Những ngày cuối cùng tại chiến trường Trị Thiên của GS Đặng Văn Ngữ

Theo dõi VGT trên

Trong một bài viết về cha mình, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã viết: Cha tôi đã chia sẻ đến tận cùng số phận của đât nước, của nhân dân mình cho đến khi ông ngã xuống trên rừng Trường sơn trong một trận bom B52 như bất cứ một người lính nào đã ngã xuống trên suốt dải đất này vì sự nghiệp cao cả và thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhân ngày Thương binh Liệt sỹ, chúng tôi xin trân trọng đăng lại bài viết của Nhạc sỹ Trần Hoàn trong cuốn Đặng Văn Ngữ – Một nhân trí thức lớn – Một nhân cách lớn (NXB Y học 2010) về những giây phút cuối cùng của người trí thức, người chiến sỹ này.

Những ngày cuối cùng tại chiến trường Trị Thiên của GS Đặng Văn Ngữ - Hình 1

Tôi gặp anh Ngữ lần đầu vào năm 1949, tại một cuộc hội nghị về Văn hóa ở Liên khu IV. Tham dự Hội nghị có 3 thành phầ : Các nhà Khoa học kỹ thuật, các nhà giáo và giới văn nghệ sỹ. Hồi đó tôi mới 21 t.uổi, là ủy viên Ban chấp hành trẻ nhất của Chi hội văn nghệ Liên khu IV (cũ). Trước đó tên t.uổi của anh Ngữ đã được biết đến như một trí thức yêu nước tiêu biểu, vừa từ Nhật Bản trở về, mang theo một dự án sáng tạo độc đáo. Bào chế thuốc kháng sinh Penicilin ngay trong nước để cung cấp cho nhu cầu của Kháng chiến. Dáng người thanh mảnh, giọng nói đặc Huế. Thái độ đối xử lịch thiệp, cởi mở, khiêm tốn và chân thành. Anh đã có sức hấp dẫn ngay từ phút đầu gặp gỡ, nhất là với lớp người trẻ chúng tôi.

Sau đó, bẵng đi một thời gian dài tôi không có dịp được gặp lại anh. Tôi ra hoạt động ở Liên khu Ba rồi ra khu tả ngạn sông Hồng. Còn anh ra Việt Bắc để mở phòng Bào chế Penicilin và giảng dậy tại Trường Đại Học Y Khoa kháng chiến tại Chiêm Hóa cùng các Giáo sư Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng. Hòa bình lập lại, tôi được tin anh về tiếp quản Trường Đại học Y khoa Hà Nội, làm chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, nơi anh đã từng làm việc trước khi đi du học tại Nhật Bản, đồng thời là Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng đầu tiên của Việt Nam. Còn tôi về tiếp quản Hải Phòng, rồi làm Giám đóc Sở Văn hóa ở đó nên cũng không có dịp nào được gặp anh.

Mãi đến đầu năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đã giúp tôi có cơ hội được gặp lại anh, được sống gần anh một thời gian. Đó là vào những ngày khi cả tôi và anh cùng chuẩn bị thể lực và hành trang để lên đường vào Nam. Chúng tôi đều cùng vào chiến trường Trị Thên – Huế, mảnh đất quê hương của cả hai chúng tôi.

Vậy là, sau 18 năm tôi mới được gặp lại anh và cuộc gặp gỡ lần này đã gắn chặt mãi trong tôi tình cảm sâu đậm với anh. Những ngày chuẩn bị đi B, chúng tôi sinh hoạt trong cùng một tổ. Mọi việc như học tập Nghị quyết về miền Nam, tập gùi gạo leo dốc, tập b.ắn s.úng, tập chạy, lăn lê bò toài… những công việc chuẩn bị của người lính đi B, chúng tôi sát cánh bên nhau. Tất cả mọi người đều biết anh Ngữ là một trí thức có uy tín, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng, đã từng chỉ đạo phòng chống có kết quả căn bệnh này ở miền Bắc, tình nguyện vào Nam để nghiên cứu Vaccin chống sốt rét cho bộ đội đi B dạo ấy. Ai ai cũng chăm lo cho anh, thường xuyên hỏi ý kiến anh. Ngược lại, biết tôi là Giám đốc Sở Văn hóa, có kinh nghiệm về công tác Tuyên huấn lại tháo vát nên anh cũng thường trao đổi với tôi để làm công tác tư tướng cho đoàn.

