Những món bánh miền Tây được yêu thích ở Sài Gòn
Là vùng đất với sự hội tụ của ẩm thực nhiều vùng miền, chắc chắn Sài gòn không thể thiếu được những món bánh quê dân dã một mạc ở miền Tây
Bánh gan có tên gọi như vậy vì khi hoàn tất và cắt ra có màu sắt và hình dáng giống miếng gan heo. Điều đặc biệt là miếng bánh gan heo không dùng bột mà chỉ được làm từ trứng vịt, dừa khô đường hồi và dầu ăn. Khi ăn bánh có vị thơm béo và hơi tanh
Bánh gan rất được nhiều người ưa thích
Bánh có tên là bánh lá mít vì sau khi nhào nặn, bột được trét lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi thưởng thức thì bánh được lấy ra khỏi lá mít, cho vào đĩa chan nước cốt dừa, đậu phộng. Vị béo ngọt của nước cốt dừa, vị dai của bánh, mùi thơm của lá mít khiến mọt người không khỏi phấn khích.
Bánh lá mít trông rất ngon
Bánh ống được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì và bột gạo. Người làm đổ bột vào khuôn, đợi bánh chín từ 3 – 5 phút lấy ra và đặt lên lá chuối, cắt đôi theo chiều dọc cho thêm đường, dừa nạo vào rồi cuộc lại. Món bánh này có vị ngọt của đường, vị béo của dừa, dai dai của khoai mì, thoang thoảng hương thơm của lá chuối
Video đang HOT
Là loại bánh nổi tiếng miền Tây
Bánh tai yến có thành phần và cách thức chế biến khá giống bánh xèo. Điểm khác là động tác cho bột vào chảo dầu phải nhanh, dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Thành phẩm của món bánh này có hình chiếc nón úp ngược với phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng.
Được bán nhiều trên đường phố Sài Gòn
Bánh tầm bì
Với những cọng bún gạo có hình dáng khác thường cùng sự kết hợp của thịt và nước cốt dừa, bánh tầm bì khiến những thực khách lần đầu thưởng thức sửng sốt và tò mò.
Với thành phần phong phú gồm có dưa leo, xà lách, giá, rau thơm, bánh tằm, bì, thịt heo nạc, đậu phộng đập dập, đồ chua (cà rốt, củ cải), hành phi, nước mắm chua ngọt, nước cốt dừa, bánh tầm bì là món ăn tổng hòa của các vị chua, cay, mặn, ngọt, béo bùi… Món ăn có sức hấp dẫn không nhỏ với thực khách
Bánh tầm bì trông rất lạ mắt
Bánh tằm khoai mì miền Tây, món tuổi thơ không thể thiếu
Những chiếc bánh tằm khoai mì - món ăn tuổi thơ đa màu sắc chắc hẳn là tuổi thơ của bao người.
Chiều chiều tan học mà được ba mẹ mua cho món bánh này thì vui phải biết. Những sợi bánh thuôn dài như con tằm chăm chỉ nhả tơ. Với màu sắc bắt mắt. Hương vị thơm bùi, béo ngọt hòa quyện vẫn lưu dấu kỉ niệm xưa.
Bánh tằm khoai mì tuổi thơ
Bánh tằm khoai mì là món ăn tuổi thơ quen thuộc của người dân Nam Bộ. Đồng thời cũng là món ăn tuổi thơ gắn liền với nhiều thế hệ nơi đây. Bánh tằm khoai mì không chỉ ngon ở hương vị. Mà còn rất thu hút bởi màu sắc bắt mắt khiến bất cứ ai cũng khó lòng rời mắt khi bắt gặp chúng trên khắp các ngã đường ở TP.HCM.
Chỉ là một củ khoai mì nhỏ. Nhưng người dân miền Tây lại có thể nghĩ ra nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn. Điều đặc biệt của món ngon từ khoai mì này là ở màu sắc đa dạng. Được sử dụng hoàn toàn từ những nguyên liệu thiên nhiên gồm: màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá nếp cẩm và màu đỏ trái gấc.
Ảnh: internet
Bánh sau khi hấp xong vừa thơm mùi khoai mì. Vừa thoang thoảng hương vị lá dứa, lá cẩm. Sau đó người ta sẽ cắt bánh thành từng sợi vừa vặn. Lăn qua vụn dừa nạo trông rất đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh hơi dai, có vị bùi thơm của khoai mì (củ sắn) và dừa nạo. Kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm của mè rang. Tạo nên một món ăn khiến ai ăn thử một lần đều khó mà quên được.
Nếu thích, bạn cũng có thể rắc thêm một chút muối vừng đường để tăng độ ngon ngọt cho món ăn.
Món bánh của người nhà quê
Vùng Nam bộ vốn có đặc sản khoai mì ngon nức tiếng. Khách đến xứ này được nếm thử sẽ khó lòng quên được.
