Những ngộ nhận về ung thư vú
Các nghiên cứu cho thấy ung thư vú là một trong những nỗi ám ảnh của phụ nữ. Healthcentral đã liệt kê một số thông tin bổ ích về căn bệnh này nhằm xóa tan nỗi lo của phụ nữ.
Phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa ung thư vú – Ảnh: Shutterstock
Ung thư vú là một bản án tử hình
Đại đa số phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú không có dấu hiệu của bệnh ung thư lan rộng vượt ra ngoài vú và các hạch bạch huyết gần đó. Hơn nữa, 80% phụ nữ ung thư vú được tiên liệu có thể sống không quá 5 năm, nhưng hầu hết đều sống lâu hơn con số dự đoán ấy.
Không cần thiết chụp hình vú cho đến khi 50 tuổi
Hầu hết các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên chiếu chụp tuyến vú hằng năm bắt đầu từ tuổi 40, hoặc sớm hơn nếu nghi ngờ có nguy cơ cao của bệnh ung thư vú. Mặc dù có một số tranh cãi xung quanh việc chụp tuyến vú, nhưng đó là công cụ sàng lọc tốt nhất có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh quái ác này.
Chỉ những người có tiền sử gia đình mới được chẩn đoán
Mọi phụ nữ đều có một số nguy cơ phát triển ung thư vú. Khoảng 80% phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú không có tiền sử gia đình về bệnh này.
Video đang HOT
Đó là do lỗi của bạn
Một số người tin rằng nguyên nhân gây ung thư vú là do ăn quá nhiều chất béo và không tập thể dục đủ. Mặc dù yếu tố lối sống có thể góp phần làm tăng nguy cơ, nhưng thực tế chưa ai biết chính xác những gì gây ra căn bệnh này.
Tất cả các phương pháp điều trị đều như nhau
Kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân hoàn toàn không giống nhau mà tùy thuộc vào loại ung thư mà họ mắc phải, chẳng hạn: kích thước khối u, tuổi tác và giai đoạn phát triển. Một số phụ nữ cần phải phẫu thuật, xạ trị và hóa trị hằng tháng; trong khi đó, những người khác sẽ chỉ phẫu thuật hoặc áp dụng một chế độ hóa trị đơn thuần.
Cắt bỏ vú hiệu quả hơn cắt bỏ khối u
Đối với phụ nữ bị ung thư vú, có một khối u nhỏ hơn 4 cm và với biên độ sạch thường được khuyến cáo phẫu thuật, cắt bỏ với bức xạ được chứng minh có hiệu quả như cắt bỏ vú.
Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cánh tay
Phẫu thuật hạch bạch huyết có thể dẫn đến sự khó chịu, tê và sưng, còn được gọi là phù bạch huyết. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc thích hợp và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thường xuyên sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu này.
Chất khử mùi gây ung thư vú
Không có bằng chứng kết luận rằng chất chống mồ hôi ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư vú.
Phẫu thuật có thể gây ra di căn
Ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể có thể “im lặng” trong một thời gian trước khi nó được phát hiện. Không có bằng chứng nào cho thấy phẫu thuật khiến ung thư lây lan.
Theo TNO
Thông tin chính thức vụ em trai cắt chân chị gái trong bệnh viện
Ngày 7/1, Bệnh viện Xanh Pôn thông tin chính thức về vụ bệnh nhân bị cắt chân khi đang điều trị tại đây. Theo đó vết thương ở hai chân đã khô, nhưng tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất nặng do ung thư cổ tử cung đã di căn não và ổ bụng.
Tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 7/1, Bệnh viện Xanh Pôn cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí về vụ bệnh nhân bị cắt chân. Theo đó, vết thương ở hai chân bệnh nhân Trần Thị Thanh Dung đã khô, không chảy dịch, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tiên lượng tình trạng của bệnh nhân rất nặng, bệnh nhân ung thư cổ tử cung, đã di căn não và ổ bụng, khối u ở não lớn, vị trí nguy hiểm.
Nữ bệnh nhân bị em trai cắt chân đang được điều trị tại bệnh viện
Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị tích cực, được dùng thuốc an thần nhẹ, thở máy qua ống nội khí quản, mạch huyết áp ổn định, bão hòa ôxy 98%. Đặc biệt, khi gọi hoặc hỏi, bệnh nhân đều nhận biết được, hai đồng tử đều phản xạ ánh sáng tốt, không có dấu hiệu thần kinh khu trú.
Những diễn biến liên quan đến vụ bệnh nhân bị cắt chân cũng được Bệnh viện Xanh Pôn tường trình rõ. Theo đó, vào hơn 1 giờ sáng 2/1, trực tại khoa điều trị, điều dưỡng thấy người nhà đang xoa bóp cho bệnh nhân Dung. Sau đó điều dưỡng thăm hỏi tại giường, bệnh nhân trả lời không đau và không phát hiện gì thêm.
Đến 3 giờ 20 phút, nhận thấy người nhà có hành động quá khích như bẻ chân bệnh nhân, ngay lập tức, điều dưỡng cùng các bác sỹ trực chuyên khoa cùng đến yêu cầu người nhà dừng ngay hành động trên. Lúc đó, người đàn ông (em trai bệnh nhân, sau này xác định là Trần Tuấn Khương) đang ghì chặt chân phải của bệnh nhân vào thành giường, tay kia cầm 1 con dao liên tục cứa và chặt chân bệnh nhân.
Nhân viên trực cũng báo bác sỹ, trực lãnh đạo bệnh viện, trực bảo vệ và công an phường Điện Biên, đồng thời tìm cách tiếp cận giải cứu cho bệnh nhân và khuyên nhủ hung thủ nhưng người thanh niên hung hãn khua dao dọa mọi người ai vào thì chém.
Ngay sau khi tiếp cận được người bệnh, các cán bộ gồm điều dưỡng trực khoa, bác sỹ trực chuyên khoa, các bác sỹ trực khối ngoại khẩn trương cấp cứu và đưa bệnh nhân lên phòng mổ và mổ cấp cứu ngay lập tức.
Lúc đó, Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã xác định bệnh nhân có bệnh cũ, hiểm nghèo, đã điều trị lâu dài, nên tổ chức mô mềm kém đàn hồi, dễ vỡ, các mạch máu dễ bị thương tổn, đụng gập khi xoa, nắm mạnh, bóp bẻ... Phẫu thuật viên cũng đã kiểm tra tình trạng trong mổ thấy khớp gối phải bị đứt các dây chằng, các khối co bầm dập không có cấp máu và không có khả năng bảo tồn.
Vì vậy, cả kíp trực quyết định phẫu thuật cắt cụt một phần ba dưới đùi phải. Khâu vết thương da cổ chân trái. Sau đó, bệnh nhân được đưa về hậu phẫu sau mổ tại phòng riêng của khoa tăng cường ngoại. Cùng đó, Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã phối hợp với công an giải quyết vụ việc và lập biên bản tại hiện trường, dẫn người gây án về cơ quan làm việc.
Quang Phong
Theo Dantri
Tiên lượng rất xấu cho tình trạng bệnh nhân bị cắt chân Do nền bệnh cũ rất nặng (bị ung thư cổ tử cung, đã di căn não và ổ bụng), khối u ở não lớn, tiên lượng sức khỏe của bệnh nhân D. rất nguy hiểm. Đây là thông tin mới nhất về bệnh nhân Trần Thanh D. tại buổi giao ban thường kỳ Thành ủy Hà Nội, chiều 7/1. Báo cáo của Sở...