Những nghề cứ ngày Tết là “hốt bạc”
Ở Sài Gòn, có những nghề chỉ xuất hiện trong những ngày giáp Tết Nguyên đán nhưng mang lại thu nhập không hề nhỏ cho những người thực hiện nó.
Nghề độc ngày Tết
Từ lâu, trái dưa hấu đã trở thành loại trái cây gần như không thể thiếu trong dịp Tết đối với người dân Nam bộ. Người ta quan niệm, ruột đỏ của quả dưa hấu khi bổ ra cũng là tượng trưng cho một năm lộc tài đầy may mắn đối với gia chủ.
Ngoài ra, dưa hấu càng to, càng tròn thì lộc tài càng lớn. Thế nên, trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân phương Nam kiểu gì cũng chọn cho mình những trái dưa đẹp nhất, to nhất để bày lên bàn thờ tổ tiên, hoặc trên mâm trái cây đặt trong phòng khách.
Trái dưa hấu trong những ngày Tết không chỉ là loại trái cây bình thường, mà còn là vật dụng gửi gắm các ước vọng ngày xuân của gia chủ, thông qua những hình ảnh được chạm khắc trên đó
Hình ảnh Phước – Lộc – Thọ cầu chúc một năm nhiều may mắn trong mọi lĩnh vực
Năm mới cũng là lúc người dân mong lộc, tài thông qua hình ảnh được khắc trên trái dưa hấu
Video đang HOT
Với mức giá một trái dưa đã qua chạm khắc hoạt tiết từ 500.000 – 550.000 đồng (dưa từ 10kg trở xuống), người nghệ nhân khắc dưa có thể kiếm kha khá nếu đắt hàng
Những năm gần đây, để bắt kịp với nhu cầu ngày càng lớn hơn của khác hàng, có thêm nghề chạm khắc hoa văn trên vỏ của dưa hấu. Mà thường thì những trái dưa thật to, thật tròn mới được dùng để chạm khắc. Những họa tiết dễ bắt gặp nhất có thể là hình long, phụng (theo quan niệm long phụng sum vầy), phúc-lộc-thọ (cầu một năm nhiều may mắn), hay đơn giản là các chữ Tài, Lộc…
Một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và nét nghệ thuật, nên giá để chạm khắc trên một quả dưa thường không hề rẻ: 300.000 – 350.000/họa tiết, đối với quả dưa có trọng lượng từ 10kg trở xuống. Tính ra thành phẩm (luôn tiền dưa), người mua thường phải trả từ khoảng 500.000 – 550.000 đồng/trái có họa tiết.
Và với một nghệ nhân khắc dưa chuyên nghiệp, thạo tay nghề, mỗi ngày họ có thể kiếm hàng triệu đồng, thậm chí vài triệu đồng thông qua công việc dạng này cũng không phải hiếm.
Giống như việc chạm khắc trên dưa hấu, công việc đánh bóng lư đồng hầu như chỉ xuất hiện trong những ngày giáp Tết. Ở TPHCM có phố chuyên đánh bóng lư đồng trên đường Trần Quang Khải (Q.1).
Một bộ lư loại nhỏ như thế này thường được tính công đánh bóng khoảng 200.000 đồng
bộ lớn hơn như trên hình có giá đánh bóng vào khoảng 250.000 – 300.000 đồng/bộ, có thể giúp cho người thực hiện công việc kiếm tiền triệu mỗi ngày, nếu làm hăng say
Một nghề khác cũng được xem là có cơ hội hốt bạc trong những ngày giáp Tết là nghề đánh bóng lư đồng. Năm hết Tết đến, nhà nhà đều muốn có bộ lư sáng bóng, bày lên bàn thờ gia đình, nên công việc đánh bóng lư đồng trở thành công việc ăn nên làm ra.
Ở TPHCM, có hẳn những khu phố chuyện làm công việc trên chỉ trong những ngày giáp Tết, như khu đường Trần Quang Khải (Q.1), Lê Văn Sỹ (Q.3), Thích Quảng Đức (Q. Bình Thạnh), khu vực Gò Vấp…
Cũng giống như nghề chạm khắc hoa văn trên dưa hấu, nghề đánh bóng lư đồng cũng có thể giúp cho người thực hiện công việc nói trên kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Trọng Vũ – Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Sốt xình xịch quất "cộng sinh" giá chục triệu hút hàng trước Tết
Với quất cộng sinh, nhiều cây tại vườn quất cảnh của nghệ nhân Trương Ngọc Xuân Đức Thắng Bắc Từ Liêm Hà Nội có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Quất cộng sinh thực chất là kết quả của việc ghép cành quất vào cây cần thăng, một loại cây mọc hoang dại với sức sống bền bỉ, có tuổi đời lên tới vài chục năm. Cây cần thăng sống trong tự nhiên, màu vỏ xù xì, xanh nhạt và có sức sống hết sức mạnh mẽ, sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu sáng, thiếu nước.
