Những món hàng xuất khẩu đặc biệt của Triều Tiên
“ Thần dược trị bách bệnh”, trang sức “tinh khiết đến tận cùng” hay các sản phẩm làm từ lông thú là những mặt hàng đặc biệt mà Triều Tiên lần đầu quảng cáo để xuất khẩu.
Cảnh sát giao thông Triều Tiên, khoác áo lông thú, tập trung trước bức tượng bằng đồng của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng để tỏ lòng kính trọng. Ảnh: AP
Foreign Trade, tạp chí kinh doanh do chính quyền Triều Tiên quản lý, gần đây đăng tải trên trang nổi bật bài viết giới thiệu về những món hàng đặc biệt từ một tập đoàn thương mại nổi tiếng của quốc gia này. Công ty trên tuyên bố chỉ sản xuất các sản phẩm từ lông thú thật và lông thú nhân tạo để xuất khẩu và “nhận giao hàng đến toàn châu Âu và châu Á”.
“Công ty đang phấn đấu để phát triển quy trình kỹ thuật, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất đồng thời tăng cường giao thương với bên ngoài”, bài báo viết. Tập đoàn này khẳng định sử dụng lông của nhiều loài động vật khác nhau, trong đó có cả những giống không phải của bản địa như cáo bạc, hải ly hay rái cá, để chế tác.
Hồi tháng hai, báo chí Hàn Quốc cho hay tầng lớp tinh hoa ở Bình Nhưỡng cũng từng sử dụng những chiếc áo lông thú được mệnh danh là “áo khoác mùa đông của Putin” để giữ ấm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các sản phẩm làm từ lông thú của Triều Tiên được quảng cáo cho xuất khẩu.
“Tôi chưa từng nghe về các sản phẩm từ lông thú dành cho thương mại ở Triều Tiên”, Guardian dẫn lời Kim Young-hui, lãnh đạo nhóm phân tích kinh tế Triều Tiên thuộc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cho hay.
Ngoài ra, tạp chí cũng quảng bá một số mặt hàng khác như các loại trà tốt cho sức khỏe, hàng dệt kim, ống nhựa chất lượng cao hay cả những loại trang sức “thuần khiết đến tận cùng”. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế và Liên hợp Quốc (UN), quần áo, đồ dệt may là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Triều Tiên nhưng chúng vẫn xếp sau một khoảng khá xa so với than đá. Hầu hết những sản phẩm này đều có điểm dừng chân tại Trung Quốc.
Thần dược trị bách bệnh
Video đang HOT
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một viện nghiên cứu sinh học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP
Viên thuốc mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng cũng được quảng cáo trên ấn phẩm mới nhất của tạp chí Foreign Trade. Theo đó, việc sử dụng thường xuyên những viên thuốc bổ này sẽ phát huy tác dụng “không thể ngờ tới”. Thuốc góp phần “kích thích hormone tăng trưởng” và “cải thiện chức năng tình dục ở người cao tuổi”. Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng cho trẻ em để phát triển chiều cao tối đa, giúp các vận động viên tăng khả năng tập trung, giảm mệt mỏi, thiếu máu, hạn chế triệu chứng say tàu xe.
Theo quảng cáo, thành phần của thuốc bao gồm nhiều loại vitamin khác nhau và “những chất kích hoạt sinh lý”. Bài viết không đề cập đến các tác dụng phụ và đưa ra những chỉ dẫn mơ hồ về liều lượng: “Dùng từ hai đến ba viên, chia làm nhiều lần trong ngày. Trẻ em chỉ nên sử dụng một hoặc hai viên”.
Theo giới chuyên gia, đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên sản xuất dược phẩm nhưng tính an toàn và hiệu quả của chúng vẫn còn là một ẩn số.
“Tôi tin rằng phần lớn số thuốc này sẽ được đưa vào thị trường Trung Quốc và một lượng nhỏ chuyển sang Hàn Quốc, những nơi mà đông y thường phổ biến hơn”, ông Bang Jun-seok, giáo sư y khoa tại Đại học Sookmyung Women ở Seoul, nhận định.
