Những món đồ này là ổ vi khuẩn, đắt tiền đến đâu dùng lâu cũng vứt đi đừng tiếc
Khăn mặt là một nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi.
Trong mỗi gia đình đều có rất nhiều vật dụng thiết yếu, nhưng không phải cái gì cũng sử dụng được lâu, một số thứ cần phải thay mới thường xuyên, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình bạn.
Chúng ta rất dễ bỏ qua vật dụng này vì nó ít khi được dùng đến, một tháng thậm chí cũng chỉ sử dụng vài lần. Tuy nhiên, bàn chải bồn cầu là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn có hại, nhất là khi sử dụng một thời gian dài để tẩy rửa bồn cầu, dễ gây ô nhiễm khiến nó càng bẩn và mất vệ sinh hơn. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn nên thay bàn chải bồn cầu 6 tháng một lần.
Có một lớp mạ trên nồi sắt, sau thời gian dài sử dụng để nấu ăn và bị đốt nóng lớp mạ này sẽ rơi ra rồi bị phân hủy. Lúc này, lớp mạ rơi ra sẽ xâm nhập vào các món ăn của chúng ta, tiêu thụ lâu ngày những món ăn bị nhiễm mạ sắt rất không tốt cho sức khỏe. Nồi sắt không nên sử dụng quá 2 năm, tốt nhất nên thay nồi khi nhìn thấy nồi có những biểu hiện như cháy đít…
Hằng ngày, bạn đều sử dụng vật dụng này để làm sạch nồi, xoong, chảo và cả những đồ vật khác. Mỗi lần như thế sẽ có lượng thức ăn thừa bị giữ lại trong nùi sắt, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển rất nhanh. Ví dụ, vi khuẩn Salmonella sẽ lây nhiễm qua toàn bộ đồ ăn của chúng ta, tiếp xúc lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì nùi sắt rất rẻ nên bạn có thể thay một tuần một lần.
Video đang HOT
Bông tắm
Bông tắm là vật dụng được chúng ta sử dụng hàng ngày, điều này đồng nghĩa với việc lượng da chết tích tụ trong bông tắm sẽ ngày một nhiều lên. Bên cạnh đó, độ ẩm trong phòng tắm cũng sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chính vì vậy, sau khi tắm xong, chúng ta cần phải giặt bông tắm với nước sạch và thay bông tắm ít nhất 3 tuần 1 lần.
Khăn mặt
Khăn mặt là một nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Không chỉ vậy, khăn mặt khi dùng lâu cũng sẽ mất đi độ mềm mại ban đầu của nó. Nên thay khăn mặt ít nhất 3 tháng 1 lần và giặt sạch rồi phơi khăn mặt ra ngoài nắng sau mỗi lần sử dụng để hạn chế vi khuẩn phát triển.
Những miếng mút trang điểm cũng là một trong những nơi thích hợp để vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Chính vì vậy, sau mỗi lần sử dụng hãy giặt sạch những miếng mút này với nước ấm và phơi khô. Nếu chăm chỉ giặt mút trang điểm sau mỗi lần sử dụng thì chúng ta chỉ cần thay chúng từ 5 đến 6 tháng 1 lần.
Để rau sạch hóa chất, ngâm nước muối hay rửa dưới vòi nước đều "lạc hậu", cách này mới đúng
Nhiều người nghĩ rằng rửa rau thật kỹ dưới vòi nước chảy hay ngâm nước muối là đủ sạch, loại hết hóa chất, thực tế lại lại rất khác.
Hiện nay, để làm sạch rau trước khi nấu, thói quen của nhiều người Việt là nhặt rửa rồi ngâm rau trong dung dịch nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc hóa chất còn tồn dư nếu có.
Ngoài ra, không ít người cũng khuyên người dân nên rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy. Việc làm này cũng giúp loại bỏ bụi bẩn, trứng ký sinh trùng, hóa chất còn tồn dư trong quá trình gieo trồng hoặc bảo quản.
Trước thói quen sơ chế rau trên, TS.BS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) nêu quan điểm: "Cả hai cách ngâm rau trong nước muối và rửa dưới vòi nước đều không đúng hoặc không còn phù hợp với việc loại trừ hóa chất, tạp chất cũng như ký sinh trùng hiện nay".
