Những ngôi chợ cá “ma” rất lạ họp giữa đêm khuya mùa lũ miền Tây
Đặc biệt vào những tháng mùa lũ, ở miền Tây xuất hiện những ngôi chợ rất lạ nhóm họp lại giữa đêm khuya để thu mua hàng tấn các loại cá đồng như lươn, cá lóc, cá trê, cá rô, rắn, cua, chuột, chim,…và các loại rau đồng để vận chuyển lên các chợ lớn bán.
Như chợ cá đồng Hòa Mỹ (Hậu Giang), chợ cá đồng Trường Xuân (Đồng Tháp) và chợ Tha La (An Giang)…
Chợ đêm ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) bắt đầu họp từ 23 giờ đêm cho đến hơn 3 giờ sáng mỗi ngày. Chợ thu hút nhiều thương lái ở các tỉnh khác đến thu gom hàng tấn thủy sản đồng như cá lóc, cá rô, ếch, lươn…
Hàng năm khi con nước lũ về từ tháng 7 đến hết tháng 11, chợ thu mua cá đồng bắt đầu tái họp, càng lúc càng đông vì nguồn cá ngày phong phú.
Đây là chợ đêm được hình thành cách nay hơn 10 năm. Hoạt động chính là mua bán thủy sản, một số loại rau mùa nước nổi.
Anh Trần Văn Thông, ở xã Hòa Mỹ vừa giăng lưới sông mang cá đến chợ bán luôn. Bình quân 1 đêm anh bắt gần 20 kg cá mè vinh, bán giá từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg.
Mỗi đêm có hàng chục ghe xuồng câu, lưới của ngư dân cập bến chợ để mang nông sản bán cho các thương lái.
Còn chợ Tha La nằm ở xã Vĩnh Tế, thuộc TP. Châu Đốc (An Giang) được dân bản xứ gọi là chợ “ma” vì chợ nhóm lúc 3 giờ và tan mau trong đêm. Đây là chợ “ma” mua bán cá đồng lớn nhất tỉnh. Năm nay lũ lớn, mùa cá tôm chạy đồng, ngư dân bắt được nhiều cá nên chợ đêm náo nhiệt hẳn lên.
Chợ “ma” Tha La có tuổi đời hơn 20 năm. Ngày trước, hàng đêm có 100 ghe, xuồng nhỏ tới cân cá. Bây giờ, cá, tôm không nhiều như xưa nên hoạt động mua bán cũng giảm đi. Tuy vậy, chợ “ma” là một phần không thể thiếu của mùa nước nổi.
Các bạn hàng đi chợ rất sớm để giành lựa cá vừa ý, nào là lóc đồng, cá rô đồng, cá chốt, lươn đồng… Đặc sản nước nổi có cá linh, cá thiểu, cá khoai…Người mua kẻ bán đều là dân nghèo, đèn pin rọi qua lại xuyên cắt màn đêm. Ai nấy trả giá từng chút nhưng thuận mua vừa bán nên ít khi cãi vã mất lòng nhau.
Ở chợ đêm này mặt hàng chủ yếu là các loại thủy sản “rặt” đồng, như cá lóc, cá trê, cá rô, lươn, ếch…
Video đang HOT
Còn chợ cá đồng Trường Xuân ở huyện Tháp Mười – Đồng Tháp nhóm họp bán cá đồng mùa lũ không đua gì chợ “Ma” và chợ Hòa Mỹ. Đặc biệt chợ này nổi tiếng lâu năm nên thường vào mùa lũ thu hút nhiều thương lái từ các tỉnh khác đến, như Cần Thơ, Tiền Giang và Long An… cũng tới đây thu mua cá đồng mang về chợ nhà bán.
Vào mùa này các đồng ở nơi đây được nhiều ngư dân đánh bắt với nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng cá lóc, lươn, tép, cá linh và cá rô chiếm đa số.
