Những muộn phiền cần để lại của bóng đá Việt Nam trong năm 2021
Bóng đá Việt Nam đã trải qua một năm 2021 với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. HLV Park Hang-seo và học trò vẫn tạo nên cột mốc lịch sử nhưng bên cạnh đó là không ít nuối tiếc.
Thất bại tại AFF Cup 2020
Giải đấu mà ĐT Việt Nam khiến người hâm mộ nuối tiếc nhất chính là AFF Cup 2020. Bước vào giải đấu với tư cách đương kim vô địch, rất nhiều người mong chờ HLV Park Hang-seo và học trò sẽ tiếp tục mang lại niềm vui bằng một danh hiệu. Thế nhưng, trước sức mạnh của đối thủ “truyền kiếp” Thái Lan, ĐT Việt Nam đã gục ngã ở bán kết.
Dù còn nhiều tranh cãi về những vấn đề xung quanh, tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhận tuyển Thái Lan ở AFF Cup 2020 quá mạnh và toàn diện. Đặc biệt là sự góp mặt của các cầu thủ đang chơi bóng tại nước ngoài như Chanathip hay Songkrasin, đội bóng xứ chùa vàng đã có giải đấu thành công tuyệt đối. Sức mạnh của họ thể hiện rõ ở trận chung kết lượt đi, đánh bại Indonesia với tỷ số 4-0.
ĐT Việt Nam dừng bước ở bán kết AFF Cup 2020 (Ảnh: Getty)
Về phần ĐT Việt Nam, chúng ta không có lực lượng mạnh nhất. Những chấn thương dài hạn của Hùng Dũng, Văn Lâm, Văn Hậu, Trọng Hoàng… Cùng với đó là việc Đình Trọng, Tiến Linh không có thể trạng tốt nhất suốt giải đấu, HLV Park Hang-seo quả thực cũng đã làm hết sức có thể. Tiếc rằng mục tiêu vô địch không được hiện thực hóa.
Ám ảnh chấn thương
ĐT Việt Nam đã mất rất nhiều trụ cột trong suốt mùa giải vừa qua. Hùng Dũng bị gãy chân trong một trận đấu tại V.League. Trọng Hoàng đang khỏe mạnh bỗng dưng nghỉ thi đấu vì thoát vị đĩa đệm. Văn Hậu dù không thi đấu nhiều, nhưng thỉnh thoảng NHM lại nhận được tin anh tái phát chấn thương, cuối năm, Văn Hậu thậm chí còn phải phẫu thuật.
Vận đen bám theo ĐT Việt Nam đến sát AFF Cup 2020, khi Văn Lâm bị trật khớp vai trong lúc tập luyện tại Nhật Bản. Chấn thương không nặng nhưng anh cần phẫu thuật để đảm bảo “an toàn” cho sự nghiệp sau này. Có thể nói, ĐT Việt Nam không có đội hình mạnh nhất trong mọi trận đấu ở năm 2021.
Văn Hậu phẫu thuật tại Hàn Quốc
Chuỗi trận thua ở vòng loại World Cup
Việc ĐT Việt Nam thất bại ở vòng loại World Cup là điều đã được dự báo từ trước. Thế nhưng, việc thua 7 trận đấu liên tiếp vẫn mang đến nỗi buồn không nhỏ. Có những thời điểm ĐT Việt Nam đã rất gần với điểm số lịch sử. Ví dụ như khi Minh Vương gỡ hòa 2-2 trước Trung Quốc (thua chung cuộc 3-2), hay một vài pha bóng dồn ép Saudi Arabia ở trận thua 0-1 trên sân Mỹ Đình.
Video đang HOT
Sắp tới, ĐT Việt Nam sẽ có hai trận đấu gặp Australia (27/1) và Trung Quốc (1/2). Đây đều là những đối thủ mà ĐT Việt Nam đã chơi khá ngang ngửa ở lượt đi. Hy vọng rằng, đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ có được ít nhất 1 điểm.
ĐT Việt Nam lép vế ở VL World Cup (Ảnh: Sơn Tùng)
V.League hủy giữa chừng
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều sự kiện quan trọng của thể thao Việt Nam bị hủy bỏ, trong đó có V.League. Việc hệ thống giải chuyên nghiệp dừng lại giữa chừng mang đến những hệ quả vô cùng nặng nề. Các cầu thủ không được thi đấu hàng tuần, từ thể lực, phong độ đến… thu nhập đều giảm sút.
Đối với ĐTQG, HLV Park Hang-seo không có cơ sở để tham khảo làm mới đội hình trong bối cảnh chấn thương hoành hành. Hậu quả thì ai cũng đã thấy. Thật khó để yêu cầu các cầu thủ tuyển Việt Nam làm tốt hơn. Hy vọng rằng, trong năm 2022, tất cả các giải đấu sẽ về đích an toàn. Chỉ có như vậy, bóng đá Việt Nam mới mong trở lại quỹ đạo chiến thắng.
V.League bị hủy đánh mất cơ hội thi đấu của các cầu thủ (Ảnh: GN)
Thất bại và thái độ
Bóng đá Việt Nam, dù đã vươn tới những cột mốc lịch sử, nhưng đang trải qua một giai đoạn khó khăn - khó khăn về mặt thành tích!
