Những ngày thất thu của người nhặt ve chai mang khoản nợ 13 năm
Trước Covid-19, cô Đào sáng đi rửa bát, tối bán trà đá, thu nhập gần 5 triệu/tháng, nhưng từ khi bùng dịch, ngày kiếm 10 nghìn đồng cũng khó.
Gần trưa 15/4, tại điểm phát đồ miễn phí cho người nghèo trên đường Trần Duy Hưng, một người phụ nữ dựng chiếc xe đạp vào tường, phía sau xe buộc chặt mấy tấm bìa carton, bước vào nhận đồ. Nhưng người phụ trách nói giờ phát đồ buổi sáng đã hết và hẹn cô quay lại vào 2h chiều.
Nghe xong, cô Đoàn Thị Đào (63 tuổi, Nam Định) – tên người phụ nữ – lùi bước, không giấu nổi thất vọng: “Hôm nay tôi được người ta nhường cho một suất đi dọn vệ sinh, tranh thủ làm từ 6 giờ sáng rồi đạp vội đến đây nhưng không kịp. 2h chiều tôi phải đi làm, chiều lại về muộn…”.
Không thể bỏ phí buổi dọn vệ sinh thuê với số tiền công bằng 2-3 ngày đi nhặt rác, nhưng cũng lại tiếc công đã đạp xe gần tiếng đồng hồ đến đây, cô Đào ngần ngừ mãi bên chiếc xe đạp.
Rồi cô rút ra trong ví một tấm thẻ ép plastic cẩn thận, 4 góc mép phẳng phiu, nhấp nhứ mất vài giây nữa trước khi đến gặp điều phối viên phát quà. Cô Đào nói nhỏ điều gì đó với người điều phối và được anh cho phép đứng vào vị trí cuối cùng trong dòng người đang xếp hàng nhận đồ buổi sáng.
Trong lúc chờ đợi, cô kể mình từng đi lính, có thẻ hội viên cựu chiến binh và lần đầu tiên dùng nó để nhờ sự giúp đỡ.
Hơn 11 giờ trưa người phụ nữ vui vẻ bước ra với một túi gồm gạo, mì tôm, trứng, bột canh và chai dầu ăn. “Nay nhận được đồ tôi vui lắm, nhưng cũng ngại quá”.
Vừa nói, cô vừa mở một túi đen nhỏ, bên trong có 2 gói mì, hai quả trứng nhận từ một điểm khác. “Hai gói mì này tôi xin để ăn, còn đồ mới nhận được tôi tích lại rồi gửi cho chồng ở quê. Chồng tôi đau ốm, giờ vẫn kẹt ở quê vì chưa kịp lên. Chưa có tiền nên tôi đành gửi đồ về”, cô nói.
Trước dịch, cô Đào đi rửa bát thuê. Làm từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều, mỗi ngày được trả 150.000 đồng tiền công. Tối về cô bán hàng nước ở đầu xóm trọ, cũng được vài chục nghìn. Tính ra một tháng thu nhập gần 5 triệu đồng. Nhưng từ khi nhà nước cấm bán hàng, hạn chế đi lại, một ngày kiếm được 10 nghìn đồng từ việc nhặt ve chai cũng khó.
Ra Hà Nội từ năm 2017, cô Đào làm đủ nghề, từ trông trẻ, dọn dẹp nhà cửa, phụ hồ, rủa bát để kiếm sống. Khi không ai thuê, cô đạp xe đi nhặt ve chai.
Trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, hôm nào nhặt được 10 kg bìa là nhiều lắm, nhưng bán cũng chỉ được 10 nghìn đồng. Tích được vài hôm, đến tối muộn cô tìm đến các cửa hàng thu mua để bán vì nhà chật. 1.000 đồng/ cân, 2 – 3 ngày tích trữ may ra được 20 – 30 nghìn đồng.
