Những ngày buồn của ông chủ Bia Sài Gòn
Theo SSI Research, sản lượng tiêu thụ của Sabeco năm nay có thể sụt giảm 12-20%. Trong khi đó, cổ phiếu Sabeco vừa rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử từ khi niêm yết.
Ngày 23/3 chứng kiến một trong những phiên giảm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index giảm hơn 6%. Cổ phiếu của 9/10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán giảm kịch biên độ.
Với cổ phiếu Sabeco, phiên giao dịch hôm qua ghi nhận kỷ lục buồn khi thị giá rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử – 115.000 đồng/cổ phiếu.
Bốc hơi 3 tỷ USD vốn hóa trong 3 tháng
Cổ phiếu Sabeco chào sàn vào ngày 6/12/2016 và đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên với mức giá điều chỉnh 123.300 đồng. Suốt 12 tháng sau, cổ phiếu của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam tăng giá ổn định và chạm mức đỉnh 321.600 đồng vào cuối năm 2017.
Cổ phiếu Sabeco đã điều chỉnh giảm sau đó nhưng hầu như luôn duy trì vùng giá trên 200.000 đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, cổ phiếu Sabeco liên tục lao dốc. So với hồi đầu năm, cổ phiếu Sabeco đã sụt giảm gần 50% giá trị. Vốn hóa doanh nghiệp bốc hơi 3 tỷ USD sau chưa đầy 3 tháng.
Với vùng giá 115.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa hiện tại của Sabeco đạt hơn 3 tỷ USD. Kéo theo đó, giá trị thị trường của gần 54% cổ phần mà ThaiBev đang sở hữu tại Sabeco chỉ còn chưa đến 2 tỷ USD.
Trong khi đó, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Cirivadhanabhakdi đã chi gần 5 tỷ USD cách đây 2 năm để mua khối cổ phần trên để thâu tóm thương hiệu Bia Sài Gòn.
Giá cổ phiếu Sabeco giảm về mức thấp nhất trong lịch sử. Ảnh: VnDirect.
Sản lượng tiêu thụ giảm mạnh
Trong báo cáo cập nhật mới đây về Sabeco của SSI Research, chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này nhận định mức sụt giảm sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Bia Sài Gòn sẽ cao hơn nhiều so với dự đoán -3% trước đây khi ngành bia mới chịu tác động từ quy định xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rư-ợu, bia ( Nghị định 100).
Dự báo được đưa ra khi dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp khiến người tiêu dùng hạn chế việc tụ họp đông người, kéo theo doanh thu của các nhà hàng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, theo Euromonitor, kênh nhà hàng chiếm khoảng 70% về tổng sản lượng tiêu thụ và 76% về giá trị của ngành bia.
Video đang HOT
“Dù khó có thể định lượng chính xác tác động của dịch bệnh, chúng tôi dễ dàng nhận thấy dịch bệnh cùng với Nghị định 100 đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ bia trên diện rộng”, báo cáo phân tích cho hay.
Chuyên gia của SSI dự báo 3 kịch bản về tình hình tiêu thụ năm 2020 của Sabeco với mức giảm sản lượng bia lần lượt là 12%, 15% và 20%, tương ứng với tình hình dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát, kết thúc vào giữa, cuối và sau quý II. Các giả định này dựa trên yếu tố người tiêu dùng dần thích nghi với quy định cấm lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn.
Với ba kịch bản giảm sản lượng 12%, 15%, 20%, doanh thu thuần của Sabeco có thể sụt 12%, 14% và 19%. Lợi nhuận ròng theo đó cũng sẽ giảm tương ứng 8%, 10% và 18%.
Nguồn: SSI Research. Đồ họa : Việt Đức.
Theo phân tích của SSI, quý II và quý III thông thường là mùa cao điểm trong năm của ngành bia nhưng xu hướng trên có thể khác trong năm nay khi các gia đình có khả năng hoãn các chuyến du lịch vào kỳ nghỉ hè do học sinh sẽ tiếp tục đi học sau thời gian nghỉ.
Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng giảm trong ngắn hạn sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Doanh thu của ngành bia không nằm ngoài vòng xoáy này và sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, báo cáo cũng liệt kê điểm sáng trong hoạt động vận hành của Sabeco với nhiều giải pháp tối ưu hóa chi phí như cải thiện nhà xưởng, chuỗi cung ứng, sử dụng năng lượng mặt trời. Ngoài các nỗ lực cắt giảm chi phí, việc giá nguyên liệu đầu vào diễn biến thuận lợi cũng giúp Sabeco tăng tỷ suất lợi nhuận gộp trong bối cảnh giảm doanh thu.
“Trong dài hạn, dù với kịch bản nào, chúng tôi cho rằng tiêu thụ bia sẽ phục hồi trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường khi người tiêu dùng hồi phục niềm tin sau khi dịch bệnh kết thúc và thay đổi thói quen để thích nghi với quy định mới”, chuyên gia của SSI bình luận.
Sabeco lãi kỷ lục
Trong năm đầu tiên mà chủ tịch HĐQT là người Thái điều hành, Sabeco đã ghi nhận khoản lãi ròng cao kỷ lục gần 5.400 tỷ đồng.
Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và hợp nhất cả năm 2019 với kết quả kinh doanh cao kỷ lục.
Tuy nhiên, đi kèm với kết quả kinh doanh kỷ lục cũng là những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang đối mặt với những khó khăn ban đầu về lượng tiêu thụ rượu bia sụt giảm.
