Những món ngon đặc sản ở hậu Giang
Ở Hậu Giang có rất nhiều món ăn ngon tuyệt bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Hãy cùng dulich24.com.vn khám phá những món đặc sản này nhé!
BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU
Bưởi Năm roi Phú Hữu
Trái tập trung ở thân cây (Năm Roi dây cho trái tập trung ngoài chót nhánh); trái to, núm xổm cao, da sần màu hơi vàng, cuống trái lớn (Năm Roi dây trái nhỏ hơn, núm gom nhọn, da bóng màu xanh, cuống trái nhỏ); phần lá nhỏ có hình trái tim (lá bưởi Năm Roi dây không có đặc điểm này); múi bưởi khi chín rất đầy đặn, không hạt; màu vàng mỡ gà, tép bưởi ráo rẻ, vị ngọt thoảng chua thanh, không đắng, the (bưởi Năm Roi dây khi chín cũng không hạt, không đắng, the, nhưng thịt trái màu vàng nhạt, vị ngọt dịu).
CHÁO LÒNG CÁI TẮC
Cháo lòng là món điểm tâm bình dân phổ thông của nhân dân miền Tây. Để có một tô cháo lòng khá ngon đã khó, mà tạo nên một thương hiệu lại càng khó hơn. Cháo lòng Cái Tắc (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã làm được việc đó từ hơn ba chục năm nay.
CÁ THÁT LÁT BẢY MÓN
Video đang HOT
Cá Thát lát là thương hiệu đặc sản Hậu giang . Khi chế biến nó sẽ trở thành những món ăn đặc trưng ở vùng sông nước Cửu Long này. Nếu nói đến món “Cá Chiên Sả Ớt” thì ở các nhà hàng Thị xả Vị Thanh là “nhất xứ”. Cứ đánh vảy cá cho sạch, rồi khứa thật nhặt theo chiều ngang, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bầm nhuyển, chiên với nhiều dầu… là ta đã có một món ăn giòn thơm, ăn với cơm trắng nóng hổi, thì thật là tuyệt!
ĐẶC SẢN KHÓM CẦU ĐÚC HẬU GIANG
Trải qua hơn một trăm năm, khóm (dứa) Cầu Đúc, loại cây trồng chủ lực của người dân xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện đã trở thành một loại đặc sản và có mặt trên thị trường cả nước. Khóm Cầu Đúc là giống khóm Qeen. Khi vùng quê này có cây cầu đúc xi măng đầu tiên, bà con phấn khởi gọi vùng đất của mình là xóm Cầu Đúc. Và cây khóm cũng nhanh chóng được đặt tên là khóm Cầu Đúc cho tới ngày nay.
CÁC MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Các món ăn chế biến từ Bông điên điển
Hoa điên điển có hương vị rất đặc biệt, được người dân Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn đặc sản ngon miệng và bổ dưỡng. Lá luộc ăn như rau hoặc nấu canh với cá rô, tép bạc. Hạt làm giá như giá các loại đậu. Người ta phân tích trong lá điên điển khô có chứa 26,3% protid; 4,2% lipid; 39,2% glucid; 14,6% cellulose… Như vậy, lá điên điển là thực phẩm có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng giá trị.
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
Hậu Giang - vùng đất có nhiều món ngon, vật quý như khóm Cầu Đúc, bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị,... Đến nay những loại đặc sản này đã tạo nên thương hiệu để mỗi khi nhắc đến Hậu Giang là người ta nghĩ ngay đến nó.
Cá thát lát Hậu Giang
Ở các nhà hàng, quán ăn tại Hậu Giang đều có các món ăn được chế biến từ cá thát lát, vì người dân Hậu Giang lâu nay coi đây là món đặc sản rất đáng tự hào. Cá thát lát được chế biến thành những món ăn như cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát... và gần đây Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố cá thát lát bảy món Hậu Giang lọt vào top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Hiện nay, cá thát lát Hậu Giang là món quà không thể thiếu khi du khách có dịp đến Hậu Giang.