“Mỗi ngày nhặt được 10 nghìn tiền bìa với nhựa là may lắm. Nhiều hôm đi nhặt về, trời nắng nóng cũng thèm một cốc sữa đậu nhưng tận 6.000 đồng, uống xong còn thấy xót ruột hơn, nên lại thôi”, cô tâm sự.
Cô Đào thường đùa: “Giờ thị trường nhặt ve chai cũng cạnh tranh ác lắm, đi nhặt muộn là chẳng còn gì đâu”.
Hơn một tháng nay, cô đi nhặt ve chai, thỉnh thoảng có người thuê đi quét dọn sẽ được tính 135 nghìn đồng/ ngày. Còn không, 7 giờ sáng cô Đào dắt xe đạp đi hết các con phố lượm lặt. Hơn 12 giờ về nhà ăn trưa. Chừng 2 giờ lại đi nhặt cho đến 7 giờ hơn mới về phòng trọ, nhiều hôm cô đi nhặt đến 9 – 10 giờ đêm.
Bữa cơm những ngày dịch của người phụ nữ ở một mình chỉ có tép moi rim mắm, rau nấu tép và cơm. Mấy nay khi được nhận đồ cứu trợ, bữa cơm được cải thiện thêm trứng. “Hôm nào chán thì ăn mì tôm, chứ đến cả tháng nay tôi cũng chưa ăn thịt vì đắt”, cô nói.
Căn phòng trọ rộng chừng 10 mét vuông của cô Đào và đồ bán quán nước được xếp gọn.
Trong căn phòng rộng chừng 10 mét vuông được thuê với giá 1,85 triệu đồng/ tháng (cả điện, nước), cô đem vài gói mì tôm, ít gạo, lạc đi xin được đóng vào một chiếc thùng giấy.
Chồng cô trước làm thợ xây, nhưng do tai nạn phải mổ sọ não ba lần, giờ sức khoẻ yếu, không làm được gì, kinh tế gia đình một tay cô lo liệu. Vì dịch, chồng cô ở lại quê, xe ô tô cấm di chuyển, cô lại chẳng về được. “Ở quê tôi nhờ họ hàng cho vay 100 – 200 nghìn đồng để chồng có tiền mua rau, gạo ăn qua ngày. Bao giờ về tôi trả. Còn ở đây tôi cũng để dành ít mì tôm, dầu ăn, lạc gửi về. Bản thân mình ăn gì cũng được, nhưng chồng đau ốm bệnh tật lại khác”, người phụ nữ nói.
Video đang HOT
Dù biết phải tuân thủ các chính sách của nhà nước trong việc giãn cách xã hội, cô Đào không dấu được sự lo lắng khi vẫn phải mưu sinh. Tiền thuê nhà, tiền lãi vay ngân hàng, tiền ăn, tiền thuốc men… nhiều khoản phải chi tiêu nhưng không biết kiếm từ đâu. “Ngồi ở nhà lại suy nghĩ nên tôi cứ rong xe đi nhặt nhạnh ve chai, bán được một vài nghìn cũng còn hơn ngồi không. Mong dịch sớm qua, chứ người lao động khổ quá rồi”, cô thở dài.
Khoản nợ suốt 13 năm
Sinh ra trong gia đình có 8 anh chị em ở một xóm ven đê xã Giao Hải, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, cô Đào cùng các anh chị em được bố mẹ cho học hết cấp 3.
Lớn lên, cô thi Đại học Mỏ địa chất, nhưng 2 năm đều không đỗ. Năm 20 tuổi, khi nhận tin có lệnh tổng động viên đi lính do chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1978, cô liền đăng ký. Cuối năm 1981, cô xuất ngũ về quê, lập gia đình, sau đó được xã cử đi học lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy bổ túc cho học sinh cấp 2 với hai môn Toán và Lý.
Ngoài thời gian dạy cố định trên trường 2 buổi/ tuần, ngày thường cô đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy, từ bốc vác, móc cống, đào ao, phun thuốc diệt cỏ… chỉ cần có việc là làm.
