Những món bánh cuốn vang danh khắp ba miền
Bánh cuốn là một món ăn được làm từ bột gạo đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách chế biến riêng, tạo thành những món ăn đặc trưng riêng của từng vùng.
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Bánh cuốn Thanh Trì lâu nay được coi là một trong vài thứ đặc sản hàng đầu của đất Thăng Long. Món quà quê dân dã mà rất đỗi tinh tế này đã góp phần tạo nên nét đặc biệt cho ẩm thực Tràng An. Điểm đặc biệt ở bánh cuốn Thanh Trì là bánh được tráng rất mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi, ăn với giò chả vùng Ước Lễ, điểm thêm vài nhánh rau mùi, rau húng Láng và một bát nước chấm không quá chua cũng không quá mặn thì còn gì ngon bằng.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Đặc trưng của loại bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) này là lá bánh dày, tuy nhiên lại không cứng, rất dẻo dai và mềm mại, sau khi được hấp lên, vừa đủ dộ chín thì bánh được bỏ ra, thêm vài lát hành khô. Đặc biệt là Bánh cuốn Phủ Lý không ăn với chả quế, chả lụa mà ăn với chả thịt nướng tạo nên sự hấp dẫn riêng.
Video đang HOT
Có thể nói bánh cuốn nổi tiếng ở khá nhiều vùng nhưng bánh cuốn Lạng Sơn lại có một đặc trưng riêng. Gạo dùng để làm bột bánh cuốn ở đây là loại gạo trồng trên nương. Đặc biệt hơn là bánh cuốn ở đây người ta không dùng nhân mộc nhĩ xào với thịt băm mà thay vào đó dùng trứng gà và thịt băm nhỏ chưng lên để làm nhân bánh. Ăn cùng bát nước chấm đặc biệt của xứ lạng, khiến món ăn trở nên thơm ngon và đặc biệt hơn.
Nét riêng đặc trưng của bánh cuốn Cao Bằng là ăn cùng nước dùng chứ không phải là nước mắm chua ngọt như những vùng miền khác. Đó là thứ nước canh ninh từ xương heo thơm lừng, ngọt lịm. Đi kèm bát nước dùng được cho thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành, mùi xanh mướt trông vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy bánh cuốn Cao Bằng còn có tên gọi là bánh cuốn canh. Tùy theo khẩu vị, có người thích ăn bánh cuốn canh không, người lại muốn thêm hương vị bằng quả trứng hay miếng giò. Ai từng một lần thưởng thức món bánh cuốn canh sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.
Bánh cuốn chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)
Bánh cuốn chả mực là một món ăn đặc sản của người dân Hạ Long. Món ăn là sự kết hợp đặc biệt, hài hòa mang đậm hương vị biển cả. Những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng cùng mùi thơm ruốc và hành phi. Ăn cùng những miếng chả mực giã tay vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm được pha vừa ăn hòa quyện vào nhau tạo lên một món ăn khiến du khách không thể nào quên.
Bánh cuốn Phú Thị (Hưng Yên)
Khác với bánh cuốn của các vùng khác được tráng thật mỏng thì bánh cuốn Phú Thị lại được tráng làm 2 lần dày hơn. Khi hấp chín, lá bánh mềm dẻo và dai không bị vỡ là đạt tiêu chuẩn của một lá bánh ngon. Để hoàn thành một chiếc bánh cuốn sau khi làm các công đoạn trên người làm sẽ cuộn lá bánh cuốn cùng với nhân bánh xếp chồng lên trên chiếc lá chuối hoặc lá dong cho thật đẹp mắt. Sẽ kém ngon miệng khi thiếu thứ nước chấm đậm đà được làm từ nước mắm, bột ngọt, giấm ớt thêm chút thịt băm. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon rất riêng của đặc sản Văn Giang, Hưng Yên.
