Những mùa tôm thăng trầm
Trở lại đồng Chó Ngáp bây giờ, chắc nhiều người sẽ phải ngạc nhiên, thậm chí phải giật mình. Vùng đất trũng phèn mặn đầy cỏ năn này với những mái nhà thưa thớt ngày nào giờ là những cánh đồng tôm – lúa bát ngát.
Bạc Liêu là tỉnh duy nhất của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch trở thành “thủ phủ” tôm Việt Nam. Ngày 5.12, tại Bạc Liêu, khi làm việc với 6 tỉnh nuôi tôm trọng điểm ĐBSCL, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng một lần nữa xác định: Xây dựng Bạc Liêu là trung tâm vùng nguyên liệu tôm Việt Nam, đồng thời đề nghị Bạc Liêu chuẩn bị hạ tầng cơ sở để quy hoạch vùng sản xuất tôm giống của ĐBSCL. Và cũng từ đó, câu chuyện nuôi tôm trở nên “ nóng bỏng” trên các diễn đàn chính sự ở Bạc Liêu.
Những người dẫn mặn vào đồng
Cuối năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Bạc Liêu đã lên đến 125.7000 ha diện tích nuôi tôm, đứng thứ hai cả nước; sản lượng đạt trên 70.500 tấn, đứng thứ 3 cả nước. Tỉnh này cũng có đến 83 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và trên 130 cơ sở chế biến tôm giống đứng thứ hai cả nước và đứng đầu ĐBSCL. Để được con số ấn tượng này ít ai biết rằng người nuôi tôm nơi này trải qua nhiều thăng trầm từ nghề nuôi tôm.
Hơn 7 năm trước, tháng 1.2001, anh Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND xã Tân Thanh, huyện Giá Rai (nay anh Thắng là Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai) điện thoại cho tôi, thông tin là có rất nhiều người đến đập Láng Trân để phá đập đưa nước mặn vào để nuôi tôm. Tôi hớt hải chạy từ Bạc Liêu xuống. Đoạn đường hơn 50 km mà cứ tưởng dài hàng trăm cây số dù chiếc xe máy chạy gần như cứng tay ga. Trời nhá nhem tối, hàng trăm người dân các xã Phong Thạnh Tây, xã Tân Phong (huyện Giá Rai), xã Phong Thạnh Nam (huyện Phước Long) và xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cầm vá, cuốc, xẻng… la lớn đòi phá đập. Chính quyền địa phương liên tiếp phát loa đề nghị bà con giữ bình tĩnh, không nên manh động. Ông Tâm – người được bà con cử gặp chính quyền – đề đạt nguyện vọng: “Chúng tôi cần nước mặn, chúng tôi cần nuôi tôm. Chúng tôi cần cuộc sống…” Cuộc hòa giải bất thành. Con đập Láng Trâm to đùng, ngăn dòng nước mặn từ sông Cà Mau – Bạc Liêu vào vùng ngọt ổn định vỡ ngay trong đêm đó.
Mô hình lúa – tôm được xác định hiệu quả bền vững xuất phát từ Bạc Liêu sau đó lan tỏa ra các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Thật ra, chuyện phá đập Láng Trâm, xã Tân Thạnh đã được báo trước, bởi người dân đang “khát” nước mặn để nuôi tôm. Trước đó, tại xã Vĩnh Phú Tây, Phước Long, Phong Thanh Nam (huyện Phước Long) người dân đã manh nha nuôi tôm dù tất cả đều quy hoạch đất chuyên trồng lúa. Ông Hồ Văn Tâm, ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây, cười khì khì chẳng dấu diếm với nhà báo là nhà mình khoan giếng nước có hai van. Một van mở ra là nước mặn cho chảy ra đồng; một van là nước ngọt đề phòng đoàn kiểm tra. Ông Tâm lập luận “Tui làm nông dân gần cuối đời rồi có dư giả gì đâu. Đất này nhiễm phèn, nhiễm mặn bao đời rồi, cây lúa năng suất chưa đến 2 tấn/ha làm sao mà sống được. Con tôm thả vậy mà sống khỏe re hà”. Ông là người có mặt sớm nhất trong dòng người đi phá đập khơi nguồn nước mặn nuôi tôm.
Trước khi xảy ra “cái chuyện động trời” phá đập cho nước mặn tràn vào nuôi tôm, rải rác các địa phương trong tỉnh ở những dòng kênh thủy lợi người dân “nửa đêm” vách vá đi đào đất! Ấp Vinh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, trước khi chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, ấp có 180 hộ, mà chỉ có vài căn nhà được lợp tôn xi măng, còn lại đều là nhà lá trống huơ, trống hoắc, đêm ngủ khỏi phải đóng cửa, chứ đâu có nhà tường, nhà lầu san sát lên đến hàng trăm căn như bây giờ. Không thể sống nổi trên vùng đất phèn mặn, thu nhập hàng năm chỉ dựa vào một vụ lúa với sản lượng từ 6 – 7 giạ/công, nhiều gia đình phải lần lượt bỏ nhà, bỏ đất kéo nhau đi làm thuê, càng làm cho xóm nghèo trở nên héo hắt. Không chị được cảnh nghèo khó, nhiều nông dân của xã này lại quay về và cùng nhau bàn tính cái chuyện động trời là “dẫn mặn nhập điền”. Báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu thời điểm 1998 có 86 con đập bị dân phá, năm 2000 có đến trên 100 con đập lớn nhỏ bị đập phá.
Video đang HOT
Chuyện bắt con tôm lội vào đồng lúa đã trở thành vấn đề sống còn của người nông dân, nên khó mấy họ cũng quyết. Thế là vào những đêm không trăng, không sao, nhiều gia đình lại lén lút kéo nhau ra đồng để cùng nhau đập bờ, đục lỗ mọi mong cho đất mau mau nhiễm mặn, mong cây lúa sớm nhường chỗ cho con tôm. Người ta cứ âm thầm làm từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm nọ cho đến khi có quyết định chuyển đổi sản xuất. Nếu năm 2000 – năm bắt đầu chuyển đổi sản xuất, diện tích nuôi trồng thủy sản cả tỉnh có hơn 54.017 ha, thì đến nay, đã vượt lên con số hơn 125.700 ha. Bạc Liêu trở thành tỉnh có diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung quy mô lớn nhất ĐBSCL. Sản lượng tôm năm 2000 khoảng 10.400 tấn, thì đến nay đã vượt hơn 70.500 tấn.
Ùn ùn bỏ phố… ra đồng Người dân Bạc Liêu đón nhận Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15.6.2000 cho phép chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản như một luồng gió mới. Con tôm chính thức được phép nuôi tại vùng đất Bạc Liêu. Những loại đất vườn tạp, đất phèn mặn, đất bỏ hoang… được nông dân cải tạo đưa vào nuôi tôm. Không khí hối hả về một cuộc khẩn hoang mới cho đồng đất Bạc Liêu lại bắt đầu. Cảnh nông dân hồ hởi đào lật từng gốc trâm bầu, chặt cây dừa nước, phát sạch cỏ năn… diễn ra như đánh trận. Thậm chí những nông trường trồng lúa kém hiệu quả cũng được phép chuyển sang nuôi tôm. Ma lực của con tôm khiến hầu hết cán bộ, công chức và các ông chủ cửa hiệu mua bán ở chợ Bạc Liêu cũng rủ nhau ra đồng nuôi tôm.
Đầu tiên là các chủ tiệm vàng, chủ vật liệu xây dựng thuê đất để nuôi tôm. Có thể kể hàng loạt cái tên như Tám Tỷ, Trang Ngọc, Đáng, Đạt Ngọc… Bởi theo tính toán của người dân, con tôm nuôi 1 vốn 4 lời, nên không đầu tư ngành nghề gì mà nhanh lơi nhuận như vậy, trong khi thời gian nuôi không đầy 5 tháng. Kế đến là những ông chủ tiệm điện gia dụng, cửa hàng mua bán nhỏ… Con tôm cũng thu hút từ anh công chức đến cán bộ cũng tập tành nuôi tôm hầu cải thiện đời sống vốn khốn khó của mình. Cán bộ đi nuôi tôm nhiều đến mức Tỉnh ủy Bạc Liêu ban hành hẳn một văn bản “vô tiền khoán hậu” là trong giờ hành chính, cán bộ, đảng viên không được ra vuông tôm!
Mô hình tôm siêu thâm canh đang được mở rộng tại Bạc Liêu.
Cái gì tự phát rồi cũng phải trở về với quy luật của nó, tựa như đốm lửa rơm bùng lên rồi sẽ nhanh chóng tàn lụi. Những người không phải là “vốn thiệt nông dân” nghiệm ra rằng mình không thích hợp với con tôm, với những con nước lớn ròng, không quen nghe tiếng búng lách tách của con tôm, tiếng bìm bịp kêu chiều. Họ quay về với ngành nghề kinh doanh của mình sau khi trả học phí bằng chính những cuốn “sổ đỏ” nằm trong ngân hàng, bằng những tài sản trôi treo những lần con tôm trở chứng. Thất bại nặng nề do nóng vội trong việc nuôi tôm tại mảnh đất này vẫn còn lưu truyền những câu chuyện vui. Muốn hại bạn bè, đừng làm gì cả mà xúi đi nuôi tôm công nghiệp. Có kẻ ác mồm còn cho rằng nuôi tôm sú là… tu sớm! Chưa ai đi tu vì con tôm sú, nhưng hàng loạt người dân mang nợ ngân hàng, nhiều người phải bỏ xử ra đi vì không chịu được nợ nần bủa vây.
Hồi sinh cho con tôm
Trở lại đồng Chó Ngáp bây giờ, chắc nhiều người sẽ phải ngạc nhiên, thậm chí phải giật mình. Vùng đất trũng phèn mặn đầy cỏ năn này với những mái nhà thưa thớt ngày nào giờ là những cánh đồng tôm – lúa bát ngát. Những địa danh gắn với những làng quê một thời nghèo khó của huyện Hồng Dân như: Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A… đã dần thay bằng “xã giàu” từ những mô hình tôm – lúa cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha. Con tôm, cây lúa với mô hình lúa – tôm đã làm nên những câu chuyện cổ tích mà người nông dân chưa bao giờ dám nghĩ đến. Đó là những tỷ phú nông dân ngày càng nhiều thêm. Anh Phan Thanh Duy, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân phấn khích nhớ lại: “Nếu không có chủ trương chuyển đổi sản xuất, đời sống của người nông dân không được sung túc như ngày hôm nay. Cánh đồng Chó Ngáp sẽ không chuyển đổi một cách căn bản như vậy được. Có được đều này là do người sớm nhận ra cây lúa và con tôm có thể chung sống dung hòa với nhau. Nếu chọn tôm bỏ lúa như trước là thua”.
Và một điều khá lạ là với diện tích ấy, con người ấy, nhưng sản lượng lúa và cả tôm không ngừng được tăng lên. Từ diện tích nuôi trồng thủy sản chưa đến 44.000 ha, nay đã lên đến 127.851 ha. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản năm 2016 đạt 304.400 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Diện tích sản xuất lúa mặc dù có thu hẹp để nhường cho con tôm nhưng sản lượng vẫn đạt hơn 1 triệu tấn/năm, tăng gấp 2 lần so năm 1997, đảm bảo cân đối nhu cầu lương thực trong tỉnh và một phần lúa hàng hoá xuất khẩu.
Cái hối hả của mùa tôm những năm đầu “dẫn mặn nhập điền” bây giờ không còn. Sau những thăng trầm của nghề nuôi tôm, dường như trật tự đã được vãn hồi trên vùng đất này. Con tôm, người nuôi tôm, ngành tôm đã trở về đúng vị trí của nó bằng việc quy hoạch cụ thể từng tiểu vùng, với các mô hình khác nhau. Bạc Liêu không vội vã chú trọng vào số lượng khi quy hoạch vùng nuôi tôm áp dụng công nghệ cao. Bởi bên cạnh đó vẫn còn những mô hình nuôi tôm bền vững: Tôm – rừng, lúa – tôm, tôm – cua – cá kết hợp. Chính mô hình luân canh lúa – tôm của vùng đất này đã lan toả khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Theo Nhật Hồ (Báo Lao Động)
Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha đang được một số hộ nông dân miền Đông Nam Bộ hào hứng triển khai.
Thuyền lớn, sóng lớn
"Đã qua rồi cái thời "thả con tép, bắt con tôm", bây giờ nông dân (ND) nuôi tôm muốn bắt con tôm phải thả con tôm tốt" - anh Trần Văn Mùa (xã Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM) - một ND nuôi tôm theo mô hình này khẳng định. Mô hình nuôi tôm này được anh Mùa đúc kết kinh nghiệm từ những chuyến đi trong và ngoài nước, cho tỷ lệ nuôi tôm thành công cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.
Anh Trần Văn Mùa (Nhà Bè, TP.HCM) đang kiểm tra sự tăng trưởng của tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao. Ảnh: T.Đ
Theo anh Huỳnh Công Phúc (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - một ND đang đầu tư 6 ao tôm theo mô hình này (2.500m2/ao), bên cạnh vốn đầu tư lớn, mô hình này đòi hỏi ND phải biết thiết kế kỹ thuật công trình, cao trình, hệ thống cống xả, vận hành thay nước... Nếu đầu tư đúng và tuân thủ quy trình nuôi, rủi ro tôm chết là rất thấp.
Để nuôi 2 ao tôm 1.200m2 theo mô hình này, anh Mùa chuẩn bị 1 ao ương, 1 ao lắng, 2 ao sẵn sàng. Trung bình chi phí đầu tư theo mô hình này khoảng 2 tỷ đồng/ha. Ngược lại, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo mô hình này khá cao, năng suất trung bình đạt 120 tấn/ha, mỗi năm sản xuất 3 vụ tôm.
Trong khi đó, tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), hiện đang có hơn chục ND đã triển khai mô hình nuôi tôm này. Với 2 ao nuôi tôm gần 3.500m2, từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch) đã thu hoạch được gần 20 tấn tôm thịt. Ông Đại so sánh, nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, ông thường thả 50 con giống/m2 thì với với tôm công nghệ cao ông thả đến 200 con/m2. "Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25-30 con/kg" - ông Đại cho biết.
Bà Nguyễn Thị Lê Hoa (xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) - một ND đang nuôi theo mô hình này chia sẻ, gần chục năm qua, theo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất, bà gặp thất bại nhiều hơn thành công vì rủi ro dịch bệnh. "Khi chuyển qua mô hình mới này, do luôn chủ động kiểm soát môi trường nuôi nên hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho con tôm" - bà Hoa khẳng định.
Lập vùng nguyên liệu tôm sạch
Có thể thấy, do nuôi tôm công nghệ cao và theo quy trình vi sinh, quản lý tốt dư lượng kháng sinh nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Theo đó, để ứng dụng công nghệ này, ND phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi...
Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn huyện có khoảng chục hộ đã ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm và đều đạt lợi nhuận tốt. Xác định đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao nên địa phương đang triển khai nhân rộng cho bà con. Huyện sẽ ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, như đường, điện... cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích ND ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Lợi thế không nhỏ của mô hình này là thu hút được doanh nghiệp quan tâm đồng hành với ND trong sản xuất. Theo ông Mùa, hiện có khoảng 8 công ty luôn sẵn sàng thu mua tôm nếu cho bà con nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước. "Họ chấp nhận làm đối tác cung ứng vật tư, con giống và thu mua hết tôm thu hoạch của ND" - ông Mùa cho biết.
Theo ông Phạm Văn Quý - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nhà Bè, TP.HCM, hiện tại xã Hiệp Phước có 9 ND nuôi tôm theo mô hình này với diện tích gần 15ha. Các hộ nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước đang liên kết để đăng ký làm tôm VietGAP nhằm cung ứng ra thị trường tôm sạch và xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho con tôm.
Đại diện một công ty đang chuyển giao công nghệ nuôi tôm này cho ND ở Đồng Nai cho biết, doanh nghiệp vẫn tiếp tục đồng hành với người nuôi để nhân rộng mô hình này. Hiện doanh nghiệp này có các nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) và tại tỉnh Bến Tre... nên người nuôi không lo đầu ra cho tôm.
Theo Dantri
Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ 1.200m2 nuôi tôm thẻ Dù chỉ sở hữu ao nuôi rất nhỏ với 1.200m2 nhưng do say mê tìm tòi học hỏi, ông Đặng Ngọc Vạn ở xã Vạn Hạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) vẫn bỏ túi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi tôm thẻ chân trắng. Lợi nhuận từ 1,2- 1,5 tỷ đồng Chúng tôi tìm đến thôn Vĩnh Yên, xã Vạn Hạnh...