Gía các mặt hàng cá đồng nơi đây cực kỳ rẻ. Điển hình cá lóc loại nhất giá 85.000 đ/kg, cá trê vàng 80.000 đ/kg, lươn nhất giá 110.000 đ/kg và cá rô giá 25.000 -32.000 đ/kg…
Ngư dân mang cá, tôm ra bán cho thương lái vào ban đêm, thường chợ này hoạt động mỗi người mỗi cái đèn đeo trên đầu hay sách tay cầm đi để xem cân và đếm tiền.
Bình quân ở chợ Trường Xuân có từ 15 – 20 thương lái, lúc nhiều lên đến 30 – 40 thương lái. Số lượng người bán từ vài chục người, hôm nào cá nhiều nhiều lên đến cả 100 người, cá được thu mua 3-4 tấn, còn lúc rộ tăng lên 6-7 tấn cá mỗi đêm.
Anh Nguyễn Văn Nhân, ở xã Trường Xuân đêm nào cũng mang 5-8 kg ếch bắt bằng câu ra chợ bán. Với giá dao động từ 45.000 đến 60.000 đ/kg, bình quân mỗi đêm anh thu nhập trên 200.000 đồng.
Đặc biệt những chợ cá đồng này mua trực tiếp của ngư dân vùng lũ, nên lúc nào cá cũng tươi ngon mà giá rất rẻ.
Đặc biệt chợ này con thu mua cả loại cá lòng ròng (cá lóc con mới nở), giá 1kg từ 150.000 đến 160.000 đồng.
Thương lái đến các chợ này mua cá thường đựng trong các can mủ loại 20 lít cho nước vào rọng cá vừa thuận lợi vẫn chuyển đi xa mà cá vẫn tươi để các thương lái mang ra chợ bán.
Kể cả thương lái nữ thức cả đêm, chạy hàng chục cây số chở xe cá hơn 100 kg mang về bỏ mối lại cho các chợ.
Ngoài các mặt thủy sản ra còn các loại rau đồng mùa lũ được thương lái thu mua, nhưng sản lượng không đủ đáp ứng cho thị trường.
Sau khi ngã giá xong, cá được đưa lên cân rồi người mua trả tiền cho người bán theo kiểu “tiền trao, cháo múc”.
Mang cá ra chợ bán xong, các ngư dân giải lao với ly cà phê nóng hay cốc trà để đợi đến sáng tiếp tục hành trình ra đồng săn bắt cá, tôm…
Theo Lê Hoàng Vũ (NNVN)
Cận cảnh: Độc đáo cả đàn trâu cộ lúa vùng sình lầy ở miền Tây
Những ngày này, về lại vùng quê ở miền Tây, nơi có những mảnh ruộng bao la, bát ngát rất dễ bắt gặp hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng trĩu hạt, báo hiệu mùa thu hoạch bắt đầu.
Nhớ ngày trước, mỗi khi bước vào vụ lúa, âm thanh lộc cộc của những chiếc xe trâu mộc mạc cứ đều đều vang lên trên những nẻo đường, nay đã dần lùi vào quá khứ, bởi vì nhịp độ phát triển quá nhanh của cơ giới hóa trong nông nghiệp đã thay thế sức trâu, bò trước đây.
Đặc biệt những năm gần đây nghề làm dịch vụ trâu kéo (cộ) lúa thuê từ ngoài đồng vào nhà ở miền Tây ngày càng hiếm đi.
Trâu là loại động vật ăn cỏ, được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Ngoài ra, còn nuôi để lấy thịt.
Theo lời một lão nông ở miền Tây, trước đây những chiếc xe trâu, có thể giúp nông dân nhiều thứ trong sản xuất nông nghiệp xem như là con vật thân với người dân miền sông nước. Cứ đến mùa vụ là những con trâu hoạt động suốt từ ruộng nọ sang ruộng kia. Ngày đó, ai nuôi hai, ba con trâu để kéo lúa thuê thì có cuộc sống khá khỏe...
