Những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta thật nhiều tiếc nuối: Tuy nhiên, không cần cố gắng nhồi nhét, bắt ép bản thân những thứ nghĩ là nên làm!
Trong những năm tháng thanh xuân rực rỡ, bạn đã đánh rơi điều gì?
Không ai trong chúng ta có thể đo đếm được hết những cái được mà tuổi 20 đem lại, rằng những quyết định của chúng ta trong cuộc sống và công việc có đúng đắn hay không. Cuộc sống là những cơ hội và điều chúng ta vẫn làm là cố gắng hết sức có thể.
Đã có không ít người phải hối tiếc vì đã không làm hoặc chưa kịp làm một vài điều trong những năm tháng thanh xuân ấy.
1. Không tập thể dục
“ Nếu tôi đi tập gym thì có lẽ tôi đã hạnh phúc hơn, có lẽ đã dễ kiếm người yêu hơn“, Carl Logan chia sẻ trên Quora.
Ngoài việc hạnh phúc hơn và hấp dẫn người khác hơn bằng cơ bụng 6 múi, tập thể dục thường xuyên còn giúp cơ thể bạ n khỏe mạnh. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, tình trạng sức khỏe của tuổi 20 là nhân tố quyết định việc liệu bạn có bị bệnh tim hay tuổi thọ của bạn khi bạn già đi.
2. Không biết buông bỏ điều người khác nghĩ về mình
“ Tôi từng để cho bản thân mình bị bủa vây bởi những suy nghĩ của người khác. Sau đó tôi mới nhận ra họ nghĩ gì đều chẳng quan trọng“, Logan nói.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều để tâm xem người khác nghĩ gì về mình. Nó gọi là hiệu ứng ánh đèn sân khấu, người ta nhầm tưởng rằng mình là trung tâm của sự chú ý.
Nếu bạn nhận ra điều này sớm, khi bạn ở tuổi 20 thì chắc chắn bạn đã có một cuộc sống tự do tự tại hơn, không phải lo lắng rằng liệu với mọi người mình có như một kẻ ngốc hay khônghình ảnh của bạn trong mắt mọi người có giống một kẻ ngốc hay không.
3. Không tự quyết định cuộc sống của bạn
Riina Rinkineva chia sẻ rằng cô hối tiếc vì đã không đấu tranh với cha mẹ để được làm những điều mình muốn và không phản ứng lại khi cha mẹ hướng cô đến những điều cô không muốn.
Ai cũng cần có không gian riêng của mình và nếu muốn được là chính mình, được tự quyết định và chịu trách nhiệm thì việc tạo dựng một ranh giới giữa cuộc sống cá nhân của bạn và những người thân là cần thiết.
Đương nhiên bạn cũng không nên tách hẳn khỏi gia đình, bố mẹ là những người từng trải, ở họ có những kinh nghiệm sống quý báu mà bạn chưa có.
4. Không tiết kiệm – sử dụng thẻ ghi nợ vô tội vạ
Yash Mishra chia sẻ rằng anh rất hối hận việc dùng thẻ ngân hàng cho việc mua sắm vô tội vạ hồi những năm anh 20 tuổi.
Video đang HOT
Nếu bạn thấy mình đang trong tình cảnh tương tự thì ngay lập tức hãy chuyển sang dùng tiền mặt, ngưng dùng thẻ để thanh toán các khoản mua sắm.
5. Vội trở thành vợ người ta trước khi nhận ra mình muốn trở thành người thế nào
Diane O’Neil chia sẻ rằng “ Đáng ra tôi nên hiểu rõ về bản thân mình, rằng tôi là ai và tôi có thể đạt được những gì trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng tôi đã trở thành một người vợ trước khi tôi nhận ra mình muốn trở thành người như thế nào“.