Đường hành quân vào Khu ủy Trị Thiên- Huế tưởng gần mà hóa xa. Tôi còn nhớ ngày xuất quân đúng dịp Tết, nhân ngừng chiến mấy ngày. Đoàn chúng tôi lên 4 chiếc xe Commanca. Đi thẳng đến trạm Ho (Quảng Bình). Rồi từ đó bước đường của người chiến sỹ, gùi gạo, cõng ba lô hăm hở đi vào chiến trường. Những ngày tạm biệt miền Bắc vào Nam sao mà lưu luyến! Cả đoàn của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng gồm 12 người do Bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu làm Trưởng đoàn và chúng tôi thay phiên nhau chia gánh đỡ chiếc ba lô khá nặng của anh Ngữ.

Những ngày cuối cùng tại chiến trường Trị Thiên của GS Đặng Văn Ngữ - Hình 2

Tượng GS Đặng Văn Ngữ tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng – Hà Nội.

Anh tự nguyện đi B như bất cứ người chiến sỹ nào với một hành trang không dưới 30kg, đi bộ, leo dốc hàng tháng trời qua nhiều vùng nguy hiểm dưới bom đạn của kẻ thù. Tôi không thể kể hết những vất vả gian nan mà chúng tôi đã chia sẻ với anh. Những lúc nấu cơm sống, những lúc dừng chân dưới mưa tầm tã, do không mắc võng đúng quy định nên đến khuya nước ngập cả võng, phải thức dậy ngồi trọn đêm chờ sáng. Những lúc leo dốc tưởng đứt ruột gan, những lúc đói chia nhau từng miếng lương khô, và nhớ hơn cả là những câu chuyện tâm tình mà chúng tôi đã kể cho nhau nghe trong những đêm mắc võng giữa rừng.

Khi sắp vượt qua đường 9, xẩy ra một sự cố bất thường làm đoàn chúng tôi phải dừng lại gần một tuần. Lính Mỹ mở trận càn quét Đường 9. Tại trạm giao liên, gạo dự trữ cạn dần, chúng tôi phải ăn rất dè sẻn quỹ gạo, muối gùi theo mình. Cả đoàn phải chia nhau đi chặt “Đoắc” trong rừng rồi đem về nấu với ít bột ngọt làm bữa ăn chính. Anh Ngữ cùng chúng tôi vui vẻ ngồi ăn xì xụp bên nhau như trong một gia đình. Trong đoàn của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng có nhiều Y sỹ, y tá có khả năng văn nghệ, anh Ngữ gợi ý tôi nên tập cho anh chị em hát để làm “Dân vận” mỗi khi tới trạm giao liên. Tôi hưởng ứng ngay, sáng tác tức thời một bài hát lấy tên “Thương yêu nhất, đường ra mặt trận”, vừa đi tôi vừa tập cho anh chị em trong đoàn hát. Thế là nhóm văn nghệ hành quân ra đời theo sáng kiến của anh Ngữ mà tôi là chủ trò.

Đã 30 năm rồi tôi vẫn còn nhớ lời bài hát Đường ra mặt trận phản ảnh tâm trạng của chúng tôi ngày đó :

Đường yêu nhất, đừơng ra mặt trận

Có gì vui bằng lúc hành quân

Nằm dốc núi nghe rừng xào xạc

Chuyện tâm tình, đợi tiếng hát Châu Loan

Chị em ơi trên đường về quê hương,

Đi với nhau cho có chị có anh

Dẫu gian nan, đói no cùng chia sẻ

Đừng ngại gió to, vững lái ta chèo

Đường yêu nhất đường ra mặt tận

Video đang HOT

Đường dạy căm thù, đường dạy ta biết thương…

Trận càn của Mỹ đã chấm dứt. Chúng tôi vượt qua Đường 9 để đặt chân vào chiến khu Quảng Trị rồi sau đó không bao lâu chúng tôi đến trạm giao liên đặc biệt của Khu ủy Trị Thiên – Huế. Đoàn của anh Ngữ được đón tiếp trước rồi được đưa vào hậu cứ. Riêng tôi vì đồng chí Lê Chưởng, Phó bí thư Khu ủy, người đã trực tiếp xin tôi vào chiến trường đi vắng nên tôi phải nằm lại chờ ở trạm giao liên, nửa tháng sau mới bắt đầu nhận nhiệm vụ.