Trâu có màu đặc trưng là màu tro sẫm, lông thưa, dạ dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V.
Trâu 3 tuổi có thể đẻ con. Thông thường một con trâu mẹ có thể đẻ từ 5 đến 6 con nghé trong suốt đời. Anh Võ Chí Tính, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi 4 con trâu cho biết
: Nhà tôi nuôi trâu đến nay đã 3 đời, từ đời ông nội đến đời tôi. Nuôi trâu chủ yếu để kéo lúa thuê cho nông dân hoặc bán lại cũng kiếm hàng chục triệu đồng.
Trâu từ khi sinh sản đến 3 năm có thể đem ra kéo lúa. Nhưng tốt nhất là khoảng 5 năm tuổi. Vì như vậy trâu sẽ kéo được nhiều hơn và không mất sức.
Trâu kéo tùy theo độ tuổi mà bán giá cao hay thấp. Thông thường trâu 3 năm tuổi sẽ bán ở mức giá khoảng 15 triệu đồng; 5 đến 7 năm tuổi giá trên 30 triệu đồng. Còn trâu cổ giá trên 50 triệu đồng, có khi lên đến cả trăm triệu đồng/con.
Thông thường ở những vùng đất thấp không sử dụng được máy gặt đập liên hợp nên chỉ còn cách thu hoạch lúa bằng thủ công từ cắt tay, thuê trâu kéo và suốt. Chính vì vậy, với 1 con trâu kéo lúa đem lại thu nhập 1 triệu đồng/ngày cho chủ.
Theo ông Nguyễn Văn Giang, có 30 năm kinh nghiệm và kéo lúa thuê ở Đồng Tháp cho biết: Đối với một con trâu có thể kéo từ 6 - 10 công lúa/ngày, nhiều hay ít tùy vào độ tuổi của trâu.
Để kéo được lúa, ngoài vật kéo là trâu, còn phải có cộ để chở hay kê cho lúa không bị ước và dễ lướt trên mặt ruộng.
Cộ trâu chở lúa có 2 dạng, phổ biến nhất là chiếc cộ tre, còn lại là cộ làm bằng gỗ được đóng như chiếc chẹt chở máy chạy dưới sông.
Giữa cộ và trâu được kết dính bằng 2 đoạn tre khoảng 2m, yếm dùng để treo cộ vào cổ của con trâu.
Ngoài mặt trâu kéo cộ dưới nước, khi lên bờ được gắn bánh xe để cộ lúa bao
Với giá kéo lúa ăn công từ 120.000 - 150.000 đồng/công (tùy đường xa gần). Mỗi ngày, một con trâu đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày cho chủ nuôi.
Theo người nuôi trâu, hiện tại, do máy gặt đập liên hợp xuất hiện nhiều nên thuê trâu cộ lúa chỉ ở những nơi đất trũng, đất lún, đất ngập nước do máy không vào thu hoạch được. Trung bình mỗi vụ lúa trâu kéo lúa dịch vụ từ 15-25ha/con.
Theo nhiều người có kinh nghiệm kéo lúa chia sẻ: Kéo lúa cần đi kèm một con trâu cần phải có 2 lao động, vừa để điều khiển, vừa để lên lúa dễ dàng...
Bên cạnh, nông dân dùng bò cũng làm sức kéo lúa không thua gì trâu.
Theo Lê Hoàng Vũ (NNVN)
May lưới nuôi loài rắn ăn cá tạp, bán 380 ngàn đồng/ký Mô hình nuôi rắn ri cá trong vèo lưới của chuyên viên Phòng Nội vụ thị xã Ngã Bảy Bùi Hoàng Bằng ngoài tiết kiệm chi phí đầu tư còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mới đây, mô hình nuôi rắn độc đáo của ông Bằng đã đoạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang...