Những món quà Trump tặng lãnh đạo thế giới
Trump từng tặng Nhật hoàng một cây viola vì ông Naruhito yêu âm nhạc và tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một bộ ấm chén.
Theo thông lệ, các lãnh đạo thế giới thường tặng quà cho người đồng cấp khi họ đến thăm. Trump được biết đến là người có gu quà tặng chiết trung nhưng đắt tiền, từng tặng những khay trang trí có tranh vẽ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago cho các lãnh đạo vùng Caribe và Nam Mỹ, mỗi khay trị giá 550 USD.
Khi thăm Anh năm 2019, Trump đã tặng Nữ hoàng một chiếc ghim cài bằng lụa và bạc trị giá hơn 4.000 USD. Chiếc ghim có hình hoa anh túc, loài hoa người Anh thường cài trên ngực để tưởng nhớ Thế chiến I. Quà của Trump được đặt bên trong một hộp đồ trang sức bằng gỗ, có lót da của Nhà Trắng. Ông cũng tặng Hoàng thân Philip một chiếc áo khoác của lực lượng không quân.
Vợ chồng Trump và Nữ Hoàng Anh (giữa) tại London năm 2019, phía bên phải các món quà của Trump. Ảnh: Reuters .
Trump và Melania tặng một bộ sách phiên bản giới hạn “Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark”, ước tính trị giá 2.700 USD, cho Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Theresa May. Trump còn tặng bà May bức ảnh Abraham Lincoln tại lễ nhậm chức lần thứ hai của ông năm 1865. Trong ảnh, Lincoln cầm cuốn kinh thánh mà Trump đã sử dụng để tuyên thệ vào ngày nhậm chức năm 2017.
Chính quyền Trump cũng chú ý đến vấn đề truyền thống và văn hóa địa phương khi chọn quà cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một bộ ấm chén giá 2.900 USD.
Video đang HOT
Chú ý đến tình yêu thể thao của cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Trump đã tặng ông một chiếc găng tay đấm bốc có chữ ký của đạo diễn bộ phim Million Dollar Baby (Cô gái triệu đô) Clint Eastwood trị giá khoảng 2.000 USD, cùng với bức ảnh có chữ ký của huyền thoại golf Mỹ Arnold Palmer và Jack Nicklaus, tổng trị giá 2.500 USD.
Trump cũng tặng Abe một suất nghỉ ngơi tại câu lạc bộ Mar-a-Lago, động thái làm dấy lên tranh cãi về đạo đức công vụ, mặc dù Trump tuyên bố ông tự bỏ tiền túi ra trả.
Nhật hoàng Naruhito có tài chơi đàn viola và từng biểu diễn trong một dàn nhạc giao hưởng thời học đại học. Trump đã tặng Nhật hoàng một cây viola từ năm 1938 và một bức ảnh Aaron Copland, nhà soạn nhạc huyền thoại của Mỹ. Tổng giá trị quà tặng khoảng 3.800 USD.
Trump (phải) và Abe chơi golf tại câu lạc bộ của Trump năm 2019. Ảnh: Instagram/ realdonaldtrump .
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán được tặng chiếc áo của đội bóng D.C. United Jersey có chữ ký của cầu thủ Hungary Zoltán Stieber, người chơi cho đội này năm 2017 – 2019.
Trump không phải suy nghĩ quá nhiều khi chọn quà cho Thủ tướng Pakistan Imran Khan, cựu vận động viên cricket. Ông tặng ông Khan một cây gậy cricket cùng một bức ảnh cựu tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đến xem một trận đấu của ông trị giá 1.650 USD.
Trump cũng đã nhận được những món quà đắt tiền. Quốc vương Arab Saudi Salman từng tặng một sợi dây chuyền đính ngọc lục bảo và hồng ngọc trị giá 6.400 USD, trong khi Thái tử Bahrain tặng một mô hình tiêm kích dát vàng 4.850 USD.