Hôm tôi vào nhận công tác ở Khu ủy, đã thấy anh Ngữ ở đó. Lúc bấy giờ anh là khách đặc biệt của Khu ủy. Sau khi làm việc với anh Trần Văn Quang, Bí thư Khu ủy Trị Thiên – Huế, anh Ngữ gặp tôi hỏi:

- Mình nghe nói mấy hôm nữa có một lớp tập huấn cho cán bộ dưới đồng bằng lên, Hoàn có dự không?

- Có! Tôi trả lời – Tôi được anh anh Quang và anh Lê Chưởng phân công theo dõi lớp học để về làm công tác tuyên truyền của Khu.

Anh Ngữ khẩn khoản nói với tôi:

- Hoàn làm sao nói hộ cho mình được dự với, mình thèm lắm, nhất là có anh em ở Huế lên, mình muốn hỏi thăm tình hình quê nhà ở An Cựu, lâu lắm mình không được tin tức gì của những người thân.

Tôi hỏi lại:

- Thế anh đã trình bầy việc này với các anh ở Khu ủy chưa?

- Mình không tiện nói, vì các anh đã chỉ thị cho đoàn mình qua bên Bộ Tư lệnh Quân khu để dựa vào đó xây dựng cơ sở nghiên cứu vaccin chống sốt rét.

Tôi biết Trung Ương Đảng có điện vào chỉ thị cho Khu ủy phải hết sức lo chu đáo cho anh Ngữ. Tôi đành trả lời anh:

- Kể cũng khó đấy anh Ngữ ạ, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bầy với các anh trong Khu ủy.

Sau đó, tôi gặp anh Trần Văn Quang, anh Quang giải thích cho tôi như sau :

- Hoàn vào đây công tác lâu dài, còn anh Ngữ chỉ ở lại một thời gian để nghiên cứu vaccin chống sốt rét. Công việc rất cấp bách. Khu vực này không yên, đêm ngày B52, B57 n.ém b.om thường xuyên. Chỗ chúng ta đứng đây không xa giáp ranh là mấy, pháo địch từ Tử Hạ có thể b.ắn bất cứ lúc nào. Phải bố trí đoàn của anh Ngữ đến chỗ an toàn hơn và bảo đảm hậu cần tốt hơn. Địa điểm mở lớp chỉnh huấn cũng chưa thật an toàn đâu. Thôi, Hoàn gặp anh Ngữ nói lại với anh như thế.

Tôi gặp lại anh Ngữ truyền đạt ý kiến của anh Quang. Hai anh em đành tạm biệt, mà lòng không khỏi bùi ngùi. Dẫu sao chúng tôi cũng đã cùng nhau “đầu gối tay ấp”, “chia ngọt sẻ bùi” hơn một tháng trên đường hành quân.

Chia tay với anh Ngữ xong, tôi đến ở tạm tại hầm của anh Thuyên, Phân xã trưởng của Thông tẫn xã và anh Đặng Đình Loan (sau này là tác giả Đường thời đại) để chuẩn bị dự lớp tập huấn. Tối hôm ấy một đợt pháo bầy của địch từ dưới xuôi b.ắn lên trúng vào địa điểm của chúng tôi. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là pháo bầy. Đó là một trận mưa pháo cấp tập, bất ngờ, chụp xuống đầu không còn cho ai kịp làm gì được nữa. Cây cối xung quanh đổ rạp như một trận động đất. Tôi cùng Thuyên và Loan cố lao xuống hầm. Khi tiếng pháo đã im chúng tôi mới biết Thuyên bị thương, một mảnh đạn găm vào chân. Tôi và Loan vội băng vết thương cầm m.áu cho Thuyên, chuẩn bị để ngày hôm sau cáng Thuyên sang bệnh xá của Quân khu. Mờ sáng hôm sau tôi đã nghe tiếng bì bõm ở ngoài suối và một giọng Huế ấm áp cất lên:

- Trần Hoàn có đây không?