Ông cũng đề cập đến mối lo về tác dụng phụ của các loại thuốc. “Điều quan trọng không kém tác dụng của thuốc là tính an toàn, liệu nó có độc hay không. Tất cả các loại thuốc đều là con dao hai lưỡi”, ông Bang nhấn mạnh.
Vũ Hoàng
Theo Guardian
Khi Trung Quốc xuất khẩu 'bom nổ chậm' ra thế giới
Khi mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm và hàng hóa xuất khẩu thông thường giảm đi thì Trung Quốc lại đang nghĩ đến một món hàng mới: các nhà máy điện hạt nhân "made in China", một món hàng xuất khẩu đang khiến cả thế giới lạnh gáy.
"Nếu như các nước khác xuất khẩu những thứ tốt nhất của họ, thì người Trung Quốc lại xuất khẩu thứ tệ nhất", câu nói nổi tiếng được truyền miệng trong giới phân tích đầu tư trong những năm qua để ám chỉ tình trạng xuất khẩu hàng hóa giá rẻ và có hàm lượng công nghệ thấp của Trung Quốc.
Khi mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm và hàng hóa xuất khẩu thông thường giảm đi thì Trung Quốc lại đang nghĩ đến một món hàng mới: các nhà máy điện hạt nhân Made in China, một món hàng xuất khẩu đang khiến cả thế giới lạnh gáy, vì nó chẳng khác gì những quả bom nổ chậm.
Có lẽ, sai lầm lớn nhất của các cơ quan năng lượng nguyên tử hay các nhà soạn thảo các hiệp định thương mại thế giới trong những năm qua chính là việc chấp nhận cho Trung Quốc ký thỏa thuận toàn cầu cho phép nước này xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân của nó ra toàn thế giới.
Nhiều người khi biết tin đã ví đây không khác gì một hiệp định phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tràn lan khắp toàn cầu, đơn giản là vì với tính năng an toàn mong manh của công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc thời điểm hiện tại việc cho phép nước này xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trên khắp thế giới là một điều quá nguy hiểm.
Ngay bản thân các chuyên gia Trung Quốc cũng tỏ ý hoài nghi về việc năng lực hiện nay của ngành điện hạt nhân nước này có thể đáp ứng được việc xây dựng các lò phản ứng đúng tiêu chuẩn hay không. "Điểm yếu chết người của chúng tôi là tiêu chuẩn quản lý không đủ cao. Có một khoảng cách lớn giữa các tiêu chuẩn của chúng tôi với tiêu chuẩn của thế giới", Xu Lianyi, một chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn nhà máy điện hạt nhân trung ương Trung Quốc cho biết.
Trong hầu hết tất cả các ngành công nghệ cao của Trung Quốc hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn được áp dụng vẫn đang thấp hơn so với các tiêu chuẩn an toàn trên thế giới khá nhiều. Việc thiếu những tiêu chuẩn cần thiết trong một lĩnh vực nguy hiểm như điện hạt nhân vì thế có thể đồng nghĩa với những hiểm họa khôn lường một khi để các công ty Trung Quốc bắt tay vào xây dựng.
Có lẽ người Trung Quốc cũng ý thức được điều này nên hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đang được vận hành ở nước này đều được thiết kế và xây dựng bởi các tập đoàn hàng đầu quốc tế chứ không mạo hiểm sử dụng các bản thiết kế và khả năng xây dựng của các tập đoàn trong nước.
Điều tương tự cũng diễn ra ở một lĩnh vực công nghệ cao khác là đường sắt cao tốc, khi kể từ sau vụ tai nạn tàu cao tốc khủng khiếp ở Ôn Châu năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ những cản trở để cho phép các tập đoàn nước ngoài được phép đấu thầu vào các dự án xây dựng đường sắt cao tốc mới. Kinh nghiệm đang cho thấy các tiêu chuẩn công nghệ của các tập đoàn phương Tây đang cao hơn và giá thành cũng rẻ hơn so với sản phẩm của các tập đoàn giao thông Trung Quốc.
