Những ngày tháng cuối cùng của cô bé ung thư não
Isabelle, 4 tuổi, ở Ontario, ung thư thần kinh đệm giai đoạn cuối, căn bệnh hiếm gặp và chưa có cách điều trị mới trong 60 năm qua.
Michal và Jackie Borkowski phát hiện con mình mắc bệnh u thần kinh đệm (DIPG) từ tháng 4, bé được điều trị bằng xạ và hóa trị. Michal Borkowski, cha của Isabelle, tuyệt vọng khi biết không còn hy vọng cứu chữa con mình.
Con gái của tay đua xe đạp Neil Armstrong, Karen, đã chết vì căn bệnh này những năm 1960, từ đó đến nay chưa có phương pháp mới. “Các bác sĩ cho biết bệnh tình của con gái tôi hồi tháng 4 và nói rằng có thể xạ trị giống như con của Neil Armstrong năm 1962″, Michal kể.
Có một số thử nghiệm điều trị ở Mỹ, song vì Covid-19 hạn chế đi lại nên các gia đình ở Canada không thể vượt qua biên giới để tham gia. Michal cũng vô cùng nản lòng khi không sự tiến triển, và không có nhà tài trợ để tiến hành nghiên cứu phương pháp chữa trị căn bệnh ung thư hiếm gặp này.
Trước đó, Isabelle là một đứa trẻ đáng yêu, khỏe mạnh. Bé gái 4 tuổi này được phát hiện mắc DIPG bởi khó đi lại. Các bác sĩ cho biết chỉ 10% trẻ mắc bệnh sống sót qua hai tuổi, và dưới 1% qua 5 tuổi. Tuổi thọ trung bình khi mắc bệnh này là 9 tháng sau khi phát hiện.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyên Borkowskis điều tốt nhất có thể làm lúc này là tạo nhiều kỷ niệm đẹp với Isabelle.
Isabelle, được chẩn đoán mắc u thần kinh đệm khi mới 4 tuổi. Ảnh: CTV News
Michal tâm sự “đã 6 tháng kể từ khi phát hiện, chúng tôi vẫn đang cố gắng giữ từng khoảnh khắc với bé mỗi ngày, từ những điều nhỏ mà Isabelle làm được, chúng tôi đều vỗ tay, khích lệ”. Ông thấy tồi tệ và đau khổ khi chỉ nhìn con và nghĩ về tương lai sắp đến.
Mẹ bé là Jackie Borlowski vẫn luôn tự hào về con gái mình: “Con bé thật tuyệt vời và xinh đẹp, luôn ngoan khi đến trường và tốt với bạn cùng lớp, biết pha trò cười, hoạt bát”.
Người mẹ cũng nhận ra sức khỏe của Isabelle đang xấu dần. Jackie kể con gái thường xuyên ốm mệt, đến lớp nửa ngày và buổi chiều nghỉ ngơi ở nhà. Isabelle rất thích đến trường và vui chơi với bạn.
Trong khi các cha mẹ khác mơ ước tương lai con mình thì Jackie đang gắng thực hiện mong ước được bên con mỗi ngày. “Thời gian trôi qua thật nhanh, chúng tôi cố gắng làm nhiều điều cùng với con nhất có thể”, Jackie chia sẻ.
Isabelle sinh nhật ngày 17/10, nhưng cha mẹ đã tổ chức sinh nhật hàng tháng cho bé kể từ ngày biết tin con mắc bệnh. Họ mời những người bạn của Isabelle đến dự tiệc sinh nhật. Gia đình đưa Isabelle đến công viên, lái xe tham quan các vườn thú. Jackie và chồng hạnh phúc khi cùng con gái đi qua những cột mốc quan trọng như ngày khai giảng tháng 9, tuần trước là sinh nhật của Isabelle. Họ đang cố gắng đem “mỗi ngày vui nhất có thể cho con gái”, bởi họ không biết Isabelle còn bao nhiêu ngày nữa.
“Thời gian trung bình là 9 tháng, chúng tôi hy vọng con bé có thể vượt qua và sống thêm hai năm. Nhưng thật không may, tương lai ảm đạm”, Jackie nói.
Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ về COVID-19
Mỹ và Israel đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) về một "phản ứng toàn diện và phối hợp" nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, AP ngày 12/9 đưa tin.
Nghị quyết của LHQ về việc ứng phó với COVID-19 nhận được sự ủng hộ của đa số quốc gia, nhưng Mỹ không nằm trong số đó. Ảnh: AP
Nghị quyết của LHQ được đưa ra trong phiên họp diễn ra hôm 11/9, bao gồm các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19, vốn được đàm phàn từ tháng 5 vừa qua. Nghị quyết đã được 169 quốc gia trong số 193 quốc gia thông qua, theo AP.
Cụ thể, nghị quyết "thừa nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt của WHO và vai trò cơ bản của hệ thống LHQ trong việc tác động và điều phối phản ứng toàn cầu toàn diện đối với đại dịch COVID-19", đồng thời "kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và đoàn kết để ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục đại dịch và hậu quả của nó".
Từ đó, nghị quyết đề nghị các quốc gia thành viên LHQ "tạo điều kiện cho tất cả các quốc gia được tiếp cận kịp thời mà không bị cản trở đối với công tác chẩn đoán, điều trị, thuốc và vaccine chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng, cũng như thiết bị phục vụ công tác đối phó với COVID-19".
Trước đó, một nghị quyết được thông qua tại LHQ ngày 2/4 đã công nhận "những tác động chưa từng có" của đại dịch và kêu gọi "tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn, giảm thiểu và đánh bại" COVID-19.
Tháng 7 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố chính thức rút khỏi WHO, sau loạt cáo buộc rằng cơ quan này đã quản lý đại dịch không đúng cách và trì hoãn phát động cảnh báo đại dịch trên toàn cầu. Việc bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ được cho là động thái tiếp theo thể hiện phản ứng của Mỹ nhằm vào WHO.
Một số chuyên gia e ngại rằng, việc Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO vào thời điểm này sẽ là một đòn giáng vào những nỗ lực quốc tế trong phòng, chống đại dịch COVID-19, bởi WHO có vai trò trung tâm điều phối nhiều hoạt động, trong đó, có thể ảnh hưởng đến các thử nghiệm lâm sàng cần thiết để phát triển vaccine hay các hoạt động truy vết dịch bệnh.
Trung Quốc cảnh báo thủ đoạn bán vaccine Covid-19 'rởm' Giới chức Trung Quốc cảnh báo người dân về trò lừa đảo trực tuyến, trong đó kẻ trục lợi chào bán vaccine Covid-19 chưa có trên thị trường. "Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần vaccine Covid-19. Hàng này được sản xuất để xuất khẩu và số lượng có hạn nên mọi người phải xếp hàng. Sản phẩm sẽ chính thức...