ĐT Việt Nam đã có 1 năm thi đấu dày đặt, mỏi mệt
Xét một cách tích cực, điều này dễ chấp nhận hơn nhiều so với việc mất đi niềm tin yêu của người hâm mộ. Nhưng nếu không giải quyết, khó khăn về thành tích sẽ dẫn đến mất mát đi tình yêu.
Bởi nếu những trận thua tại vòng loại cuối cùng World Cup là điều đã được dự báo, thì việc không bảo vệ được danh hiệu vô địch AFF Cup, một cách sòng phẳng, ít nhiều gây thất vọng.
Thất bại chỉ có thể là mẹ thành công, nếu như chúng ta học được điều gì đó từ nó. Vậy, việc vẫn chưa có điểm ở vòng loại cuối cùng của World Cup 2022 và bị loại bởi Thái Lan ở AFF Cup 2020 cho chúng ta thấy điều gì?
Cầu thủ không phải là cỗ máy
Đầu tiên là về mặt thể chất.
Việc chỉ một bộ khung tập luyện và thi đấu suốt gần 3 năm qua (cùng với nhiệm vụ tại CLB) sẽ khiến cầu thủ quá tải và gặp nhiều rủi ro. Tiến Dũng, Đình Trọng, Văn Hậu, Trọng Hoàng, Hùng Dũng...chỉ là những ví dụ.
Đấy là chưa kể, về lâu dài, mệt mỏi về mặt vật lý tiềm ẩn khiến nguy cơ chấn thương lên cao.
Và rất khó để tính điểm rơi phong độ cho một đội hình được sử dụng liên tục từ giải này qua giải khác. Sẽ có lúc phong độ sẽ rơi xuống đáy, và thất bại là điều hiển nhiên. Nếu bấm ngón tay đếm vội, cũng được 1 bàn tay các cầu thủ không còn là chính mình trong nửa năm qua nhưng vẫn phải thi đấu.
Nên nhớ, để phong độ của các cầu thủ lúc nào cũng cao nhất chỉ có Playstation mà thôi!
Tiếp đến về mặt tinh thần.
Ở đây là cảm hứng thi đấu, là khát khao thể hiện.
Liệu ai có thể dạt dào cảm hứng ra sân khi cơ thể vật lý đã mỏi mệt?
Liệu ai còn khát khao mãnh liệt khi đã no nê danh hiệu, kỷ lục và tiền bạc?
Dù vẫn chừng đó cầu thủ, nhưng đội tuyển Việt Nam khác biệt so với chính mình của năm 2018, 2019 ở điều đó!
Thái độ đón nhận thất bại
Bóng đá suy cho cùng là trò chơi! Nhưng nếu một đội tuyển không có tính hiếu thắng khi vào sân, không có sự cay cú sau thất bại thì chỉ nên đá dưỡng sinh lấy mồ hôi mà thôi.
Người hâm mộ có thể chia sẻ thất bại cùng cầu thủ, nhưng đừng vuốt ve nếu họ thực sự có một màn trình diễn tồi.
Người hâm mộ có thể tin yêu và sát cánh cùng đội tuyển quốc gia nhưng đừng bịt mắt để tung hô những điều quá sự thật.
Người hâm mộ có thể cảm ơn ông Park bởi thành tích vô tiền khoáng hậu ông làm cùng bóng đá Việt Nam, nhưng đừng để tư tưởng sùng bái cá nhân ngự trị.
Với các cầu thủ, đội tuyển Việt Nam đang có một thế hệ "đột biến" so với tầm vóc của nền bóng đá nước nhà. Nhưng mong các bạn:
"Nên biết rằng tất cả kẻ xu nịnh đều sống nhờ vào những người lắng nghe chúng..."
-La Fontaine-
Nhìn vào thực tế
180' phút đối đầu với Thái Lan tại bán kết AFF Cup 2020, thực sự đội tuyển Việt Nam chỉ có 45' chơi ấn tượng và lấn lướt. Nhưng vẫn không có bàn thắng!
Đừng nói tới yếu tố may mắn, bởi may mắn là một phần của thực lực.
Đội tuyển Việt Nam vẫn cần học Thái ở sự tinh quái, ở sự lì lợm và cả việc sử dụng nhân sự một cách hiệu quả ở giải đấu có mật độ thi đấu dày đặc.
Trận đấu hôm qua, lần đầu tiên ông Park nêu đích danh những cầu thủ không tuân thủ chiến thuật.
Giải đấu này không ít lần ống kính máy ảnh dừng lại ở biểu cảm có phần suy sụp của huấn luyện viên người Hàn Quốc.
Dường như áp lực cho ông Park đang rất rất lớn!
Hình hài của đội tuyển Việt Nam sau hơn 1 tuần nữa ra sao sẽ phản ánh phần nào thịnh, suy của đội tuyển trong năm 2022 - một năm có nhiều sự kiện!
Duy Mạnh dưỡng thương 2 tháng, thầy Park ủ mưu lật ngược Thái Lan HLV Park Hang Seo cùng cánh tay phải Lee Young Jin dành hầu hết thời gian trên sân tập hôm nay bàn mưu tính kế, lật ngược thế cờ trước Thái Lan trong trận bán kết lượt về AFF Cup. Sau trận bán kết lượt đi AFF Cup 2020, chiều nay tuyển Việt Nam chỉ có nhóm cầu thủ dự bị và không...