Mức lương dạy tại trường bổ túc được tính bằng 120 kg thóc/năm. Số tiền bán thóc, đi làm thuê kết hợp với tiền chồng đi làm thợ xây cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình và cho hai người con học hết cấp 3.
Sau 18 năm dạy học, năm 2002 cô xin nghỉ việc rồi cả gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp. Chồng đi làm xây, ba mẹ con đi buôn bán, nhặt ve chai, phụ hồ… cũng đủ nghề. Năm 2006, cả gia đình cô về quê.
Đến tháng 6/2007, chẳng bao lâu sau khi vào lại Sài Gòn làm việc, chồng cô bị tai nạn giao thông và bị chấn thương sọ não. Ba lần phẫu thuật, là ba lần cô đi vay tiền anh chị em trong nhà, cắm sổ đỏ mảnh đất của bố mẹ chồng để lại, được 40.000 triệu đồng.
“Ngày ấy tôi vay cả tiền, vàng rồi cắm sổ đỏ mới đủ 115 triệu đồng chữa bệnh cho chồng. Số tiền đó lớn lắm, từ trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ đến”, cô nhớ lại.
6 tháng điều trị, cô đưa chồng về quê rồi tiếp tục làm thuê trả nợ.
Đến năm 2017, cô được một người họ hàng xa thuê ra Hà Nội trông con hộ. Từ ấy cô ở lại Hà Nội kiếm sống, thuê nhà rồi đón chồng ra để tiện chăm sóc.
Cuộc sống của hai người con còn nhiều khó khăn, vợ chồng cô không muốn thành gánh nặng nên tự mưu sinh kiếm sống.
Ngày còn được đi làm, cô Đào kiếm được gần 5 triệu một tháng. Trả hơn 1,8 triệu đồng tiền thuê nhà; 1 triệu tiền lãi ngân hàng; trích ra một khoản ăn uống còn đâu cô trả nợ dần.
Ngồi nhẩm tính rồi thở dài: “Tháng này được vài ngày đi dọn vệ sinh với giá 135 nghìn đồng/ ngày, kết hợp với tiền bán ve chai may ra thì đủ tiền nhà. Cũng may có gạo, trứng, mì tôm được ủng hộ nên tôi không lo, nhưng còn một triệu tiền lãi, chẳng biết vay ai. Thời buổi dịch bệnh khó khăn, chắc phải vay mỗi người ở quê vài trăm để trả cho đúng hẹn”.
Ngồi trong căn phòng trống, người cựu chiến binh xưa chỉ mong ước Covid-19 sớm qua để được đi làm. “Tôi sẽ cố gắng đi nhặt ve chai, hết dịch lại đi rửa bát, đi bán trà đá để mong trả hết số nợ hơn 100 triệu đồng. Kiếm được có 5 triệu một tháng, trả lãi hết 1 triệu chưa tính các khoản chi khác, chẳng biết bao giờ tôi mới trả hết nợ”, cô nói.
Thuý Quỳnh
Thị trường ngày 10/4: Giá dầu quay đầu giảm hơn 9%, vàng bật tăng cao nhất 1 tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, giá dầu giảm trở lại, khí tự nhiên giảm 3%, trong khi vàng cao nhất 1 tháng, đồng có tuần tăng giá mạnh nhất 14 tháng, cao su cao nhất 2,5 tuần, gạo Thái Lan cao nhất 7 năm, quặng sắt, thép, đường, đậu tương, lúa mì và dầu cọ đều tăng.
Ảnh minh họa.
Giá dầu giảm trở lại
Giá dầu giảm trở lại sau khi tăng 10% trong đầu phiên giao dịch, do các nhà đầu tư hoài nghi về thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa các thành viên OPEC và các đồng minh sẽ không giải quyết được sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu bị tác động bởi đại dịch virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, dầu thô Brent giảm 1,36 USD tương đương 4,1% xuống 31,48 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,33 USD tương đương 9,3% xuống 22,76 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong tuần đối với cả 2 loại dầu.
