Những món cốm ngon của Việt Nam mang tinh hoa đất trời, nổi tiếng khắp nơi
Mỗi món cốm ngon của Việt Nam như cốm làng Vòng, cốm Tú Lệ, cốm dẹp Sóc Trăng mang một hương vị thơm ngon rất riêng, ăn một lần nhớ mãi.
Những món cốm ngon của Việt Nam được nức tiếng mọi miền
Cốm làng Vòng Hà Nội là một trong những món cốm ngon của Việt Nam, nổi tiếng khắp cả nước. Bạn đã từng nghe hai câu thơ: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn” chưa? Đây chính là ý thơ thể hiện sự thơm ngon và danh tiếng của loại cốm ngon Hà Thành.
Hà Nội có món cốm làng Vòng ngon nức tiếng. Ảnh: @ngominh91
Tương truyền, cốm làng Vòng đã có từ hàng ngàn năm trước, là món qua mà thiên nhiên ban tặng cho người nông dân. Mỗi hạt cốm Vòng đều là sự kết tinh giữa hương vị trời đất, mang trong mình hương sữa non thơm phức, thanh mát mà không phải loại cốm nào cũng có được.
Cốm làng Vòng có độ dẻo thơm, vịt ngọt thanh tao. Ảnh: @cashouse.danang
Giờ đây, cốm Vòng trở thành thứ đặc sản của Hà Nội, là món ngon mà người dân địa phương yêu thích, còn du khách xa gần đều lựa chọn để mua về làm quà. Mùi thơm nhẹ nhàng, thanh tao cùng độ dẻo mềm đã tạo nên đặc trưng của cốm làng Vòng Hà Nội. Vì thế mà thức quà này trở thành món ngon hấp dẫn mỗi độ cuối hè đầu thu.
Thu về, người Hà Nội lại háo hức chờ món cốm đầu mùa thơm ngon. Ảnh: @minho.cute
Vào những ngày đầu thu, người dân làng Vòng lại tất bật với các công đoạn làm cốm. Người xát vỏ, người đãi trấu, người lại giã cốm nhiệt tình, cốt sao tạo ra những gánh cốm thơm theo để phục vụ cho những ngon người đang chờ mùa thu về và thưởng thức món cốm xanh bổ dưỡng.
Cốm xanh chuẩn vị phải gói trong lá sen. Ảnh: @ngocbittttt
Dựa trên kinh nghiệm mà ông cha để lại, người dân làng Vòng ngày càng phát triển nghề làm cốm, cho ra đời những hạt cốm vừa xanh, vừa dẻo lại vừa thơm. Bằng chính sự thơm ngon nguyên bản mà danh tiếng cốm Vòng ngày càng lan rọng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người Hà Nội.
Cốm làng Vòng gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ người dân Hà Thành. Ảnh: @vtv24news
Cốm làng Vòng – món cốm ngon của Việt Nam được ứng dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chả cốm, chè thập cẩm, chè bưởi, cốm xào dừa, bánh cốm,…. Độ dẻo ngọt của hạt cốm, màu xanh mát tự nhiên giúp cho các món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp và bắt mắt.
Cốm làng Vòng là đặc sản nhiều du khách mua về làm quà. Ảnh: @suachua_m
Hiện nay, giá cốm Vòng dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/lạng. Để mua chuẩn cốm ngon, du khách nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín làng Vòng và một số nơi ở Mễ Trì. Ngoài ra, bạn nên mua cốm đúng mùa vì hương sữa lúa rõ rệt và vị cốm non hơn hẳn so với cốm được làm cuối vụ.
2. Cốm Tú Lệ
Nếu thủ đô Hà Nội có món cốm làng Vòng danh tiếng thì Yên Bái có đặc sản cốm Tú Lệ. Có dịp du lịch Yên Bái, nhất định bạn phải một lần thưởng thức món cốm này hoặc mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Từ xa xưa, cốm Tú Lệ đã nổi tiếng với hạt cốm to tròn, màu xanh tự nhiên tuyệt đẹp.
Yên Bái có đặc sản cốm Tú Lệ. Ảnh: @hzhaza
Cũng như ở Hà Nội, khi mùa lúa Tú Lệ bắt đầu chín, người dân đã tất bật thu hoạch những bông lúa nếp để sản xuất nên món cốm danh tiếng của miền đất này. Nếp Tú Lệ cho ra đời những hạt cốm dẻo thơm ngọt ngào, được mệnh danh là “đệ nhất tinh hoa ẩm thực” của miền đất Tây Bắc nước ta.
