Những ngày cuối cầm quyền, ông Trump tung đòn tấn công Huawei
Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho biết một số nhà cung cấp của Huawei bị thu hồi giấy phép trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Trump.
Các nhà cung cấp hiện tại bị thu hồi giấy phép bao gồm Intel.
Trong email mà Reuters tiếp cận được, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn cho biết Bộ Thương mại Mỹ đang có ý định từ chối một số lượng lớn yêu cầu cấp phép xuất khẩu cho Huawei và thu hồi ít nhất một giấy phép đã cấp trước đó.
Nguồn tin của Reuters khẳng định đã có hơn một giấy phép bị thu hồi.
Huawei tiếp tục hứng đòn tấn công từ chính quyền Trump. (Ảnh: Reuters)
Một nguồn tin của hãng tin Anh khẳng định 4 công ty đã bị tước 8 giấy phép. Theo đó, nhà sản xuất chip nhớ Nhật Bản Kioxia bị thu hồi ít nhất một giấy phép.
Video đang HOT
Email của Hiệp hội chất bán dẫn lưu ý rằng các công ty đã chờ đợi quyết định cấp giấy phép trong nhiều tháng và việc bị từ chối là một thách thức với họ.
Động thái mới đây được cho là đòn tấn công cuối cùng của chính quyền Trump trong nỗ lực làm suy yếu Huawei – gã viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.
Chính quyền Trump nhiều lần khẳng định Huawei là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Intel và Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận về các thông tin trên.
Các thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tung hàng loạt các đòn trừng phạt vào Trung Quốc trong những ngày tại nhiệm cuối cùng của Tổng thống Trump. Chính quyền Biden sẽ tuyên thế nhậm chức vào ngày 20/11 tới.
Các công ty nhận được thông báo về “ý định từ chối” sẽ có 20 ngày để phản hồi. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ có 45 ngày để thông báo cho các công ty về bất cứ thay đổi nào trong quyết định.
Các công ty sau đó sẽ có thêm 45 ngày để kháng cáo.
Mỹ đưa Huawei vào “danh sách thực thể” của Bộ Thương mại vào tháng 5/2019, hạn chế các nhà cung cấp bán hàng hóa và công nghệ của Mỹ cho gã viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số yêu cầu cấp phép bán hàng cho Huawei vẫn được chấp thuận.
Nguồn tin của Reuters cho biết quyết định trên được chính quyền Trump đưa ra sau hàng loạt các cuộc họp bắt đầu từ 4/1 với các quan chức cấp cao từ các Bộ Thương mại, Quốc phòng và Năng lượng.
Tín hiệu đằng sau quy định thương mại mới của Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ nhấn mạnh các quy định mới nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng như bảo vệ quyền của các công dân và thực thể Trung Quốc.
Một gian hàng của Huawei trưng bày tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2020 tại Las Vegas (Mỹ). Ảnh: AFP
Theo tờ New York Times, ngày 9/1, Bộ Thương mại Trung Quốc ban hành các quy định mới, cho phép trừng phạt bất kỳ công ty nước ngoài nào tuân thủ các lệnh trừng phạt của Washington, hạn chế công việc kinh doanh với các công ty Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các quy định trên có hiệu lực ngay lập tức, nhằm chống lại các "lệnh cấm hoặc hạn chế một cách vô cớ" đối với cá nhân hoặc thực thể kinh doanh ở Trung Quốc.
Mặc dù các quan chức Trung Quốc không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng các quy định mới này có khả năng khiến các công ty toàn cầu bị "mắc kẹt" cuộc chiến kinh tế đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh. Các quy định này cũng được cho là gửi tín hiệu đến chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden - người có quyền quyết định xem có duy trì các lệnh trừng phạt của người tiền nhiệm Donald Trump đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hay không.
"Điều này về cơ bản sẽ buộc nhiều công ty lớn phải lựa chọn, khi họ quyết định tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc các quy định của Trung Quốc, họ sẽ mất thị trường còn lại", Henry Gao - Giáo sư luật chuyên về thương mại quốc tế thuộc Đại học Quản lý Singapore giải thích.
Tuy nhiên, trong quy định mới, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn chừa đường lui cho các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài có thể xin Bộ Thương mại Trung Quốc quyền miễn trừ để vẫn tuân thủ các lệnh cấm của Mỹ. Bên cạnh đó, các quy định mới ban hành cũng có phần chưa rõ ràng. Các quan chức Trung Quốc cần thành lập một cơ quan liên ngành để xác định những hạn chế hay lệnh cấm nước ngoài nào thuộc phạm vi được nêu ra trong quy định.
Mặc dù vậy, đây vẫn là một mối đe dọa đối với các công ty lớn của Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng với những quy định này, các công ty lớn của Mỹ sẽ gây sức ép lên Tổng thống đắc cử Biden và nới lỏng các hạn chế đối với công ty Trung Quốc.
"Trung Quốc muốn ngăn chính quyền Mỹ mới hành động như chính quyền của Tổng thống Trump", Giáo sư Gao nhận định.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy khả năng tiếp cận thị trường Mỹ ngày càng hạn chế. Chính quyền đã cấm các công ty trên khắp thế giới sử dụng phần mềm hoặc máy móc của Mỹ để sản xuất chip do Huawei thiết kế. Đầu tuần trước, dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Trump, Sở Giao dịch Chứng khoán New York đã hủy niêm yết đối với ba công ty viễn thông nhà nước lớn của Trung Quốc.
Chiến dịch 'hất cẳng' Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ Mỹ và nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các loại hàng hóa chiến lược, trong đó có chuỗi cung ứng công nghệ. Đối đầu với Trung Quốc của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump diễn ra trên mọi mặt trận, trong đó Washington không ngừng gây sức ép, dựng chiến dịch...