Các nhà sản xuất dẫn đầu bởi Saudi Arabia và Nga đã đưa ra thỏa thuận để giải quyết tình trạng dư cung dầu ngày càng gia tăng, trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm 30%. Đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu, ngay cả khi cắt giảm 10 triệu thùng/ngày trở lên cũng sẽ khiến hàng triệu thùng chịu áp lực giá giảm.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC cân nhắc mức kiềm chế từ 15 triệu đến 20 triệu thùng/ngày tương đương 15% đến 20% nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên, Bộ trường Dầu mỏ Iran cho biết việc cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày (bpd) chỉ trong tháng 5 và tháng 6/2020. Từ tháng 7 đến cuối năm 2020, việc cắt giảm này sẽ giảm xuống còn 8 triệu bpd và sau đó vào năm tới còn 6 triệu bpd. Việc cắt giảm 10 triệu bpd sẽ là mức cắt giảm sản lượng lớn nhất từng được OPEC đồng ý, song Nga khẳng định sẽ chỉ giảm sản lượng nếu Mỹ tham gia thỏa thuận.
Giá khí tự nhiên giảm 3%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm khoảng 3% do tồn trữ lớn hơn so với dự kiến trước đó và nhu cầu suy giảm bởi virus corona bùng phát.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn New York giảm 5 US cent tương đương 2,8% xuống 1,733 USD/mmBTU. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên tăng 7% sau khi giảm 1% trong tuần trước đó xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/1995.
Giá vàng cao nhất 1 tháng
Giá vàng tăng hơn 2,5% lên mức cao nhất 1 tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố gói kích thích lớn để chống lại tác động kinh tế bởi đại dịch virus corona.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 2,5% lên 1.686.85 USD/ounce, trước đó trong phiên đạt 1.690,03 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 9/3/2020. Tính chung cả tuần giá vàng tăng khoảng 4,2%. Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York tăng 4,1% lên 1.752,8 USD/ounce.
Fed đã triển khai gói hỗ trợ trị giá 2,3 nghìn tỉ USD để củng cố chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ cho đến khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục hoàn toàn từ tác động của đại dịch.
Đồng có tuần tăng giá mạnh nhất 14 tháng
Giá đồng có tuần tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm sau các dấu hiệu cho thấy rằng, virus corona có thể chậm lại thúc đẩy giá các tài sản rủi ro.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,2% lên 5.010 USD/tấn. Tính chung cả tuần giá đồng tăng 3,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2019.
Nhóm các nhà phân tích theo điều tra của Reuters dự kiến giá đồng trung bình ở mức 4.700 USD/tấn trong quý 2/2020 và 5.200 USD/tấn trong cả năm và dự báo đồng dư thừa 337.000 tấn trong năm nay.
Trong khi các nhà phân tích thuộc ANZ dự báo nhu cầu đồng sẽ giảm gần 3,5% xuống dưới 23 triệu tấn trong năm nay và giá đồng sẽ ở mức trung bình dưới 5.000 USD/tấn trong thời gian còn lại của năm 2020.
Giá quặng sắt và thép đều tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng do nhu cầu bổ sung dự trữ khi tồn trữ thép giảm trở lại trong tuần này, trong khi lợi nhuận của các nhà máy thép hồi phục có thể thúc đẩy giá mua quặng sắt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 3,3% lên 598 CNY (84,64 USD)/tấn, sau khi tăng 3,8% trong đầu phiên giao dịch. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3,9% lên 668 CNY/tấn, cao nhất trong 2 tuần.
Tồn trữ thép tại Trung Quốc trong tuần tính đến ngày 9/4/2020 giảm 4,6% so với tuần trước đó xuống 22,4 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 2,9% lên 3.322 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 2,5% lên 3.306 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,9% lên 3.149 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,3% lên 12.295 CNY/tấn.