Lãi kỷ lục sau khi về tay người Thái
Năm 2019 cũng đánh dấu năm đầu tiên Sabeco vận hành dưới sự lãnh đạo bởi hai vị trí chủ chốt của công ty là chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc đều là nhân sự do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đề cử.
Trong đó, ông Koh Poh Tiong và Neo Gim Siong Bennett đều được cổ đông Thaibev (doanh nghiệp của tỷ phú Charoen) đưa vào nắm giữ 2 vị trí cao nhất trong ban quản trị và điều hành công ty từ tháng 7/2018.
Ông chủ hãng bia Sài Gòn lãi kỷ lục năm 2019. Ảnh minh họa: Phúc Minh.
Năm 2019, Sabeco ghi nhận 37.899 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5% so với năm 2018.
Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu công ty tăng trưởng năm vừa qua do Sabeco đã gia tăng sản lượng bán bia trong năm cũng như thay đổi chính sách tăng giá bán.
Không chỉ ghi nhận tăng trưởng doanh thu mà công ty đã cải thiện được biên lãi gộp trong năm vừa qua từ mức 22,48% năm trước lên 25,2%.
Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế hãng bia này thu về năm vừa qua tăng gần 24%, đạt 6.686 tỷ trong khi các chi phí trong kỳ (bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính) đều tăng.
Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, Sabeco ghi nhận khoảng lãi ròng 5.370 tỷ đồng cả năm, mức kỷ lục từ trước đến nay của doanh nghiệp. Năm 2018, số lãi ròng doanh nghiệp này ghi nhận về là 4.403 tỷ.
So với kế hoạch lãi 4.717 tỷ đề ra ban đầu, Sabeco đã vượt 14% chỉ tiêu đề ra.
Theo lãnh đạo Sabeco, lợi nhuận sau thuế năm vừa qua tăng chủ yếu đến từ doanh thu cũng như lãi tiền gửi dù công ty cũng có sự đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động marketing và hỗ trợ bán hàng.
Cũng trong năm 2019, Sabeco đã chi gần 1.488 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tăng 31% so với năm ngoái. Bình quân mỗi ngày năm vừa qua, hãng bia lớn nhất Việt Nam chi không dưới 4 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo.
Lo ngại tác động từ Nghị định 100?
Tuy kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 của Sabeco vẫn ghi nhận đà tăng trưởng nhưng báo cáo tài chính lần này cũng lần đầu ghi nhận xu hướng sụt giảm doanh thu cuối năm.
Trong những năm trước đó, quý IV thường là quý có doanh thu cao nhất của Sabeco.
Tính riêng doanh thu quý IV/2019, ông chủ hãng bia Sài Gòn ghi nhận 9.729 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV hai năm 2017-2018, công ty đều đạt trên 10.000 tỷ doanh thu.
Thậm chí, doanh thu thuần quý IV cũng thấp hơn con số ghi nhận được trong quý III trước đó là 9.745 tỷ, điều không thường xuyên xảy ra những năm trước đây vì quý IV trùng với dịp cuối năm và nhu cầu tiêu thụ rượu bia của người dân Việt Nam tăng mạnh.
Theo lý giải từ ban lãnh đạo Sabeco, doanh thu thuần quý gần nhất giảm cũng đến từ việc sản lượng tiêu thụ bia giảm cũng như có sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của một công ty liên kết thành công ty con trong hệ thống các nhà máy sản xuất của Sabeco (Nhà máy bia Sài Gòn - Lâm Đồng). Điều này đã khiến thuế tiêu thụ đặc biệt công ty phải chịu trong quý cao hơn so với cùng kỳ.
Tuy vậy, nhờ cải thiện được biên lãi gộp từ 21% lên 26,2% mà lợi nhuận sau thuế quý IV/2019 của công ty vẫn tăng 18%.
Sabeco cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối rượu bia khác tại Việt Nam đang là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Nghị định 100 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó xử phạt rất nặng với việc tài xế tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn.
Nghị định này đã ảnh hưởng lập tức tới các nhà phân phối thứ cấp tại các thành phố lớn. Lực lượng chức năng cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 21 tỷ đồng với hơn 6.200 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Hãng tin Bloomberg cũng cho biết doanh số bán bia tại Việt Nam đã giảm ít nhất 25% từ khi Nghị định 100 có hiệu lực. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết các công ty thành viên đã lên tiếng lo ngại về tình trạng doanh số bia sụt giảm.
"Những ngày này, tất cả điểm kinh doanh rượu bia đều vắng khách. Chúng tôi chưa có thống kê chính xác về sự sụt giảm doanh số bán bia rượu nhưng chắc chắn là đã giảm rất nhiều", ông Lương Xuân Dũng thuộc VBA nói.
Đại diện VBA cũng cho biết các công ty kinh doanh rượu bia đang phải đồng loạt giảm giá sản phẩm để kích cầu trước dịp Tết Nguyên đán. Heineken mới đây thông báo doanh số bán hàng của hãng giảm 4,6%.
Theo Zing.vn
Luật siết rượ u bia và Nghị định 100 có khiến đại gia Sabeco thất thu? SSI Research cho rằng do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rư-ợu bia nên sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 chỉ vào khoảng 6-7%, trong đó Sabeco và Heineken ít nhiều bị ảnh hưởng... Báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, năm 2019 khá suôn sẻ với ngành bia khi sản lượng bia ở Việt...