Hoa, quả quất cộng sinh không thua kém những cây quất thông thường. Vốn là một nghệ nhân cây cảnh, ông Trương Ngọc Xuân hiểu rằng yếu tố sáng tạo là điều cốt yếu của nghề này. Mỗi dịp Tết đến, nếu chỉ loay hoay với vài loại cây, dáng uốn truyền thống thì không thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Hơn nữa, người sành chơi cây cảnh, quất cảnh vào dịp Tết ngày càng kén chọn và có xu hướng thích quất thế, có tuổi đời lâu năm, dáng đẹp. Điều này không phải nhà vườn nào cũng đáp ứng được bởi để nuôi được cây quất đến vài chục năm là điều rất hiếm hoi. Vì thế, ông Xuân nghĩ đến phương pháp ghép những cành quất già vào những thân cây cổ thụ để vừa có được dáng cây đẹp, ý nghĩa, bề thế và quất vẫn sinh trưởng tốt. Đây cũng như một "món ăn" lạ dành cho khách hàng trong mâm đặc sản đa dạng của ngày Tết.
Nghĩ đến cây cần thăng, ông Xuân cho rằng đây là loài cây phù hợp để ghép bởi màu sắc vỏ cây tương đồng với cây quất, sức sống cần thăng rất dẻo dai, việc ghép cũng không quá khó khăn. Không những thế, cây cần thăng còn mang hàm ý tốt đẹp về sự "Cần cù" và "Thăng tiến" theo quan niệm của ông.
Ngoài cây cần thăng thì ông Xuân đang tìm tòi những loại cây phù hợp khác để ghép vào quất. Bởi vì không phải loại cây nào cũng có thể ghép với quất để tạo thành một cây cảnh hoàn chỉnh cả về chất lượng lẫn thẩm mĩ. Theo ông Xuân, khách hàng ngày càng khó tính và tinh tế trong việc lựa chọn cây cảnh chơi Tết, nếu mình không cố gắng sáng tạo, cải tiến sản phẩm so với truyền thống thì không thể nào cạnh tranh và để khách hàng tìm đến mình được.
"Sản phẩm quất ghép vào cổ thụ năm nay tôi mới tung ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi tốt. Hiện nay, 70% cây quất ghép trong vườn đã có người đặt hàng", ông Xuân cho hay. Nghệ nhân này cho hay, để ghép cây quất trên cây cần thăng cần chọn ngọn cây quất có tuổi tương đương với tuổi cành cây cần thăng. Sau khi đóng bầu ghép cành xong, người nghệ nhân phải chăm chút, chú ý che tránh nắng, mưa cho cây. Sau khoảng 1 tháng, cành quất có thể nảy mầm và phát triển.
Theo quan sát, những cành quất được ghép vẫn nở hoa và kết quả, số lượng, màu sắc của những cành quất ghép không kém những cây quất trồng trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, vườn quất của ông Xuân bán với giá dao động từ 2 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng/cây. Cây quất giá 30 triệu đồng của nghệ nhân này được ghép vào thân cây cần thăng cồ thụ, có tuổi đời 30 năm. Tuy nhiên, nghệ nhân này vẫn chưa muốn bán. Theo tiết lộ của ông Xuân, sang năm tới, ông dự định sẽ ghép thêm 1000 cây quất với cần thăng để phục vụ dịp Tết và đưa tham dự các triển lãm cây cảnh.
Theo_Kiến Thức
Hòn đá biết phát sáng được mua với giá khủng Trước sức hút mạnh mẽ của viên "dạ minh châu" ở miền Đông, có vị đại gia không ngần ngại chi ra 800 triệu đồng mong được sở hữu. Bí ẩn "dạ minh châu" Người nghệ nhân chơi đá được bạn bè xưng tụng "vua đá" Đồng Nai là ông Châu Chí Hùng (54 tuổi, ngụ khu phố 5, phường Bửu Hòa, thành...