Món bánh của "người nhà quê" mang trong mình hương vị béo bùi. Ngọt thơm khó cưỡng. Kích thích vị giác, khứu giác và cả thị giác người ăn. Từ thuở còn thơ, món bánh tằm sợi xanh sợi đỏ được gói ghém trong miếng lá chuối mới rọc còn thơm mùi nhựa. Là món ăn sáng, món quà vặt giúp bọn học trò chúng tôi no bụng. Hầu như ở cổng trường hay ngôi chợ nào cũng có vài cô dì bày bán mớ bánh dân dã này trên những mâm, những mẹt tre vô cùng hấp dẫn. Đi ngang qua không thể nhắm mắt làm ngơ.
Món quà của người có tâm
Để mẻ bánh tằm đạt chuẩn mềm ngon, thơm ngọt. Liều lượng các loại phụ gia trộn vào bột (nước lá dứa, nước lá cẩm, các chất tạo màu, nước cốt dừa, đường, sữa, va-ni...) phải cân bằng.
Ngoài ra, không cần thêm bất cứ thứ bột nào khác vào khoai. Nếu sành ăn, bạn sẽ nhận ra ngay đâu là mẻ bánh bị pha trộn các loại bột khác như bột năng, bột gạo. Trên các mẹt hàng ngoài chợ hoặc xe đẩy hiện nay, những mẻ bánh tằm hầu hết đều được pha trộn để tăng trọng lượng bánh. Giảm chi phí thì người bán mới có lời nhiều. Những mẻ bánh "thập cẩm" như thế khi ăn sẽ dai, cứng. Không mềm mịn, béo bùi như món bánh nguyên bản.
Ảnh: internet
Để làm ra mẻ bánh tằm, tính từ khâu lột vỏ. Ngâm nước thải độc đến khâu mài khoai. Vắt ráo nước để lấy phần bột. Rồi gạn lọc chỗ nước vừa vắt để lấy phần tinh bột lắng dọng dưới đáy... mất ít nhất nửa ngày trời.
Tại sao phải lấy phần tinh bột?
Là vì dù ít nhưng nó chính là phần tinh túy nhất của mẻ bột. Không có nó, bánh sẽ giảm ít nhiều độ dẻo tự nhiên. Rồi đến khâu đánh tơi bột. Pha trộn với các chất phụ gia xong đem hấp ít nhất nửa tiếng.
Mẻ bánh lấy ra khỏi xửng phải chờ thật nguội. Khô ráo hẳn mới có thể cắt sợi tạo hình. Sau cùng, bạn lăn đều những sợi bánh qua lớp cơm dừa nạo nhuyễn để cơm dừa phủ đều cũng là giúp bánh tơi ra. Không dính chùm vào nhau. Bánh ngon khi được rắc thêm ít mè rang vàng lên thơm lừng và chấm cùng muối mè.
Món bánh dân dã miền Tây được lòng giới trẻ Sài thành
Thế giới ăn vặt của những người trẻ Sài Gòn rất phong phú. Từ Bắc, Trung rồi xuống tận miền Tây, thậm chí là cả nước ngoài, không có món ăn vặt nào mà ta lại không thể tìm thấy ở Sài Gòn. Phổ biến nhất phải kể đến những món bánh dân dã của miền Tây mà chỉ cần bước ra đường là có thể mua được.
Ngon, rẻ, tiện lợi, những món bánh miền Tây đơn sơ giản dị từ lâu đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực người Sài Gòn. Thậm chí đối với nhiều người, dù là dân Sài Gòn chính gốc nhưng tất cả những món bánh đó lại là điều làm nên bầu trời tuổi thơ của chính họ.
Ảnh: Tin tức
Những đứa trẻ con Sài Gòn thời ấy hẳn không bao giờ quên được mấy khúc bánh xanh xanh đỏ đỏ lấm tấm mè, thơm mùi dừa và vị thì béo ngậy. Bánh tằm khoai mì - món ăn tuổi thơ từng là một món quà vặt mà mọi đứa trẻ đều trông ngóng trong cái giỏ đi chợ đầy ắp đồ của mẹ. Ngày nay, bánh vẫn được ưa chuộng không chỉ vì vị ngọt mát của khoai mì hay bùi béo của nước dừa mà còn là bởi những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ được gợi về qua từng sắc màu xanh đỏ của miếng bánh dẻo dai.
Cách làm bánh tai yến giòn rụm, ngọt ngào hương vị miền Tây Bánh tai yến là một món bánh dân dã, một trong những đặc sản miền Tây sông nước. Bánh khi ăn sẽ cảm nhận được sự giòn ở vàng bánh, dai mềm bên trong và vị thơm béo cực kì hấp dẫn, hơn nữa để làm ra món bánh này lại rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Nguyên liệu...