Giá cao su cao nhất 2,5 tuần
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên mức cao nhất hơn 2,5 tuần, do giá dầu tăng cao và kỳ vọng đại dịch Covid-19 sắp đạt mức đỉnh điểm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM tăng 3,2 JPY lên 154,5 JPY (1,42 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 155,5 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 23/3/2020.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 90 CNY lên 10.100 CNY (1.430 USD)/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường tăng gần 3% do lo ngại chuỗi cung ứng và triển vọng nhu cầu tích cực của Mỹ.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 0,06 US cent tương đương 0,6% lên 10,43 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 9,1 USD tương đương 2,7% lên 348,5 USD/tấn.
Giá cà phê tăng tại Indonesia, giảm tại New York và London
Hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam tạm nghỉ sau việc thực hiện "cách ly xã hội" trong vòng 15 ngày để chống lại virus corona, trong khi các thương nhân tại Indonesia chờ vụ thu hoạch mới vào tháng 5/2020.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 200-250 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1,2 US cent tương đương 1% xuống 1,186 USD/lb.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 11 USD tương đương 0,9% xuống 1.219 USD/tấn.
Ngô giảm, đậu tương và lúa mì đều tăng giá
Giá đậu tương và lúa mì tại Chicago đều tăng mạnh nhất trong 2 tuần, do đồng USD giảm khiến xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ hấp dẫn hơn so với Nam Mỹ và khu vực Biển Đen.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 9 US cent lên 8,63-1/2 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 1,1% - tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong 4 tuần. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1-3/4 US cent lên 3,31-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần giá ngô tăng 0,3%. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 8-1/4 US cent lên 5,56-1/2 USD/bushel. Tính chung cả tuần giá lúa mì tăng 1,3% - tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong 4 tuần.
Đồng USD giảm 3,2% so với đồng RUB đã thúc đẩy triển vọng xuất khẩu lúa mì của Mỹ, trong khi giá đậu tương được hưởng lợi do đồng real Brazil tăng 1% so với đồng USD.
Giá gạo Thái Lan cao nhất 7 năm
Hoạt động giao dịch tại trung tâm buôn bán gạo chính của châu Á diễn ra trầm lắng do virus corona bùng phát khiến Ấn Độ đóng cửa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, Việt Nam ngừng xuất khẩu để đảm bảo đủ nguồn cung nội địa, trong khi giá gạo Thái Lan vẫn cao nhất 7 năm.
Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới do thiếu hụt lao động và gián đoạn hậu cần bởi việc đóng cửa 21 ngày, cản trở việc giao hàng các hợp đồng hiện tại.
Tại nước láng giềng - Bangladesh - chính phủ nước này đã ngừng xuất khẩu các loại gạo thông thường do giá thị trường nội địa tăng lên mức cao nhất 2 năm bởi hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Tương tự tại Việt Nam đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới trong một nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa trong giai đoạn đại dịch.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên 555-580 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2013, so với 560-570 USD/tấn tuần trước đó do lo ngại thiếu hụt nguồn cung bởi hạn hán.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 4 liên tiếp, được hỗ trợ bởi giá dầu thô tăng mạnh và các loại dầu thực vật khác tăng, trong khi Malaysia quyết định sẽ duy trì lệnh đóng cửa đối với một số đồn điền, dấy lên mối lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 35 ringgit tương đương 1,48% lên 2.392 ringgit (550,52 USD)/tấn.
Sabah- bang sản xuất dầu cọ lớn nhất của Malaysia - sẽ tiếp tục đóng cửa các hoạt động sản xuất dầu cọ tại 6 quận, như là một phần của các biện pháp ngăn chặn virus corona.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 10/4
Minh Quân
Không muốn hoãn đám cưới vì Covid-19, cặp đôi nảy ra ý tưởng tổ chức hôn lễ với dàn khách mời hoành tráng và độc đáo chưa từng thấy Covid -19 đã khiến cuộc sống của hàng tỷ người dân khắp thế giới bị đảo lộn, và câu chuyện về đám cưới với dàn khách mời hoành tráng của cặp vợ chồng này là ví dụ rõ ràng nhất. Đám cưới là sự kiện trọng đại nhất cuộc đời của mỗi người nên ai cũng mong muốn được chung vui với gia...