Những “mỹ nữ tai dài” ở Việt Nam
Bao đời nay, người S’tiêng ở Tà Lài (Tân Phú, Đồng Nai) vẫn không rời xa nơi mà tổ tiên của họ đã đặt chân tới.
Đằng sau cánh cửa gỗ khép hờ của người S’tiêng vẫn là một thế giới chứa đựng đầy những điều bất ngờ và thú vị mà không phải ở bất cứ nơi đâu cũng có được.
Căng tai để lấy được chồng như ý
Về Tà Lài, ngay lập tức chúng tôi lên đường đi tìm những người phụ nữ S’tiêng với đôi lỗ tai dài thòng bởi phải “gánh” cặp bông tai được thiết kế bằng ngà voi khổng lồ. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại đã khiến cái phong tục này đang dần mất đi. Theo một số người cao niên ở Tà Lài, muốn tìm được những người phụ nữ còn giữ báu vật ngà voi trên đôi tai dài thì chúng tôi phải đến nơi xa nhất của mảnh đất này.
Con đường đất chạy qua các buôn làng người S’tiêng cứ cuộn bụi mù mịt mỗi khi có chiếc xe máy chạy ngang qua. Trên đường đi, chúng tôi cũng có gặp một vài người phụ nữ S’tiêng trẻ ngồi trước hiên nhà vừa trò chuyện vừa đong đưa chiếc võng ru con ngủ. Tuy nhiên, mặc dù đã nhìn kỹ nhưng PV không nhìn thấy những người này căng tai như các thế hệ đi trước.
Chúng tôi đem thắc mắc này hỏi già làng K’Lư thì nhận được câu trả lời: “Tụi trẻ bây giờ ai còn căng tai, cà răng như xưa nữa. Chỉ những người già như tụi tôi mới còn giữ đôi tai căng dài thế này thôi”. Nói rồi già nghiêng một bên tai cho chúng tôi coi. Thực ra nãy giờ già không nói thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy hai lỗ tai dài và rộng của già. Đó là dấu ấn một tập tục lâu đời của người S’tiêng cũng như nhiều tộc người thiểu số khác ở Việt Nam.
Những “ mỹ nữ tai dài” người S’tiêng
Phải mất một thời gian rất lâu, những người phụ nữ S’tiêng mới hoàn thiện được đôi rái tai dài thõng thượt của mình. Khi còn là một bé gái, họ đã được người lớn xỏ lỗ tai và đeo vào đó một vật nặng. Mỗi năm, họ lại thay đổi vật căng tai to hơn một chút để vành tai rộng dần ra. Họ cứ căng mãi theo năm tháng như thế, đến khi nào vành tai căng bị đứt ra thì mới giết trâu tổ chức ăn mừng. Nhà giàu thì căng tai rồi đeo những cặp hoa tai bằng ngà voi để làm đẹp, nhà nghèo không có nhiều trâu để đổi ngà voi thì căng tai bằng ống lồ ô, vòng sắt hoặc gỗ cây rừng.
Được biết, cứ mỗi người con gái đến tuổi lấy chồng (khoảng 13 – 14 tuổi) là đã phải có một đôi lỗ tai to hơn mức bình thường. Theo lời già làng K’Lư, người phụ nữ nào càng có đôi tai dài thì càng đẹp. Già tiết lộ thêm, ngày xưa, con gái lớn lên không căng cho đôi tai dài thì rất khó lấy chồng. Lỗ tai rộng, đôi tai dài vừa là cách để những người S’tiêng phân biệt mình với con thú, vừa là cách để mỹ nữ S’tiêng làm đẹp cùng chúng bạn và dễ lấy chồng. Người con gái nào có rái tai dài rộng sẽ được nhiều chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi để ý và ngược lại.
Video đang HOT
Chính vì vậy, các cô gái S’tiêng trước đây, ngay từ nhỏ đã được mẹ xỏ cho những chiếc vòng sắt nặng và to quá khổ so với tai mình. Và, chiếc vòng sắt được thay đổi kích thước theo từng năm. Điều đặc biệt là cô gái S’tiêng nào cũng vui vẻ đeo chúng dù cho việc căng tai khiến họ phải chịu đau đớn và kiên nhẫn trong nhiều năm liền. Và chắc chắn với những cô gái này, đôi hoa tai bằng ngà voi là trang sức đẹp nhất mà bất cứ một phụ nữ S’tiêng nào cũng ao ước được đeo chúng một lần trong đời.