Đương nhiên, không ai giống ai, và với một số người kết hôn trước tuổi 30 là lựa chọn hoàn hảo. Nhưng thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng những người những người kết hôn ở giữa những năm 20 tuổi (tức khoảng 25-26 tuổi) thường có hôn nhân hạnh phúc hơn những người kết hôn muộn hơn.
Nhưng nếu bạn cảm thấy mình vẫn cần thêm thời gian để khám phá bản thân, để đi du lịch hay thay đổi công việc, học cách trở thành người lãng mạn trong tình yêu thì chắc hẳn bạn sẽ chưa muốn mặc váy cưới.
6. Không hẹn hò và nghiêm túc với các mối quan hệ
“ Tôi ước là mình nghiêm túc hơn trong việc hẹn hò và quan hệ t.ình dục. Những năm 20 tuổi, tôi chỉ coi hẹn hò và tì.nh dục như một trào lưu chứ không phải để kiếm tìm tình yêu“, Zazz chia sẻ.
Lại một lần nữa, không có công thức hẹn hò chung cho tất cả mọi người. Nhưng nhà tâm lý học Meg Jay, cho biết rất nhiều người đều mắc sai lầm này ở những năm tuổi 20.
“Xây dựng gia đình là việc lựa chọn xem ai phù hợp chứ không phải kết hôn cho có hay g.iết thời gian với bất cứ ai muốn hẹn hò với bạn. Thời gian để bắt đầu tìm kiếm bạn đời là ngay bây giờ, từ tuổi 20“, Jay nói.
7. Không đầu tư
Một trong những điều khiến Ramya Sridharan hối tiếc nhất ở những năm tháng tuổi 20 của mình là cô đã không đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi bạn càng sớm đầu tư thì khoản lợi nhuận thu về càng lớn.
Sridharan nói đúng, bạn đầu tư sớm bao nhiêu thì tiền của bạn càng có nhiều thời gian để sinh lời. Đây gọi là nguyên tắc “lợi nhuận kép”.
8. Không chu du năm châu bốn bể
“ Điều khiến tôi hối tiếc nhất những năm tháng tuổi trẻ là đã không đi du lịch đủ nhiều trong khi tôi có rất nhiều cơ hội“, Vishnu Prabhu bày tỏ.
Có quá nhiều nơi hấp dẫn trên thế giới nên bạn không biết mình nên đi đâu? Hãy lên một list khoảng 40 điểm bạn nên đặt chân đến một lần trước tuổi 30.
9. Quên không dùng chỉ nha khoa
“ Hiện tôi đang bị sâu răng vì đã không dùng chỉ nha khoa hàng ngày“, Eurycerus chia sẻ.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về những lợi ích mà chỉ nha khoa đem lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc không dùng chỉ nha khoa khiến các mảng bám tích tụ ở các kẽ răng rồi biến thành cao răng, tạo thành mảng bám, gây áp lực cho nướu và có thể dẫn đến nhiễm trùng và bệnh nướu răng.
10. Chưa bao giờ sống một mình
“ Tôi luôn có bạn cùng phòng hoặc sống cùng bạn gái/hoặc vợ. Tôi cho rằng vì thế mà tôi không thể biết được mình có thể sống tự lập hay không. Đây không phải là điều tồi tệ nhất trên thế giới nhưng tôi cảm giác như nó chi phối rất lớn tới sự trưởng thành của tôi”, một người dấu tên chia sẻ.
Sống một mình đang ngày càng phổ biến. Từ những năm 2013, khoảng 23% người Mỹ sống một mình, nhờ vậy mà tỷ lệ kết hôn giảm hẳn. Nhưng vẫn còn đó lời khuyên cho những người độc thân.
