các bản văn chầu cổ, đền Bắc Lệ chính là nơi Mẫu Thượng Ngàn hiển linh, âm phù, đền Suối Mỡ là thắng tích bà tu tiên luyện đạo và đền Đông Cuông là nơi bà giáng sinh và ngự. Ngoài thờ Mẫu, đền còn thờ Chầu Bé – một vị thánh chầu nổi tiếng trong Tứ phủ Chầu Bà. Chính vì thế, khi đến cửa Công đồng Bắc Lệ, người dân phải khấn tấu Chầu Bé trước khi vào lễ Mẫu.
Ngôi đền nằm sừng sững qua 5 thế kỷ dưới những tán cây cổ thụ, từng viên gạch thớ gỗ cổ kính rêu phong. Trải qua nhiều thăng trầm, loạn lạc của miền viễn xứ với nhiều lần tu bổ, người dân vẫn bảo vệ được những pho tượng cổ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ cầu kỳ thể hiện trình độ điêu khắc cao của người nghệ nhân thời xưa.
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20/9 Âm lịch. Việc tế lễ, rước sách tổ chức công phu, linh đình thể hiện lòng tôn kính của người dân và gìn giữ truyền thống đạo Mẫu. Hằng năm có hàng chục ngàn lượt khách thập phương tìm về đền Bắc Lệ vào ngày hội đặc biệt này.
Từ thành phố Lạng Sơn theo quốc lộ 1A về phía Bắc 13km là đến đền Mẫu Đồng Đăng, ngôi đền cổ nằm trong thung lũng của thị trấn biên giới cùng tên, được ôm trọn bởi núi non trùng điệp như bức tường thành tráng lệ.
Video đang HOT
Đền Mẫu Đồng Đăng.
Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong Tứ bất tử trong văn hóa tâm linh của người Việt cùng với Tản Viên sơn thánh, Phù Đổng Thiên vương và Chử Đồng Tử.
Đền có kiến trúc bề thế, tinh xảo theo lối tăng cấp, lưng tựa vào núi đá, mặt nhìn về thung lũng. Bước qua cổng tam quan với rồng phượng chạm trổ uy nghi là khuôn viên rộng lớn, hàng chục cây cổ thụ sừng sững linh khí thời gian phủ bóng lên cặp voi chầu mặc trầm, cung kính.
Đền gồm 5 gian thờ chính, trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm; các gian kế tiếp thờ mẫu và các vị thánh chầu. Phía sau đền là một bảo tháp với các tầng cung cấm linh thiêng, chỉ được mở vào ngày lễ hội.
Hằng năm vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch, tại đền Mẫu Đồng Đăng, lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng được tổ chức long trọng. Đến đây, du khách được hòa mình vào không khí tâm linh thiêng liêng của cộng đồng người Việt, Tày, Nùng, Hoa, đồng thời được thưởng thức những trò chơi dân gian sôi động, thi đấu thể thao… Đây cũng là nét riêng của lễ hội truyền thống hòa hợp đạo – đời nơi ngôi đền cổ vùng biên giới.
Đền Kỳ Cùng.
Hai ngôi đền Kỳ Cùng và Tả Phủ cùng ở thành phố Lạng Sơn. Đền Kỳ Cùng tọa lạc ở đầu cầu tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, trong khi đó, đền Tả Phủ nằm ở phố chợ Kỳ Lừa, thuộc phường Hoàng Văn Thụ. Mối liên hệ của hai ngôi đền cổ này bắt nguồn từ giai thoại Thân Công Tài minh oan cho Quan Lớn Tuần Tranh.
Tích xưa kể lại, Quan Lớn Tuần Tranh là vị quan đời Trần có bao công lao dẹp giặc ngoại xâm, trấn yên biên ải nhưng lại bị kẻ xấu gièm pha đến mức phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Mấy trăm năm sau, một vị quan thời Hậu Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài đã đích thân làm lễ minh oan cho Quan Lớn Tuần Tranh.
Hằng năm, vào tháng Giêng, người dân chọn ngày đẹp để tổ chức lễ rước bát hương của ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ – nơi thờ Thân Công Tài – để tỏ lòng biết ơn. Hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ra đời từ nghi lễ tri ân cung kính ấy.