Già làng K’Lư chia sẻ, chỉ nhà giàu mới có những đôi hoa tai bằng ngà voi cho con gái. Để có được vật đeo tai này, nhiều khi họ phải đổi cả con trâu mộng. Những ai có rồi thì gìn giữ rất kỹ để truyền lại cho con gái của họ trước khi đi lấy chồng. Ngày trước, con gái nhà ai có hoa tai bằng ngà voi sẽ bắt được người chồng khỏe mạnh, giỏi giang. Trước đó, để có được cặp ngà voi, người ta phải mời thầy cúng về xin “thần”. Lễ vật cúng gồm có tiết gà, đèn cầy và gạo.
Tất cả đặt trước đầu con voi. Khi thầy cúng rải gạo xuống những ngọn đèn cầy đang cháy, nếu hạt gạo găm dựng đứng trên đèn cầy thì có nghĩa “thần” đã đồng ý cho cưa ngà. Khi đó, họ chỉ được cưa phần đỉnh của ngà voi làm vòng tai. Một phụ nữ khi lỗ tai còn nhỏ thì đeo hoa tai ngà voi nhỏ, lỗ tai to hơn thì cưa đoạn ngà khác để làm hoa tai ngà voi to hơn.
Linh thiêng, quý giá là vậy nên những phụ nữ có được đôi bông tai ngà voi thường giữ chúng bên mình. Họ không bao giờ mua bán, trao đổi dù có đói khổ như thế nào. Họ quan niệm rằng, nếu bán là có tội với ông bà, tổ tiên, sẽ bị Yang (Giàng) phạt, bị ma rừng làm hại. Chính vì thế, những mỹ nữ S’tiêng cũng chỉ đeo đôi hoa tai ngà voi này vào dịp lễ hội trong buôn làng. Trước khi đeo họ phải tắm rửa kỹ và tháo chúng ra cất ở nơi sạch sẽ nhất trong nhà khi đi ngủ hoặc đi vệ sinh.
Hoa tai bằng ngà voi ngày càng hiếm
Báu vật cuộc đời, niềm tự hào, kiêu hãnh của phụ nữ S’tiêng nay có tìm khắp Tà Lài cũng không còn nữa. Chuyện cúng “thần” để xin hoa ngà trong buôn làng S’tiêng cũng là việc làm của nhiều năm về trước. Đến giờ, chúng tôi chỉ còn biết nhìn ngắm chúng trên những bức ảnh treo khắp nhà văn hóa Tà Lài. Chị K’Út, con gái của già làng K’Lư năm nay ngoài 30 tuổi lắc đầu khi chúng tôi hỏi chị sao không căng tai: “Giờ mình căng tai thì ai mà nhìn được cơ chứ. Những người già mới làm vậy thôi, thanh niên giờ không ai căng nữa”.
“Thế còn những đôi hoa tai ngà voi?”, chúng tôi đã thốt lên như thế với già làng K’Lư. Hiểu ý PV, già làng S’tiêng chậm rãi nói như đang nhấn từng chữ: “Làng này giờ hiếm ai còn bông tai ngà voi nữa. Nếu có thì họ cũng bán chúng từ lâu rồi. Con gái S’tiêng bây giờ tai không dài, lỗ tai không to thì con trai S’tiêng vẫn cưới đấy thôi. Họ thấy vậy nên đâu cần gìn giữ truyền thống làm gì nữa”.
Hút hết điếu thuốc lá, già lại phân trần: “Voi bây giờ đâu phải cứ vào rừng là gặp như trước đây. Cả chục năm nay rồi mình còn chẳng thấy bóng dáng một con voi nào. Voi còn không thấy thì lấy đâu ra ngà. Hiện nay, những người ở thành phố về tìm mua hoa tai ngà voi nhiều lắm. Giờ chỉ vào nhà văn hóa may ra họ còn lưu giữ được, chứ hỏi người làng thì khó lắm. Nếu có họ cũng đem cất rất kín, không bày ra cho mình xem đâu. Bởi họ sợ bị mất trộm”.