- Có, ai đấy? – Tôi trả lời

- Ngữ đây mà. Nghe nói pháo b.ắn lên. Có việc gì không?

- Không việc gì anh ạ, nhưng anh Thuyên bị thương.

- Bị thế nào?

Nói xong, anh Ngữ vào hầm với bộ đồ nghề tói thiểu mà cậu cần vụ lúc nào cũng xách theo. Anh tháo băng xem xét vết thương của Thuyên rồi tháo tiếp garô, lắc đầu nhìn tôi:

- Đúng là dân văn nghệ, chẳng biết gì về y tế. Chỉ nên garô một thời gian thôi, rồi tháo ra khi m.áu đã cầm. Nếu để lâu khéo phải cưa chân mất.

Lần đó tôi được anh dậy cho một bài học về nghề y.

Chúng tôi uống hết một ấm trà của đồng bằng gửi lên do Loan pha vội. Rồi chia tay với tôi anh nói:

- Thôi mình cùng anh em trong đoàn hành quân sang Quân khu đây. Không dự được lớp tập huấn với Hoàn tiếc quá, nếu có tin tức gì về Huế, Hoàn báo cho mình biết với nhé. Có dịp mình sẽ tạt ra gặp anh em cho đỡ nhớ.

Chúng tôi ôm nhau, có ngờ đâu đó là lần chia tay cuối cùng.

Hai ngày sau, tôi bước vào lớp tập huấn. Phụ trách lớp có anh Hoàng Ngọc Quang (nay là Thiếu tướng) và anh Lê Tư Sơn (sau này là phó chủ tịch Tỉnh Bình Trị Thiên) cả hai đều là cán bộ tuyên huấn của Trị Thiên- Huế. Còn tôi là lính mới bổ sung. Buổi khai mạc lớp học, đồng chí Trần văn Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy nói chuyện về tình hình nhiệm vụ mới. Gần 40 anh chị em cán bộ cơ sở từ đồng bằng Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lên háo hức nghe phổ biến chủ trương về cuộc tấn công nổi dậy của nhân dân ta trong năm 1967. Phổ biến xong đến trưa anh Quang về lại căn cứ. Đường đi bộ từ lớp học về đó khoản 2 tiếng đồng hồ. Nhưng chừng một tiếng sau thì bom B52 bỗng nhiên chụp xuống khu vực chúng tôi đang tập huấn kéo dài đến ba đợt. Cả khu rừng chao đảo. Chúng tôi lo lắng không biết anh Quang có bị dính bom không. Sau giây phút bàng hoàng, lớp học lại chấn chỉnh đội hình và tiếp tục làm việc. Đến tối tôi điện thoại về văn phòng khu ủy hỏi tin tức, được biết anh Quang đã về tới hậu cứ an toàn. Tôi thở phào, nhưng đầu dây nói bên kia anh Nguyễn Đức Hân, cán bộ văn phòng Khu ủy báo cho tôi biết một cái tin rụng rời:

- Anh Ngữ đã hy sinh rồi!

- Sao? – Tôi không tin vào tai mình nữa – Tôi mới gặp anh đây cơ mà !

- Anh Ngữ vừa hy sinh trong trận bom trưa nay!

Những ngày cuối cùng tại chiến trường Trị Thiên của GS Đặng Văn Ngữ - Hình 3

Phần mộ GS Đặng Văn Ngữ tại nghĩa trang gia đình ở Huế.

Tôi buông điện thoại xuống, nước mắt tràn ra. Thế là tất cả dự định của anh đều dang dở. Đoàn chống sốt rét thân thiết như ruột thịt đối với tôi từ nay mất người thầy, người cha. Thế là sự mong chờ của biết bao chiến sỹ đang sốt rét vật vã đã bị hẫng hụt. Còn đối với tôi đó là một mất mát không gì bù đắp được. Tôi đã mất đi một người bạn lớn, một người anh tài năng, đức độ, trung thực, chân thành và hết sức vị tha!