Chính vì thế, cả thế giới rùng mình khi biết tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng lớp Hualong 1 cho Argentina như bước khởi đầu cho hành trình tiến quân ra thế giới của các tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc. Không rùng mình sao được khi mà độ an toàn của loại lò phản ứng hạt nhân Made in China này vẫn là một dấu hỏi, và nhất là khi cũng chưa có lò phản ứng hiệu Hualong 1 nào được xây dựng trước đó để làm mẫu.
Ngay cả ở Trung Quốc, dự án xây dựng lò phản ứng Hualong 1 đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến có thể sẽ không hoàn thành ít nhất là trước năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ không thể dám chắc về độ an toàn của mẫu lò Hualong 1 cho đến trước năm 2020, và Argentina có vẻ như đang trở thành một con chuột bạch để làm thí nghiệm cho sự an toàn của một mẫu lò phản ứng đầu tiên của người Trung Quốc.
Mặc dù Bắc Kinh đã hứa sẽ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho mẫu lò Hualong 1, nhưng cái cách mà Trung Quốc vội vã ký thỏa thuận xây dựng với Argentina đang khiến cả thế giới nghi ngờ, đơn giản là vì cách đảm bảo rõ ràng nhất cho sự an toàn của Hualong 1 với toàn thế giới là chờ đến khi dự án ở Phúc Kiến hoàn thành và vận hành an toàn
Đằng này Trung Quốc lại lớn tiếng đảm bảo về độ an toàn và vội vã triển khai ở nước ngoài một công nghệ lò phản ứng hạt nhân chưa từng được triển khai hoàn thành dù chỉ là một dự án nào trước đó. Nhất là khi Argentina có vẻ như chấp thuận dự án này vì những ràng buộc kinh tế với Trung Quốc thay vì tin tưởng vào khả năng công nghệ của các tập đoàn điện hạt nhân nước này.
Sự lo ngại về độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Made in China đang tăng lên nhanh chóng trong xã hội và người dân Argentina, và các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng dự án này cũng sẽ bị hủy bỏ như những dự án đường sắt cao tốc trước đó của Trung Quốc ở Mexico hay Bolivia. Quả thực, làm sao có thể tin tưởng vào công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc khi mà chính các tập đoàn giao thông Trung Quốc đang phải chấp nhận cho các tập đoàn nước ngoài tràn vào các dự án đường sắt cao tốc ở nước này sau vụ tai nạn Ôn Châu.
Cũng tương tự như thế, làm sao có thể tin tưởng vào công nghệ thiết kế và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc khi hầu hết các lò phản ứng đang hoạt động ở Trung Quốc đều được thiết kế và xây dựng bởi các tập đoàn nước ngoài, còn mẫu lò phản ứng đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế và xây dựng thì vẫn chưa làm xong.
Có lẽ, Trung Quốc sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa mới có thể hiện thực hóa giấc mơ về việc tiến ra thế giới của các tập đoàn điện hạt nhân của nước này. Và cũng giống như ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, phải đến khi ngành điện hạt nhân Trung Quốc đảm bảo được độ an toàn của các lò phản ứng trong nước thì nước này mới có thể nghĩ đến việc xuất khẩu công nghệ ra thế giới.
Khác với phần lớn các dự án xây dựng khác, điện hạt nhân thuộc loại dự án có độ nguy hiểm cao và hậu quả khó lường, vì thế đa phần các nước trên thế giới sẽ chọn một nhà thầu an toàn và chấp nhận chi phí cao thay vì tham giá bỏ thầu thấp vốn là một chiêu bài quen thuộc của các công ty Trung Quốc để giành lấy các hợp đồng lớn.
Theo Nhàn Đàm
Một thế giới/Reuters
Giải bài toán ùn tắc nông sản ở cửa khẩu Từ cuối tháng 1 đến nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn) tăng đột biến, gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ tại luồng dành cho hàng xuất khẩu, chủ yếu là dưa hấu, thanh long... Bình quân mỗi ngày, có từ 500 đến 600 xe, tải trọng mỗi xe chở 20 đến...