Những người đang công tác ở nhà văn hóa Tà Lài cho biết, trong thời gian vừa qua, các cán bộ bảo tàng của tỉnh cũng như cán bộ văn hóa địa phương đã cất công tìm gặp những người già ở làng để vận động bà con không bán những đôi bông tai ngà voi nữa. Bởi vì nó là vật quý của tổ tiên để lại nên cần được gìn giữ cho con cháu đời sau. Cũng có một vài gia đình hiểu chuyện nhất quyết không bán dù có được giới săn đồ cổ trả giá khá cao. Hy vọng những đôi bông tai ngà voi cuối cùng này của người S’tiêng còn được và sẽ truyền lại cho thế hệ sau này. Việc giữ lại những đôi hoa tai ngà voi không phải để biến những cô gái S’tiêng thành mỹ nữ, cũng không phải để giúp những mỹ nữ này dễ dàng lấy được người chồng ưng ý mà để kỷ vật của ông cha họ còn ở lại mãi mãi. Hơn nữa, việc làm này giúp những nét văn hóa độc đáo về một tập tục lâu đời không bị mai một và biến mất hoàn toàn.
Những đôi bông tai “sống” hai thế kỷ
Theo những người già S’tiêng thì ở Tà Lài có những đôi hoa tai ngà voi đã “sống” được qua ít nhất 200 mùa rẫy (200 năm). Một đôi hoa tai đeo hết đời mẹ thì trao lại cho đời con và cứ thế nối tiếp nhau gìn giữ. Chính vì thế, những hoa tai bằng ngà voi đều có tuổi của bốn năm đời người cộng lại. Và hoa tai ngà voi càng đeo lâu đời thì càng sáng bóng. Người phụ nữ nào đeo bông tai ngà đến rách tai thì giết trâu mở tiệc mời cả làng đến ăn mừng rất long trọng. Vì theo họ, việc rách tai chứng tỏ sự xinh đẹp và giàu có đã đạt đến mức viên mãn, không phải bất cứ ai cũng đạt được.
Theo xahoi
Lạ kỳ quan tài treo trên núi
Chưa rõ những chiếc quan tài treo trên trước cửa hang ở huyện miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa là của người Thái cổ hay người Giới?
Cuối tháng 10, chúng tôi tìm về bản Bôn, xã Trung Thượng, huyện miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa, nơi có những cỗ quan tài cổ độc đáo treo trên vách núi Pha Quen mà ông Hà Văn Ang (53 tuổi, ở bản Bôn) phát hiện năm 2009 khi ông đang đi phát rẫy trồng luồng.
Quan tài trong hang sâu
Chúng tôi được chính con trai của ông Ang là anh Hà Văn Lương, cán bộ văn hóa xã Trung Thượng, dẫn đường. Có 2 đường vào chân núi Pha Quen, một là đi xe máy theo đường của huyện mở, hai là lội qua sông Luồng. Chúng tôi đã chọn cách thứ hai vì đường sẽ ngắn hơn và đang mùa khô nên nước sông Luồng rất cạn có thể lội qua được.
Lên đến chân núi kỳ bí này, trước mắt chúng tôi chỉ là rừng rậm, không có một lối đi nào để lên hang, dù chỉ là một lối mòn. Để mở đường lên núi, anh Lương vừa đi vừa vung dao phát đường để cho chúng tôi đi và đánh dấu đường lúc xuống núi. Sau nửa giờ luồn rừng lên núi, chúng tôi có mặt ở lưng chừng đỉnh Pha Quen. Hang động nơi chứa những cỗ quan tài nằm trên một vách đá dựng đứng cao chừng 15m và phải vượt qua nó. Với kinh nghiệm đường rừng lâu năm, anh Lương đã trèo lên trước và thả dây xuống để kéo chúng tôi lên.
Những chiếc quan tài treo trước hang Pha Quen
Hang Pha Quen không rộng lắm, sâu hun hút, trước cửa hang có hơn chục chiếc quan tài được làm từ nguyên một cây gỗ to, kích cỡ khác nhau, loại lớn nhất có đường kính 50 cm, nhỏ hơn thì 40 cm, dài khoảng 2-2,5 m. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có 2 chốt để định vị. Cách hang lớn này không xa cũng có một số hang nhỏ rải rác trên vách núi cũng có những chiếc quan tài độc đáo này, tuy nhiên, theo anh Lương, chưa ai dám vào sâu trong hang mà chỉ đứng ngoài thôi vì hang nhỏ, tối tăm và sợ thần linh nổi giận.