Bây giờ ngồi nhớ lại những phút cuối cùng của anh sao mà đau xót quá! Hôm ấy đã có thông báo của trên sắp đến giờ B52 hoạt động. Người chiến sỹ liên lạc kịp xuống chỗ anh Ngữ để thông báo tin, mời anh xuống hầm. Ở chiến trường ngày ấy, chúng tôi thường xuyên được Trung ương thông báo trước những giờ B52 có thể n.ém b.om để kịp thời trú ẩn. Nhưng nhiều khi B52 lại n.ém b.om ở nơi khác, vì chỉ có thể biết giờ hoạt động của chúng chứ không thể biết trước được địa điểm hoạt động của chúng. Bởi vậy nhiều người có ý nghĩ không nên bị động với B52, việc mình cứ làm nếu không thì không làm gì được cả vì B52 hầu như hoạt động suốt ngày. Không biết anh Ngữ có nghĩ như thế không. Nhưng sự thật là anh không xuống hầm kịp. Đó là vào lúc 14 giờ ngày 1-4-1967. Một bộ phận lớn anh chị em trong đoàn hôm đó xuống khu vực giáp ranh để lấy gạo từ đồng bằng lên, còn lại ở căn cứ một bộ phận nhỏ tiếp tục hoàn chỉnh nơi làm việc như đào hầm, làm lán trại, lợp mái lá, vót mây. Cùng ở lại với anh Ngữ có cô Tuyên người Hung Yên, hát rất hay, cô Thành người Phú Thọ và cô Oanh cũng người Hưng Yên. Các cô đang vót mây chờ khi đoàn về tiếp tục làm hầm. Hầm tuy được đào xong nhưng còn lộ thiên. Anh Ngữ đang ngồi làm việc bên kính hiển vi thì đồng chí liên lạc đến báo. Anh Ngữ vừa làm việc vừa đáp lại:

- Thôi, giờ báo động cũng đã đến rồi, mà bọn mình cũng đang ngồi dưới hầm đó thôi. Dễ gì mà nó ném trúng!

Người chiến sỹ liên lạc đã không đủ kiên quyết cần thiết để đưa giáo sư về căn hầm an toàn hơn. Và thế là cái gì phải đến đã đến: Một trong hai quả bom lạc mà ở nơi tập huấn tôi nghe tiếng nổ rất rõ đã rơi trúng vào nơi anh Ngữ cùng hai cô y tá Tuyên và Thành đang ngồi. Cô Oanh ngồi cách đó b.ị b.ắn ra xa nhưng thoát được.

Tôi thương anh Ngữ, thương cả đoàn chống sốt rét bơ vơ như đàn con mất cha, thương các cô Tuyên, cô Thành t.uổi mới 18, 20 ngày nào trên đường hành quân tôi còn dậy hát, ngâm thơ, lại ngẫm mình biết có qua khỏi những chuyện bất ngờ rủi ro như vậy không.

Ngày chia tay với đoàn chống sốt rét trở về Bắc, chúng tôi chỉ biết ôm nhau mà khóc. Từ đó đến nay đã tròn 30 năm trôi qua, t.uổi đời tôi gần 70 mà tôi không bao giờ quên giọng nói dịu dàng, nụ cười chân thật, phong cách sống dản dị gần gũi, suy nghĩ lớn mà thiết thực, ý chí đanh thép và tình cảm tràn đầy của anh Ngữ, người đồng chí, đông hương, người trí thức đúng với nghĩa đích thực của nó, đã hiến dâng tất cả cho sự nghiệp của Tổ quốc và Nhân dân.

Nhạc sỹ Trần Hoàn

Theo dantri

Bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ gửi con trai Đặng Nhật Minh

GS. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967 trong khi đang nghiên cứu về vắc xin chống sốt rét ở rừng Trường Sơn, sự ra đi của ông là cú sốc quá lớn với gia đình- trong đó có con trai ông là đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh.

GS. Đặng Văn Ngữ là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu, Huế. Năm 1942, ông là trưởng phòng thí nghiệm Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.

Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, GS. Đặng Văn Ngữ là người đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin- loại kháng sinh đóng vai trò to lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn. Năm 1955, GS. Đặng Văn Ngữ sáng lập ra Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và côn trùng VN. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét trên những cánh rừng Trường Sơn và ông đã hy sinh trong một trận B52 rải thảm ở Trường Sơn năm 1967.

Bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ gửi con trai Đặng Nhật Minh - Hình 1

GS Đặng Văn Ngữ và con trai Đặng Nhật Minh

Viết về GS. Đặng Văn Ngữ và những đóng góp to lớn của ông cho ngành Y học Việt Nam, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: "... Đặng Văn Ngữ và các đồng nghiệp của mình đã hy sinh bởi một cuộc n.ém b.om B52 rải thảm của kẻ thù ngày 1 tháng 4 năm 1967. Bấy giờ, Đặng Văn Ngữ mới 57 t.uổi, đang sung sức đối với người nghiên cứu khoa học tràn đầy nhiệt tình vì một chí hướng cao đẹp. Chính vì vậy mà niềm đau thương của chúng ta biết bao sâu nặng, không bao giờ nguôi. Tôi viết dòng này lòng nặng trĩu thương nhớ và khâm phục, luyến tiếc và mến yêu".

Nhắc đến cha mình- cho đến bây giờ, trong ký ức của đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh vẫn vẹn nguyên những kỷ niệm. Đạo diễn chia sẻ với phóng viên Dân trí những câu chuyện giản dị, đời thường về GS. Đặng Văn Ngữ. Sự dung dị, tràn đầy yêu thương của nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng thể hiện trong từng bức thư, từng câu chữ ông gửi các con mình.

Trong những bức thư gửi các con của GS. Đặng Văn Ngữ, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đặc biệt nhắc đến bức thư cuối cùng Giáo sư gửi con trai trước khi lên đường đi B và không bao giờ trở về. Sự ra đi ấy là cú sốc quá lớn với gia đình, với con trai Giáo sư là- NSND Đặng Nhật Minh.

Bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ gửi con trai Đặng Nhật Minh - Hình 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đại học Y- Dược và Bộ môn Ký sinh trùng ngày 14/11/1955

"Ông cụ thường hay đi công tác xa , đến những vùng có sốt rét, bởi vậy lần chia tay ấy, tôi không thể ngờ là lần chia tay cuối cùng..."- NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ. Đạo diễn nhớ mãi bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ đã viết, để đến bây giờ, mỗi dòng chữ ấy đều trở thành những kỷ vật vô giá.

Được sự cho phép của đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh, Dân trí xin được đăng tải bức thư cuối cùng gửi con trai trước khi lên đường đi B của GS. Đặng Văn Ngữ. Bức thư được viết vào ngày 27/2/1967 và GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967.

"Nhật Minh và Phương Nghi yêu quý của Ba,

Ba hôm nay lên đường. Hai con ở lại công tác tốt, học tập tiến bộ và nuôi dậy cháu Nhật Tân khỏe ngoan.

Thời gian bồi dưỡng ở tập trung Ba luôn luôn mạnh khỏe. Mang ba lô leo dốc như mọi người. Ba đem theo thừa một số t.iền Ba mua 1 cái đồng hồ tay gửi về biếu Nhật Minh.

Các con chuyển lời chào và chúc Tết của Ba đến ông cụ của Phương Nghi.

Chú ý: Ngày đi của Ba phải giữ bí mật trong thời gian 2 tháng.

Ba Đặng Văn Ngữ

Tái bút: Sau Tết, hôm nào rỗi các con đến Viện, hỏi chìa khóa đ/c Hùng để vào phòng Ba sắp xếp lại quần áo cho gọn. Có mấy chiếc tất chưa giặt, con giặt hộ.

Trong phòng vẫn để đồ như lúc Ba ở nhà (giải tấm khăn trùm giường lên giường. Để khăn bàn, bộ đồ trà như thường lệ).

Có vấn đề gì cần giải quyết trong lúc Ba đi vắng: Phiếu gạo, sổ mậu dịch..v..v. con liên hệ với bác Thái ở phòng hành chính quản trị và anh Hùng.

Bức thư cuối cùng gửi con trai Đặng Nhật Minh của GS. Đặng Văn Ngữ

Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ

Bên cạnh những bức thư, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đã chia sẻ với phóng viên Dân trí những câu chuyện chưa kể khác về cuộc đời GS. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ...