Chuyên gia Kate Bolick cho biết, nếu bạn sống một mình, điều quan trọng nhất là bạn phải chấp nhận sự cô đơn, rằng điều đó không có gì đáng xấu hổ cả. Bạn cũng sẽ muốn coi trọng các mối quan hệ bạn bè những thứ có tác động lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
“ Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là đừng cố gắng nhồi nhét, bắt ép bản thân làm những thứ bạn nghĩ là nên làm ở tuổi 20. Hãy làm những điều bạn muốn, những thứ bạn thấy thoải mái, và dành thời gian cho chúng nếu cần thiết“, một người qua tuổi 20 chia sẻ.
Theo Trí Thức Trẻ
Ai cũng có tham vọng cải thiện nhiều thứ trong cuộc sống nhưng "ham muốn là nguyên nhân của đau khổ", 4 điều sâu sắc này đã khiến tôi thức tỉnh...
Giờ là lúc chúng ta suy ngẫm về bản thân và hướng đến một năm mới với sự lạc quan và có những tham vọng cải thiện nhiều thứ trong cuộc sống. Với ý nghĩ đó, tôi sẽ chia sẻ một số bài học cuộc sống tôi đúc kết được với bạn.
Những bài học cuộc sống chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, nhưng thật khó để có thể nắm vững và áp dụng chúng trong thực tế. Bạn từng suy ngẫm về bản thân và hướng đến sự lạc quan và có những tham vọng cải thiện nhiều thứ trong cuộc sống? Vậy bạn cần phải làm gì để thực hiện được những điều đó?
Đây là những bài học mà tôi đã đúc rút từ chính kinh nghiệm sống và làm việc của bản thân. Khi thực hiện được tất cả những điều này, con đường đi tiếp về phía trước của tôi bỗng trở nên rõ ràng và đầy hy vọng:
Hiểu người khác
Trong cuộc sống, công việc, tôi gặp phải sự khác biệt về quan điểm hàng ngày. Học cách quản lí những quan điểm khác nhau là một kỹ năng tôi đã phát triển trong vài năm nay. Vậy tôi đã làm như thế nào?
Tôi nhắc nhở bản thân về một thực tế đơn giản: Mỗi người là một sản phẩm được tạo ra từ chính kinh nghiệm của họ. Có thể, mọi người có thể có quan điểm rất khác với quan điểm của tôi - đôi khi sự thật là như vậy. Điều đó không có nghĩa là họ sai. Nó nghĩa là trải nghiệm cuộc sống của họ rất khác với tôi và tôi có thể sẽ có cùng quan điểm nếu tôi sống cuộc sống của họ.
Điều này tự nó thì sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề. Tuy nhiên, đó là bước đầu tiên để giải quyết xung đột. Hiểu người khác cho phép tôi nhận ra được sự khác biệt về quan điểm và giải quyết vấn đề cộng tác với người khác khi xuất hiện điểm khác biệt đó.
Hiểu bản thân
Tự nhận thức là một kỹ năng cực kỳ quý giá không chỉ cho công việc mà còn cho cuộc sống. Bất cứ khi nào tôi có tâm trạng xấu, tôi dành thời gian để hiểu điều gì đã kích thích tôi. Điều gì không đáp ứng mong đợi của tôi? Tôi có cảm thấy bị xúc phạm không? Tôi có đói không?
Tâm trạng tồi tệ của tôi nhanh chóng biến mất khi tôi phát hiện ra nguyên nhân. Đây là vũ khí bí mật của tôi để giữ bình tĩnh trong thời buổi nhiều lúc có thể xảy ra mâu thuẫn. Thật không may, việc tìm ra nguyên nhân chỉ là phần dễ dàng - phần khó nhất là nhận ra tôi đang ở trong tâm trạng tồi tệ ngay từ đầu.
Lắng nghe
Đây là kỹ năng quý giá nhất mà tôi đã phát triển. Không ít khi tôi có mặt trong một cuộc họp với nhiều người, tất cả đều cạnh tranh để có thể nói lên ý kiến của họ. Trong những trường hợp này, tôi im lặng. Tôi để họ nói chuyện. Tôi để họ nói cho đến khi họ không còn gì để nói. Nếu họ nói điều gì đó mà cần tôi phản hồi, tôi viết nó ra và chờ đợi.