Video đang HOT
Cốm Tú Lệ được mệnh danh đệ nhất tinh hoa của miền Tây Bắc. Ảnh: @ lela_foods
Hàng năm, cứ mỗi độ tháng 9 về, người dân ở các bản làng xã Tú Lệ bắt đầu rộn ràng thu hoạch lúa nếp, tiến hành các công đoạn làm cốm. Tiếng cối giã xập xình, tiếng nói cười rộn rã vui nhộn khắp nơi. Với người dân địa phương, làm cốm là một nghề truyền thống, mang đến những hương vị tuyệt hảo cho đời.
Hạt cốm Tú Lệ dẻo thơm, hậu vị hơi đắng trước khi chuyển sang vị ngọt. Ảnh: @lananh.nguyen11
Cốm Tú Lệ trở thành đặc sản Yên Bái vì có màu xanh ngắt đặc trưng, hạt cốm dẻo thơm và hậu vị có một chút đắng trước khi chuyển sang vị thanh ngọt. Để làm ra những mẻ cốm chất lượng, những cô gái Thái phải ra đồng từ sớm tinh mơ, chọn những hạt lúa căng mẩy, to tròn gặt về cẩn thận.
Về Yên Bái, bạn nhớ mua cốm Tú Lệ làm quà. Ảnh: @thaotep14
Đến nay, đồng bào dân tộc Thái vẫn giữ cách làm cốm truyền thống để tạo nên những mẻ cốm ngon nhất, chất lượng nhất. Vì thế khi có dịp du lịch Tú Lệ Yên Bái, bạn nhất định phải mua cốm về ăn hoặc làm quà. Món ngon được sản xuất kỳ công, ướp trọn hương vị tinh hoa của đất trời Tây Bắc chắc hẳn không làm bạn thất vọng.
3. Cốm dẹp Sóc Trăng
Nếu miền Bắc có đặc sản cốm Tú Lệ, cốm làng Vòng thì Nam Bộ có món cốm dẹp Sóc Trăng. Đây là món ngon nổi tiếng của người dân tộc Khmer. Món cốm dẹp của người Khmer được dùng để cúng dân mặt trăng vào lễ Okombok (rằm tháng mười âm lịch) hằng năm. Đồng thời đây cũng là món đặc sản của miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng khắp miền đất chín rồng.
Miền Tây có món cốm dẹp ngon nức tiếng. Ảnh: @jinnytasty
Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, khi gió bấc bắt đầu thổi về những cánh đồng, người dân Khmer sẽ tiến hành chọn những ruộng nếp non để gặt về và bắt đầu các công đoạn làm cốm dẹp. Nếp khi thu hoạch về, được người dân chọn những hạt to mẩy nhất, rang trên chảo nóng, trộn đều liên tục đến khi nổ tanh tách, thơm thoang thoảng là mang đi giã.
Cốm dẹp là món ngon của người dân tộc Khmer. Ảnh: @win_00
Món cốm ngon của Việt Nam này được giã đều và mạnh tay trên những chiếc có lòng hẹp và sâu, tạo thành những bánh cốm mỏng, đều, to và giữ được trọn vẹn độ dẻo thơm. Cốm dẹp Sóc Trăng thành phẩm được bảo quản cẩn thẫn trong thúng, sớt. Khi ăn, người ta sẽ trộm cốm với dừa, tạo thành món ngon hấp dẫn khó cưỡng.
Cốm dẹp trộn dừa là món ăn nổi tiếng của Sóc Trăng. Ảnh: @vivian.thaovo
Từ lâu, cốm dẹp Khmer đã trở thành đặc sản của Sóc Trăng nói riêng và của người miền Tây nói chung. Nổi tiếng nhất phải kể đến thương hiệu cốm Phú Tân, Châu Hưng. Đây là hai xã nổi tiếng với nghề làm cốm lâu năm ở Sóc Trăng. Muốn mua cốm ngon, chuẩn vị nhất, du khách không thể bỏ qua hai địa điểm này.
