Những món bánh Việt Nam nghe tên là khơi gợi trí tò mò
Những món bánh Việt Nam mang tên lạ lùng, hấp dẫn, gây sự chú ý với du khách ngay từ lần đầu tiên nghe qua. Và đặc biệt, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon khó cưỡng của các món bánh này.
BÁNH NGẢI
Nguyên liệu làm bánh là lá ngải cứu, gạo nếp, vừng và đường phên, những thực phẩm hết sức gần gũi với đời sống hàng ngày. Thế nhưng muốn bánh thơm, dẻo thì phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Còn đối với lá ngải, phải là lá ngải tươi, ngon, có màu xanh thẫm. Lá ngải cứu được xử lý rất cẩn thận để giữ nguyên mùi thơm, màu xanh đậm nhưng phải khử sạch vị đắng. Vị hăng hăng, thơm thơm, là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường. Miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng khiến du khách say lòng khó quên. Món bánh này nổi tiếng ở Bắc Kạn, Lạng Sơn.
BÁNH ĐẬP
Đây là món bánh nổi tiếng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam. Khi ăn bánh đập, người ta “đập” vào lòng bàn tay cho bánh vỡ ra. Lúc này bạn sẽ thấy bánh dậy mùi thơm của bánh tráng nướng và mùi vừng nồng quyện. Sau đó, xé bánh ra thành từng miếng nhỏ, gồm cả bánh tráng và bánh ướt kẹp bên trong, chấm vào chén nước chấm được pha theo công thức gia truyền. Chính vị giòn, dẻo và đậm đà lan khắp khoang miệng khiến cho thực khách cứ mãi vấn vương.
Video đang HOT
BÁNH QUAI VẠC
Bánh quai vạc nổi danh Phan Thiết có lớp vỏ dai, mềm, trong suốt, để lộ nhân tôm và hấp dẫn nhờ hương vị của nước chấm vô cùng đậm đà. Linh hồn của món bánh độc đáo này chính là nước chấm, được pha sệt sệt bằng các nguyên liệu là nước mắm, đường, ớt xiêm cắt mỏng và một số gia vị khác. Khi ăn, bạn chỉ việc chan chút nước chấm , cho thêm hành phi và hành lá lên trên để tạo thêm hương vị đậm đà cho món bánh dân dã này.
BÁNH CỐNG
Để làm nên được món bánh cống hấp dẫn thì cần đến các nguyên liệu như gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo nạc và một số loại gia vị khác. Còn nhân món bánh này được làm từ thịt và tôm. Người miền Tây thường ăn món bánh cống kèm với xà lách, rau thơm, thêm chút khế chua, chuối xanh, dưa chuột. Lại ăn cùng cả nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, cà rốt, đu đủ muối chua nên mang lại hương vị rất đặc biệt cho bánh cống nổi danh miền Tây.
MÓN BÁNH MANG TÊN GẬT GÙ
Bánh gật gù nổi tiếng ở Quảng Ninh, với hương vị dân dã, đậm đà khó quên. Món bánh này được làm từ bột gạo, tráng trên lớp lưới mỏng để hấp cách thủy rồi sau đó cuộn trong lại. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của bánh, vị ngọt béo của nước mắm chưng cùng mỡ gà, hành phi vô cùng độc đáo.
Bánh đập lề đường
Bánh thì để nguyên mà ăn chứ sao lại đập? Thế mà từ Đà Nẵng đổ vào đến tận Nha Trang, bánh đập đã thành thứ đặc sản. Những hàng quán bên lề đường phố thị, hay chợ quê, đều có bánh đập.
Trên dải đồng bằng miền Trung hẹp như một vòng eo thon, không hiểu sao Trời lại thương cho hạt gạo nõn nà, thơm thảo. Và người miền Trung tráng bánh thoăn thoắt điệu nghệ như thần. Một chiếc nồi căng khung vải hơi nước bốc nghi ngút. Chậu bột nước trắng ngần và đôi tay nhoay nhoáy múc bột, nhoay nhoáy tráng và những lá bánh mềm mại cứ nhấc từ vùng hơi nước ấy lên. Bánh dùng để phơi khô làm thành bánh đa nem (gọi theo kiểu Bắc) hay đơn thuần là bánh tráng (gọi theo kiểu Nam). Thứ phơi khô tráng dày mình còn để nướng.
Một lá bánh ướt vừa tráng đặt lên một chiếc bánh tráng nướng, thoa chút mỡ hành, gập đôi lại. Cùng là một thứ bánh, làm từ một thứ gạo, bánh đập là hai nửa vàng ròn và trắng mướt. Bánh đập đấy. Như cậu với mợ, như gái với trai. Tốt duyên vừa lứa. Thứ nhân duyên mang tên bánh đập lại được dầm trong mắm nêm mặn mòi chua ngọt như cuộc đời.
Bánh đập chấm mắm nêm là một món ăn dân dã của miền Trung nắng gió.
Mắm nêm làm từ thứ cá gì? Ủ bao lâu? Phụ gia những gì? Đừng hỏi, cứ ăn đi, tận hưởng hương vị đi. Tây Mỹ lần đầu còn kinh mùi vị, chứ quen rồi cũng bắt nghiện mắm nêm ấy chứ. Mà hay một nỗi là mỗi hàng bánh đập lại có vị mắm nêm khác nhau. Gia giảm tùy tay mà hàng này khác hàng kia chút ít. Tinh mồm là nhận ra ngay. Thế nên cứ hỏi người miền Trung xem. Có bà ăn quà bánh đập chung thủy hơn cả một mối tình, cũng chỉ vì vị mắm nêm.
Ở thành phố, hàng bánh đập lề đường cũng không to tát phô phang gì đâu. Lỏng chổng cái bàn gỗ, trên để trái ớt, nhánh tỏi dưới tấm bạt hay tấm nylon căng lên nơi hẻm nhỏ. Thêm chục nem, hay tré cùng chả lụa. Ăn cho sang mồm, chứ bánh đập chỉ nên ăn thuần là bánh đập chấm mắm nêm.
- Em Hà Nội vô hả? - Tôi từng được hỏi vậy khi ngu ngơ hỏi chị bán món gì bằng giọng Bắc kỳ chay.
- Dạ, vâng.
- Chị có hai thằng rể Bắc. Một thằng hắn khó ăn khó uống lắm. Thằng rể thứ thì món chi hắn cũng ăn. Hắn ăn như mình rứa, không kêu ca chi.
Chị kể quê chị Điện Bàn, vì yêu một anh mà lặn lội ra Đà Nẵng. "Lúc yêu thì đâu có nghĩ người ta ăn ở hai lòng ri? Chừ hắn vợ lẽ con thêm, chị mặc. Buôn bán qua ngày".
Ngoài lề đường thì chỉ cần thế thôi, bẻ ra từng miếng bánh đập mà chấm với mắm nêm và gia giảm bằng việc nghe những tâm sự vụn. Vô nhà hàng cũng có bánh đập, ăn với heo quay hẳn hoi, nhưng đâu có ai ngồi trải lòng với mình? Vì chút cảm thông mà miếng bánh đập ngon ngọt thấm từ đầu lưỡi vào tận tim óc ấy chứ.
Bánh Ngải: Đặc sản độc đáo của đồng bào Tày xứ Lạng Được xem người Tày làm món bánh ngải cũng như thưởng thức món đặc sản này là một trải nghiệm không thể bỏ qua của du khách khi tới xứ Lạng. Bánh Ngải là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Trước đây, khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bánh Ngải thường...