Đến một lúc nào đó, phòng họp sẽ trở nên yên tĩnh. Có thể là mọi người đã nói hết những điều họ muốn nói, hoặc họ đang tò mò tại sao tôi lại không nói gì. Nếu là vế sau, tôi khuyến khích họ tiếp tục nói. Tôi ghi chép. Tôi cố gắng hiểu những gì họ đang nói, những gì họ muốn và tại sao họ muốn nó. Cuối cùng, họ sẽ khuyến khích tôi nói ra quan điểm của mình. Lời nói của tôi sau cùng đều rất có trọng lượng, bởi vì:
- Mọi người sẽ dễ tiếp nhận bạn hơn nếu họ cảm thấy rằng họ đã được lắng nghe.
- Đóng góp của tôi cho cuộc trò chuyện tốt hơn vì tôi lắng nghe (và hiểu) mọi điều họ đã nói.
- Cuộc họp thường kéo dài và tôi là người cuối cùng lên tiếng.
Tuy nhiên, đôi khi điều này không có tác dụng. Đôi khi cuộc họp kết thúc mà tôi không có cơ hội đưa ra ý kiến của mình. Nó thật tệ, nhưng đó là một rủi ro mà tôi đã sẵn sàng chấp nhận.
Không ham muốn
Khi nói đến niềm tin cốt lõi, tôi cực kì tin tưởng một sự thật mà Phật giáo khẳng định: Ham muốn là nguyên nhân của đau khổ.
Xét tới một ví dụ rõ ràng về điều này, hãy quan sát cách trẻ em trở nên khốn khổ sau khi nhìn thấy một món đồ chơi mà chúng muốn. Thật không thể tin được, thực sự là một phút trước đó tụi trẻ đang rất hí hửng, vậy mà sau đó, chúng sụp đổ ngay lập tức khi mà cha mẹ chúng từ chối đáp ứng mong muốn đó.
Cá nhân tôi có thể theo dõi tất cả những nỗi sợ hãi, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác, và cả những ham muốn cơ bản. Những cảm xúc tiêu cực này có thể có tác động rất thực tế đến các doanh nghiệp. Tôi không hiếm khi thấy các công ty từ bỏ các quy trình hoặc giá trị của họ vì sợ mất khách hàng.
Tôi không tin rằng mong muốn trở thành một điều xấu, trên thực tế, mong muốn là khởi đầu cho tham vọng, điều này rất quan trọng đối với kinh doanh. Nhưng cũng giống như lửa - nó cần phải được kiểm soát.
Thực tế là thế giới liên tục chuyển động và sẽ luôn có một cơ hội khác. Tôi không trao đổi những gì tôi tin tưởng với bản thân để kiếm lợi ích ngắn ngủi. Tôi cũng không căng thẳng khi tôi đánh mất một cơ hội công việc tốt. Tôi cố gắng học hỏi từ những thất bại của mình để tôi chuẩn bị khi cơ hội tiếp theo xuất hiện.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Stefan Moris, một nhà thiết kế giàu kinh nghiệm, blogger, chuyên gia tư vấn phát triển bản thân. Anh là cây bút quen thuộc trên các trang Entrepreneur, Addicted2Success, Medium.*
Theo Trí Thức Trẻ
Cuộc đời cần lắm những đứa bạn 'có tâm' để việc sống ảo không còn khó khăn nữa Bạn biết mà, "sống ảo" chưa bao giờ là chuyện của một người hết, nó thực sự phải là màn hợp tác đỉnh cao của cả tập thể. Cuộc đời đôi khi cũng chỉ cần một đứa bạn đến chụp hình cũng đầy tâm huyết như thế này thôi. Việc chụp ảnh "sống ảo" nói khó thì cũng không khó lắm nhưng bảo...