Những phỏng đoán
Ngoài núi Pha Quen, người dân địa phương cũng đã phát hiện trên núi Pha Dờn, cạnh sông Lò ở bản Muỗng, xã Trung Xuân có gần 30 chiếc quan tài cổ tương tự; ở bản Sủa, xã Sơn Điện có 3 chiếc... hầu hết chúng có hình dạng giống nhau và bên trong đều rỗng. Ông Lữ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trung Thượng, nói: "Những thân cây treo trên núi đã được đục đẽo cẩn thận và có hình thù giống hệt những chiếc hòm an táng người chết của dân tộc Thái chúng tôi, thế nhưng, từ xưa đến nay, người Thái không chôn người chết theo cách này mà thường chôn trên nương rẫy ở những chỗ nào có đất. Những cỗ quan tài này nay tôi cũng mới được biết đến".
Đường lên hang, một bên là vực sâu một bên là núi đá dựng đứng
Ông Hà Văn Ang, người phát hiện các cỗ quan tài vào năm 2009, cho biết: "Ngày nhỏ, tôi có nghe các cụ thân sinh kể lại rằng trước đây vùng đất này của người Thái cổ và có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống. Trong đó có một tộc người cao lớn, người dân gọi là người Giới, họ làm gốm rất giỏi và thường làm nương rẫy trên các ngọn núi cao. Nhưng trong những năm tháng loạn lạc, không biết người Giới này chết hay chuyển đi đâu không rõ. Có thể họ là chủ nhân của những cỗ quan tài treo trên núi kia".
Lại có giả thiết cho rằng đây là những cỗ quan tài dùng để an táng vua chúa và cận thần gặp nạn khi vi hành. "Do đất Quan Sơn toàn núi đá chạy quanh sông Luồng, sông Lò nên vua vi hành qua đây đã giao nhiệm vụ cho người Thái phải làm sẵn những chiếc quan tài rồi gác lên vách núi, để lỡ ai gặp nạn kịp có hòm chôn cất" - một cụ cao niên trong bản Bôn nói.
Bí ẩn chưa có lời giải
Đến nay, vẫn chưa ai có thể lý giải được nguồn gốc những bộ quan tài này và làm cách nào để có thể đưa những chiếc quan tài lên những hang núi cao đến vậy. Huyện miền núi Quan Sơn có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, H'mông, Kinh với nhiều đặc trưng văn hóa khác nhau. Những chiếc quan tài treo trên núi có đặc điểm giống hòm chôn cất người chết của dân tộc Thái. Liệu những quan tài này có phải của người Thái cổ? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Ông Lữ Văn Tiến lo lắng khi các cỗ quan tài đang có dấu hiệu bị mối mọt, bị ong rừng đục vào thân cây làm tổ. Bà Hà Thị Mai, Trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Quan Hóa, cho biết: "Kể từ ngày được phát hiện đến nay, vẫn chưa thấy nhà khoa học hay một công trình nghiên cứu nào về những chiếc quan tài cổ trên. Huyện cũng đã gửi mẫu xuống tỉnh và ra Trung ương để giám định niên đại nhưng chưa có thông tin phản hồi nào cả".
Những chiếc quan tài này được làm chủ yếu bằng gỗ gụ, nghiến và điều lạ là đều mở nắp, nhìn vào bên trong không có gì. Cách hang lớn không xa có một hang nhỏ, sâu; trước cửa hang có nhiều mảnh sành, sứ vỡ và có vài chiếc xương người...
Theo 24h
Tiếng ru buồn ở làng vô địch... đẻ Ngày cuối tuần, những đứa trẻ ở xóm Mỏ Ba túm tụm từng đám chơi ngoài xóm. Bọn trẻ ở đây lớn lên phất phơ cứ như cỏ dại. Người lớn trong xóm bảo, chúng đông thế, nuôi được khoẻ là tốt rồi, lớn lên tự lo thôi. Xóm Mỏ Ba cách thủ đô Hà Nội có hơn 100km nhưng cuộc sống nơi...