Cả hai ngôi đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đều nằm ở vị trí rất đẹp, thuộc lõi trung tâm buôn bán sầm uất của thành phố Lạng Sơn. Hội đền truyền thống Kỳ Cùng – Tả Phủ thường diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng Âm lịch, còn được gọi là Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa, một trong những lễ hội dân gian nổi tiếng nhất xứ Lạng.
Ngày 23 và 24, lễ hội tổ chức diễn trò đốt đầu pháo. Ai cướp được đầu pháo sẽ có được vận may và tài lộc trong năm mới. Bầu không khí sôi động, tưng bừng của hội đền nơi phố thị cổ miền viễn xứ là nét độc đáo của ngày xuân nơi đây.
Những ngôi đền thiêng xứ Lạng không chỉ là điểm đến tâm linh cho người dân trong vùng và trong cả nước, mà còn là những điểm tham quan, vãn cảnh thu hút đông đảo du khách hằng năm.
Ngôi đền linh thiêng trên đỉnh Dũng Quyết
Nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh ở độ cao 97m so với mực nước biển, Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh).
|
Toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết. |
Nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh ở độ cao 97m so với mực nước biển, Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh) là điểm đến không thể thiếu của du khách khi về thăm Nghệ An.
Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753) tại phủ Tuy Viễn, huyện Quy Nhơn (nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định). Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trịnh - Nguyễn phân tranh, dân tình cơ cực, đất nước điêu tàn.
Trước tình cảnh đó, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa tại đất Tây Sơn. Với tầm thao lược quân sự thiên tài và được nhân dân khắp mọi nơi đồng tình ủng hộ, Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
Sau khi đại thắng quân Thanh ở phía Bắc và quân Xiêm ở phía Nam, Triều đại Tây Sơn dưới sự trị vì của Hoàng đế Quang Trung đã chấn hưng đất nước về cả kinh tế chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao.
|
Nhà tiền đường gồm 3 gian thượng điện, trung điện, hạ điện, thiết kế theo hình chữ Tam. |
|
Trước đền là nghi môn tứ trụ 2 tầng, 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm và 2 cổng nhỏ đối xứng hai bên hai. |
|
Khẩu thần công được đúc bằng đồng đặt trước nghi môn. |
Mái đền được thiết kế theo kiến trúc chồng diêm. |
|
Thượng điện là nơi thờ vua Quang Trung, thân phụ và thân mẫu của ngài. |
|
Trống đồng và thanh gươm của vua trên ban thờ ở thượng điện. |
|
Nhà tiền đường làm bằng gỗ lim, cột và kèo chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. |
Tháng 10/1788, ông hạ chiếu xây dựng kinh đô Phượng Hoàng tại xã Yên Trường, huyện Chân Lộc dưới chân núi Dũng Quyết bởi nơi đây có địa hình độc đáo gồm 4 chi: Long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh.
Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô từ Phú Xuân (Huế) ra Nghệ An còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Mặc dù tồn tại không dài nhưng Triều đại Tây Sơn đã ghi đậm mốc son trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Với mục đích lưu giữ lại những mốc lịch sử có ý nghĩa to lớn ấy, tháng 4/1962, quần thể di tích danh thắng núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô được Nhà nước công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia.
Năm 2005, tỉnh Nghệ An đã xây dựng đền thờ tưởng nhớ ông đặt trên núi Dũng Quyết. Công trình được khánh thành vào năm 2008, nhân kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô.
Hằng năm, đền thờ vua Quang Trung đón hàng chục nghìn lượt khách đến vãn cảnh, hành hương, chiêm bái. Đứng từ đền, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Vinh và dòng sông Lam uốn lượn.
Ngoài việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tâm linh, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đến với đền thờ du khách còn được thưởng thức đặc sản nước chè vằng, loại cây mọc tự nhiên trên núi Dũng Quyết.
Lãng đãng, mộng mơ Đà Lạt xứ Bắc Mảnh đất Tam Đảo thơ mộng được ví như "Đà Lạt xứ Bắc" luôn là điểm đến hấp dẫn cho du khách xả hơi, thư giãn vào mỗi dịp cuối tuần. Tam Đảo nằm cách Hà Nội khoảng 80km, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành. Nơi đây là địa điểm nghỉ ngơi cuối tuần yêu thích dành cho các bạn trẻ...