Bưởi Phú Hữu
Bưởi Năm Roi Phú Hữu được trồng ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành. Bưởi Năm Roi Phú Hữu trái lớn, vỏ vàng đẹp, khi chín rất đầyđặn, không hạt, màu vàng mỡ gà, tép bưởi khô, vị ngọt thoảng chua thanh. Ngoài bưởi quả, rượu bưởi Phú Hữu cũng rất được thị trường ưa chuộng. Những năm gần đây, nông dân xã Phú Hữu đã lai tạo ra loại bưởi Hồ lô (có hình dạng giống bình hồ lô) để trưng trên bàn thờ tổ tiên trong những dịp lễ, Tết.
Khóm (dứa) Cầu Đúc và các sản phẩm từ khóm
Khóm Cầu Đúc được trồng ở vùng đất Hỏa Tiến, Tân Tiến, Tp. Vị Thanh. Khi vùng đất này có cây cầu xi măng đầu tiên, bà con phấn khởi gọi vùng đất của mình là xóm Cầu Đúc, và cây khóm cũng được đặt tên là khóm Cầu Đúc. Trải qua hơn 100 năm, khóm Cầu Đúc đã trở thành một loại đặc sản, có hương vị ngọt thanh rất đặc trưng không giống bất kỳ loại khóm nào, trái khóm to, xơ thưa, cùi nhỏ... Vào những dịp lễ, Tết, người dân nơi đây thường sử dụng khóm để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như gà hấp khóm, lagu khóm, mứt khóm, kẹo khóm...
Quýt đường Long Trị
Quýt đường là loại trái cây nổi tiếng của vùng đất Long Trị. Với ưu điểm trái to, vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thanh, thơm và để được lâu, là loại trái cây đặc sản của Hậu Giang. Cây quýt đường được người dân mang về xã Long Trị, thị xã Long Mỹ trồng từ năm 1947, theo thời gian cây quýt được nhân rộng ra thành những vườn cây trái bạt ngàn, trĩu quả, bởi nơi đây nằm ven sông Cái Lớn được phù sa bồi đắp, rất thuận lợi cho sự phát triển của cây quýt đường.
Đọt Choại
Choại là loài cây sống nhiều ở vùng đất bưng trũng ở tỉnh Hậu Giang, là loại dây leo, thân bò tới đâu bám rễ tới đó, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn nhẹ. Món đọt choại đơn giản nhất là ăn sống, trộn nước mắm giấm tỏi ớt, hoặc luộc chấm nước tương, nước cá, nước thịt kho hay mắm nêm đều ngon. Tại một số nhà hàng, quán ăn ở Hậu Giang thường dùng đọt choại nhúng vào lẩu mắm, lẩu chua hay xào với dầu ăn rất thơm ngon, tạo nên hương vị đậm đà, góp phần làm phong phú thêm cho đặc sản Hậu Giang mỗi khi có khách phương xa đến.
Cháo lòng Cái Tắc
Cũng như nhiều nơi khác, cháo lòng Cái Tắc được các chủ quán chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc gồm gạo, tim, gan, phèo, phổi, thịt heo... cùng nhiều loại rau như rau đắng, rau má, giá sống, rau thơm... Có dịp ghé thăm Hậu Giang, du khách hãy một lần thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc để cảm nhận hương vị đặc biệt thơm ngon mà không nơi nào cũng có được. Những quán ăn này nằm cạnh Quốc lộ 61, ngay Ngã ba Cái Tắc, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Năm 2012, cháo lòng Cái Tắc Hậu Giang lọt vào Top 5 đặc sản cháo nổi tiếng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố.
Canh chua bông điên điển xứ bưng biền Men theo các con rạch, bờ kênh... bông điên điển vàng rực rỡ nở rộ từng chùm, sắc vàng tươi nổi bật trên nền lá xanh. Nhìn yêu kiều như nụ cười cô gái vừa tròn tuổi mộng. Cứ xuôi thuyền trên những dòng kênh, chỉ ngắm bông thôi đã thấy lòng mát rượi giữa buổi trưa hè. Với màu điên điển say...