Cốm dẹp Sóc Trăng có loại màu xanh, có loại màu trắng ngà. Ảnh: @duongvymint
Dù chỉ là thức quà vặt nhưng cốm dẹp miền Tây lại là món ngon cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng. Ngày nay, cốm còn được dùng để làm bánh tét, làm nguyên liệu để chế biến các món bánh chuối chiên xù, bánh sầu riêng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, chuẩn nhất thì cốm trộn dừa rám mới là món ăn nức tiếng khắp miền Tây sông nước.
Về Sóc Trăng, bạn nhớ mua cốm dẹp làm quà. Ảnh: @lewchews
Mỗi món cốm ngon của Việt Nam đều là tinh hoa của đất trời và bàn tay chăm chỉ của con người tạo nên. Cốm Vòng, cốm Tú Lệ hay cốm Sóc Trăng sẽ mang một hương vị riêng đặc trưng nhưng tất cả đều thơm ngon, hấp dẫn, ăn một lần là nhớ mãi.
Cách chị em miền Bắc biến tấu khẩu vị món bún mắm miền Tây thơm ngon hết nước chấm và dễ làm tại nhà
Ở TP.HCM hay các tỉnh phía Nam, bún mắm là món ăn quen thuộc. Tuy nhiên, với nhiều người từ Bắc vào, đây là món không dễ ăn vì hương vị mắm đậm và lạ. Chị em có thể tham khảo cách chế biến bún mắm dưới đây cho hợp khẩu vị người miền Bắc nhé.
Bún mắm - Đặc sản đặc trưng của miền Tây
Nếu du lịch vào phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh miền Tây, bạn nhất định không nên bỏ lỡ món bún mắm đặc sắc. Mắm cũng được xem là đặc sản nổi bật của miền sông nước. Ở đây có đủ loại đặc sản mắm như: mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm thái cá lóc, mắm cá rô đồng,... Mỗi loại mắm đều có hương vị nồng đặc trưng riêng. Với bún mắm thường sử dụng nhất là mắm cá linh và mắm cá sặc.
Mắm cá linh đặc trưng miền Tây sông nước
Chị Ngọc Linh, chủ quán bún mắm trên đường Tôn Đản (Q4, TP.HCM) cho biết: "Bún mắm là đặc sản của miền Tây nhưng do mùi mắm nồng, vị ngọt đậm nên nhiều người lần đầu trải nghiệm khá khó ăn. Tuy nhiên, nếu thưởng thức nhiều và quen lại rất ghiền mùi mắm nồng này".
Tại quán của chị Linh chỉ có 3 chiếc bàn nhỏ, đặt ngay trên vỉa hè chật nhưng luôn trong tình trạng hết ghế. Quán của chị chỉ phục vụ hai món là bún mắm và bún thái nhưng đa phần mọi người đều muốn ăn bún mắm. Nhiều khách du lịch cũng tìm đến đây để trải nghiệm món ăn này. Chị Ngọc Linh cho biết, do khẩu vị của người dân tại TP.HCM khác nên từ món bún mắm đậm mùi mắm ở miền Tây, chị đã có chế biến, gia giảm hương vị cho phù hợp hơn, tuy nhiên vẫn giữ được hương vị truyền thống.
Bún mắm thơm ngon chế biến đơn giản tại nhà
Ngoài bún mắm, các loại mắm miền Tây cũng có thể dùng để chế biến với nhiều món ăn đa dạng khác như: lẩu mắm, mắm kho thịt, mắm chưng,... ăn cùng bữa cơm hàng ngày.
Gợi ý cách chế biến bún mắm đơn giản ngay tại nhà
Chị Diễm Hiền là một người có niềm yêu thích với những món bún và cách chế biến độc đáo, riêng biệt của ba miền. Dưới đây là cách làm bún mắm được chị gợi ý cho chị em miền Bắc có thể làm ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 150g mắm cá linh, 150g mắm cá sặc
- 300g tôm, 200g mực
- 150g chả cá thác lác
- 200g thịt heo quay (mua sẵn hoặc tự làm)
- 1kg bún( sợi to hay nhỏ tùy thích)
- 1 trái cà tím
- 5 quả ớt sừng
- 1.5 lít nước dừa
- 5 cây sả và 3 muỗng canh sả băm
- 1 muỗng hành tím băm
- 3 muỗng me vắt
- Rau thơm: hẹ, rau thơm, rau ăn kèm các loại
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu bún mắm
Cách chế biến:
Cho mắm linh và mắm sặc vào nồi, thêm 500ml nước lọc vào đun ở lửa vừa cho mắm tan ra, lọc lấy nước bỏ xương.