(Còn tiếp)

Hiền Hương

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Lái xe ô tô con đã t.ử v.ong
10:28:18 07/07/2024
Vụ Lương Hải Như mất tích 2 năm: Người thân trắng đêm chờ tin, chị gái hụt hẫng
14:07:10 08/07/2024
Nổ bồn chứa bụi, 9 người bị thương
09:30:44 07/07/2024
Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu
10:31:19 07/07/2024
Xe khách lao xuống mương nước sau va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết
11:54:55 08/07/2024
Cô gái buông hai tay 'diễn xiếc', tạo hình trái tim khi lái xe trên đường phố
12:02:23 08/07/2024
Từ 1/8, người dân được đăng ký, bấm biển số xe qua VNeID
12:02:35 08/07/2024

Tin đang nóng

Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My xách túi hiệu 80 triệu dạo phố, đôi chân dài cùng nhan sắc "gái một con" gây thương nhớ
18:44:44 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024
Nóng: Chủ tịch và nàng thơ gen Z công khai mối quan hệ?
18:22:23 08/07/2024
Điểm danh những người tình tin đồn của ngôi sao "Queen of Tears" Kim Ji Won
22:26:21 08/07/2024

Tin mới nhất

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

Xe ô tô mất lái đ.âm trực diện thanh hộ lan trên quốc lộ 21B

18:04:06 08/07/2024
Tài xế điều khiển ô tô 4 chỗ bất ngờ mất lái, đ.âm trực diện vào hộ lan khiến chiếc xe bị hư hỏng nặng, tài xế may mắn thoát c.hết trong gang tấc.

Mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng ở Hà Giang, 1 cháu bé t.ử v.ong

13:19:18 08/07/2024
Nhiều diện tích hoa màu, nhà ở tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) bị đất đá vùi lấp; 1 cháu bé t.ử v.ong do sập nhà.

Đi làm rẫy, một phụ nữ bị nước cuốn trôi

13:01:23 08/07/2024
UBND xã Cuôr Đăng đã hỗ trợ gia đình lo hậu sự, mai táng. Huyện ủy, UBND huyện Cư M Gar thành lập các đoàn công tác đến chia buồn, động viên gia đình và có hỗ trợ ban đầu.

Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

12:50:34 07/07/2024
Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Danh tính 9 công nhân bị thương do tai nạn lao động tại Bình Dương

22:05:41 06/07/2024
Ngay sau khi sự cố xảy ra, công nhân của công ty đã nhanh chóng xử lý tình huống và chuyển các nạn nhân đến Bệnh viện tỉnh Bình Dương để cấp cứu và điều trị.

TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'

20:50:09 06/07/2024
Cơ sở này cũng có những ứng xử đối phó với cơ quan quản lý nhà nước, do đó Thanh tra Sở Y tế đã chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 11 xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Bình Dương: Tai nạn lao động khiến 9 người bị thương

20:47:24 06/07/2024
Ngày 6/7, một vụ tai nạn lao động khiến 9 người bị thương phải đưa vào bệnh viện đã xảy ra tại Công ty gỗ nội thất trong Khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng

20:38:34 06/07/2024
Bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.

Thủ tướng nói về việc tăng lương từ 1-7

14:00:52 06/07/2024
Ngày 6-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, phụ xe t.ử v.ong

10:38:29 06/07/2024
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 5/7, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Có thể bạn quan tâm

Pháp: Ông Macron "tự b.ắn vào chân"

Thế giới

23:58:07 08/07/2024
Trưa 1/7, Tổng thống Pháp Macron đã tập hợp các cố vấn và bộ trưởng của mình tại Điện Elysée để thảo luận về tình hình khủng hoảng đang diễn ra.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Greenwood đưa ra thời hạn chuyển nhượng cho MU

Sao thể thao

23:47:41 08/07/2024
Mason Greenwood đưa ra thời hạn chuyển nhượng cho MU khi ngôi sao 22 t.uổi người Anh này ngày càng thất vọng trước tương lai không rõ ràng của mình.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.

Thêm một thần tượng người Việt debut tại thị trường Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:04:49 08/07/2024
Chàng trai có nghệ danh Kien, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 2004 và đến từ Ninh Thuận. Kien cũng là thành viên ngoại quốc duy nhất của ARrC, được tài khoản nhóm giới thiệu bằng caption bằng tiếng Việt.