Thái tử Abu Dhabi tặng ông Trump một bức tượng đồng 3 con linh dương 3.700 USD, Quốc vương Kuwait tặng một bộ đồng xu dát vàng giá 1.600 USD, còn phó thủ tướng Oman tặng một lọ nước hoa hoàng gia đựng trong một vali da bò sát giá 1.260 USD.
Trump cũng từng nhận được bút và giấy hảo hạng từ Thủ tướng Đức Angela Merkel trị giá hơn 5.200 USD, một bản đồ nước Mỹ từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trị giá 1.100 USD và một bức tượng sư tử đội vương miện bằng sa thạch trị giá 450 USD từ Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Tuy nhiên, luật liên bang Mỹ cấm các nhân viên chính phủ, bao gồm tổng thống, nhận quà trị giá hơn 390 USD từ nước ngoài. Nếu muốn giữ lại quà, tổng thống Mỹ phải bỏ tiền túi ra mua lại theo giá thị trường. Năm 2012, Hillary Clinton, khi đó giữ chức ngoại trưởng, đã mua lại chiếc vòng cổ ngọc trai màu đen giá gần 1.000 USD do lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi tặng.
Nếu không được mua, chúng được coi là tài sản của nhà nước và rất nhiều món quà được đưa vào bộ sưu tập trong bảo tàng và thư viện của tổng thống.
Thủ tướng Ấn Độ yêu cầu láng giềng tôn trọng chủ quyền lãnh thổ
Phát biểu này được cho là hướng tới Trung Quốc và Pakistan, hai quốc gia thành viên SCO đang có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ thời gian qua.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hội đồng các người đứng đầu nhà nước của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 10/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng các nước thành viên của khối cần tôn trọng "chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ" của nước khác.
Phát biểu này được cho là hướng tới Trung Quốc và Pakistan, hai quốc gia thành viên SCO đang có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ thời gian qua.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hội đồng các người đứng đầu nhà nước của SCO ngày 10/11. Ảnh ANI.
Tại cuộc họp có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Imran Khan, ông Modi cho rằng, thật không hay khi những vấn đề song phương lại bị nêu ra trong chương trình làm việc của SCO, bởi nó trái với Hiến chương SCO và Tinh thần Thượng Hải.
"Ấn Độ có các mối liên hệ về văn hóa và lịch sử sâu sắc với các quốc gia SCO...Ấn Độ tin rằng gia tăng kết nối là điều quan trọng giúp chúng ta tiến lên phía trước, đồng thời cùng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác". Thủ tướng Ấn Độ Modi nói.
Cuộc họp ngày 10/11 là lần đầu tiên Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng dự một sự kiện cấp cao, kể từ khi nổ ra tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước tại Đông Ladakh hồi tháng 5. Kể từ đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều vòng đàm phán ngoại giao và quốc phòng về căng thẳng biên giới nhưng chưa mang lại bất cứ kết quả đáng kể nào.
Hồi tháng 8, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã công bố một tấm bản đồ hành chính mới, trong đó đưa ra các yêu sách chủ quyền với nhiều phần lãnh thổ của Ấn Độ. New Delhi coi hành động này là "vô lý về mặt chính trị".
Tại cuộc họp Thượng đỉnh của SCO, nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng khẳng định nước này kiên quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí và ma túy, rửa tiền.
Ông Modi đồng thời kêu gọi SCO cùng hành động vì "chủ nghĩa đa phương mới, được cải tổ", phản ánh thực tế toàn cầu đương đại./.
Thủ tướng Pakistan tố Tổng thống Pháp 'tấn công đạo Hồi' Thủ tướng Pakistan cáo buộc Tổng thống Pháp tấn công đạo Hồi, gây chia rẽ sau khi Macron bảo vệ việc xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed. "Đây là thời điểm Tổng thống Macron có thể tạo ra sự hàn gắn và không cho những kẻ cực đoan nơi tồn tại thay vì tạo thêm hành động phân biệt và...