Phi hành tím băm với 2 muỗng dầu ăn cho thơm, cho sả băm vào phi vàng vớt ra bát, cho sả cây vào xào. Sau đó, cho tiếp 500ml nước mắm vừa lọc, 1.5 lít nước dừa, 500ml nước lọc vào đun sôi. Tương đương nồi nước dùng khoảng 2.5 lít.
Cho tôm, mực vào luộc chín rồi vớt ra. Lưu ý sơ chế tôm bóc vỏ và mực thái khoanh. Cho tiếp cà tím cắt khoanh vào và nêm 1/3 muỗng muối, 1 muỗng bột canh, 1/2 muỗng bột ngọt, 3 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường khuấy đều, nêm lại cho hợp khẩu vị. Cho 2 muỗng sả băm phi vàng vào nồi. Lưu ý, với khẩu vị những gia đình miền Bắc thường ăn ít ngọt, có thể không cho đường và gia giảm bớt các gia vị cho phù hợp với gia đình.
Chả cá thác lác thêm tí hạt nêm, tiêu xay vào quết cho dai. Ớt sừng bổ dọc, bỏ hạt. Nhồi chả cá vào ớt và chiên vàng. Chiên mặt chả trước sau đó chiên phần ớt cho nhân không bị rơi ra ngoài.
Me cho 50ml nước sôi vào dầm, lọc lấy nước bỏ hạt, thêm 1 muỗng đường - 1 muỗng nước mắm vào khuấy đều, cho tiếp 1 muỗng sả băm, ớt băm vào. Lượng đường có thể gia giảm theo khẩu vị.
Khi ăn chần bún cho vào tô, thêm tôm, mực, heo quay, ớt nhồi chả cá, hẹ, rau thơm rồi chan nước dùng. Bún mắm ngon nhất là khi ăn kèm rau các loại và chấm nước mắm me.
Bún mắm tuy là món đặc sản của Tây Nam Bộ nhưng nhiều vị khách miền Bắc cũng rất mê mẩn món ăn này nhờ hương vị mắm đặc trưng mà chỉ có ở miền Tây mới có. Cách chế biến bún mắm đơn giản theo khẩu vị miền Bắc giúp chị em có thể thay đổi thực đơn hàng ngày và cùng gia đình thưởng thức những món ăn mới lạ.
Một số lưu ý khi lựa chọn mắm thơm ngon nhất
Có nhiều loại mắm mà chị em có thể tham khảo để nấu bún. Để nấu được bát bún ngon, chị Ngọc Linh cũng chia sẻ bí quyết lựa chọn mắm tốt nhất. Thông thường, các loại mắm để càng lâu sẽ càng ngon, tuy nhiên nếu quá lâu, mắm cũng sẽ mất đi hương vị đậm đà, trở nên gắt và mặn hơn. Lựa chọn được mắm ngon sẽ nấu được nồi nước dùng ngon mĩ mãn.
Chị em khi nấu bún mắm cũng nên kết hợp hai loại mắm, đặc sắc nhất là mắm cá linh và mắm cá sặc. Mắm cá linh tạo nên hương vị béo, bùi và mắm cá sặc tạo nên hương vị, mùi thơm đặc trưng cho nước dùng.
Để mua được loại mắm tươi ngon, chị em cần đến những địa chỉ uy tín hoặc có thể nhờ người bản địa mua chính gốc ở những gia đình làm mắm truyền thống và gửi ra. Khi chọn mắm cần chú ý đến màu sắc đặc trưng của từng loại mắm, cần chú ý mắm có bị mốc, vi trùng,...
Bún mắm là đặc sản đặc trưng của miền Tây sông nước. Tuy nhiên, với cách chế biến đơn giản, chị em có thể tự nấu ngay tại nhà để có thể thưởng thức đặc sản đậm đà, mùi hương khó cưỡng này.
Du lịch miền Tây nên thưởng thức đặc sản gì? Không chỉ có cảnh đẹp sông nước, du lịch có rất nhiều đặc sản tươi ngon du khách đến miền Tây nên thưởng thức hoặc mua về làm quà. Bánh pía Sóc Trăng Du lịch miền Tây nên mua bánh pía về làm quà. Ảnh: culaogieng Bánh pía là một đặc sản của Sóc Trăng được nhiều người biết đến. Đây là món...