Việc dùng muối dù với nồng độ loãng để ngâm rau đều không có tác dụng loại bỏ hóa chất. (Ảnh minh họa)
Với việc ngâm rau nước muối: Tuyệt đối không nên làm. Trường hợp rau nhiễm hóa chất, việc ngâm nước muối cũng không có tác dụng làm giảm sự thôi nhiễm hoặc loại bỏ hóa chất. Nguy hiểm hơn, thói quen ngâm nước muối còn có tác dụng ngược với sức khỏe, nhất là người hay ngâm rau sống với nước muối.
"Việc ngâm rau với nước muối khiến muối thẩm thấu vào trong rau, khi nấu cho thêm muối, rau ăn sống lại chấm mặn khiến cho lượng muối vào cơ thể quá nhiều. Điều này không tốt cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Người dân nên từ bỏ thói quen này", TS Từ Ngữ chia sẻ.
Việc rửa rau dưới vòi nước chảy, BS Từ Ngữ cho rằng điều này đúng trong hoàn cảnh khoảng 20-30 năm về trước, còn thời điểm hiện tại không còn phù hợp. Theo lý giải của vị bác sĩ này, trước đây khi trồng và chăm sóc rau, người nông dân dùng nhiều phân chuồng, phân tươi để bón cho rau. Người dân khi đó cũng hay phóng uế bừa bãi, nên nguy cơ nhiễm giun sán rất cao.
Việc rửa rau dưới vòi nước để loại bỏ hóa chất hay ký sinh trùng là không cần thiết trong giai đoạn hiện nay. (Ảnh minh họa)
"Hiện nay vấn đề vệ sinh đa số đã được khép kín. Việc trồng rau cũng áp dụng công nghệ tiên tiến không còn dùng phân tươi. Quá trình trồng, chăm sóc dùng nhiều hóa chất nên giun sán không nhiều như ngày xưa. Vì vậy, việc rửa rau dưới vòi nước nhiều lần như khuyến cáo trước đây không còn phù hợp, lãng phí nguồn nước", BS Từ Ngữ chia sẻ.
Cách rửa rau hạn chế tối đa hóa chất theo hướng dẫn của BS Từ Ngữ đó là người dân nên thực hiện ngâm rau trước khi nấu. Vị chuyên gia này hướng dẫn, trước khi nấu khoảng 1-2 giờ, người dân hãy loại bỏ đất cát nếu có, rồi cho rau vào chậu đầy nước để ngâm trước. Nếu có thời gian thì thay nước sau khoảng 30 phút.
Khi ngâm rau cần đặc biệt lưu ý không cắt nhỏ rau vì sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Một lưu ý khi ngâm rau là không được thái, cắt nhỏ rau củ vì như vậy sẽ bị mất dinh dưỡng. Quá trình ngâm đó nếu rau có hóa chất tồn dư sẽ thôi nhiễm từ từ ra và sẽ hạn chế được khi chúng ta ăn vào.
Nước ngâm rau chỉ cần là nước sạch, không cần thêm bất kỳ chất, dung dịch gì khác. Trước khi nấu, vớt rau củ và rửa lại vài lần với nước sạch. Công đoạn này cũng không cần thiết thái nhỏ rau khi rửa.
"Việc ngâm rau mới có tác dụng làm thôi nhiễm bớt tồn dư hóa chất nếu có, còn rửa rau nhanh chỉ là loại bỏ tạp chất bám trên rau. Còn nếu có giun sán thì chỉ cần nấu chín ở nhiệt độ nước sôi là có thể tiêu diệt được, không cần thiết rửa dưới vòi nước chảy", TS Từ Ngữ tư vấn.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc ngâm rau trước khi nấu là nên làm để loại bỏ phần nào hóa chất nếu có. "Bản thân gia đình tôi cũng thường xuyên ngâm rau trước khi nấu, nếu không thái nhỏ khi ngâm thì không lo bị hao hụt dinh dưỡng", PGS Lâm chia sẻ.
Bị nói "dở hơi" khi bỏ khăn mặt vào chai nhựa, nào ngờ công dụng thần kỳ này Việc làm tưởng chừng như "bị dở hơi" này lại có những công dụng vô cùng tuyệt vời mà bạn chưa hề biết đấy! Công dụng 1: Cất khăn mặt Nếu bạn không yên tâm khi sử dụng các khăn mặt ở trong khách sạn và muốn mang chiếc khăn mặt cá nhân của mình đi trong chuyến du lịch xa. Bạn hãy...