Nức lòng bánh cuốn Thanh Trì
Có một thời, sáng nào tôi cũng gắp giá thóc ra chợ đổi lấy bánh cuốn. Thứ bánh dân dã đó tưởng như chỉ chống đói, ai ngờ gây nghiện, gây thương nhớ tới tận bây giờ.
Bánh cuốn Thanh Trì bây giờ cũng có loại nhân thịt - ẢNH THÚY VÂN
Bánh cuốn ở Hà thành chỗ nào cũng ngon, nhưng đặc sắc nhất vẫn là ở đất làng Thanh Trì (P.Thanh Trì, Q.Hoàng Mai), do những bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ quê hương này chế biến.
Ngày xưa, bánh cuốn quê tôi làm đơn giản lắm, chỉ có lớp bánh rất dày, hành, ít thịt mỡ. Vì ngày đó còn nghèo. Nhưng có một lần tôi bị ốm và phải tới Bệnh viện Bạch Mai khám, tôi được mẹ mua cho một đĩa bánh cuốn vỉa hè bồi bổ. Đĩa bánh đó ngay từ lúc mang ra đã gây ấn tượng với lớp bánh mỏng dính, trong, bên trong nhân dày nhiều thịt, mộc nhĩ và hành khô. Nước mắm hơi ngà ngà vàng, có vị ngọt thanh và cay, tôi ăn ngon lành trước sự vui vẻ của mẹ. Tôi nhớ, cô bán bánh cuốn bảo đây là bánh cuốn đặc sản làng Thanh Trì nhà cô.
Tôi giờ làm việc ở P.Bách Khoa, thói quen mỗi sáng phi xe lên phố Bạch Mai, ăn bánh cuốn bác Nga. Bác Nga là người làng Thanh Trì, đã bán bánh cuốn gần 30 năm nay mà vẫn "chưa giàu". Ngày nào tôi cũng ngồi ăn đúng chỗ đó, cùng những người khách đó, có người bảo đã ăn bánh cuốn bác Nga 10 năm liên tiếp rồi mà chưa chán. Lại được bác Nga ngâm nga mấy câu ca dao cổ: "Thanh Trì có bánh cuốn ngon/Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng".
Bác Nga tâm sự rằng, đến nay nhiều hộ làm bánh cuốn trong làng vẫn sử dụng cối đá để xay gạo. Gạo phải là gạo tẻ ngon như ở đồng Bồ Nâu (H.Thanh Oai). Làm bánh không chuẩn, sợ làm tổn hại danh tiếng của làng, của thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì các cụ đã gây dựng mấy trăm năm.
Một cân gạo làm được 3 cân bánh. Nhưng để tráng được 3 cân, bác Nga phải ngồi vài tiếng đồng hồ bên bếp nóng. Bàn tay phải dẻo, khéo thì mới tráng được lớp bánh mỏng tanh mà không rách, hơn nữa còn phải dải đều nhân và cuốn gọn gàng.
Ngoài ra, khâu chế biến nước chấm cũng rất quan trọng, phải đủ vị cay, ngọt, mặn, chua và có vị thơm. Các thứ rau ăn gém với bánh cuốn rất nhiều như kinh giới, tía tô, rau mùi, rau ngò, húng Láng và dĩ nhiên không thể thiếu hành khô phi mỡ lợn thơm lừng.
Trước đây, dân Hà thành ăn bánh cuốn với đậu phụ rán giòn, còn bây giờ thường ăn với giò chả Ước Lễ. Không chỉ là thứ quà sáng mà bánh cuốn có thể thay thể các bữa ăn chính trong ngày.
Chỉ với số tiền nhỏ mỗi sáng, tôi được thưởng thức món quà sáng nức tiếng Hà thành, bánh cuốn Thanh Trì xứng danh được nhà văn Vũ Bằng nhắc tới trong cuốn "Miếng ngon Hà Nội".
Nhớ hương vị bánh cuốn Thanh Trì xưa Bánh cuốn Thanh Trì là thức quà bình dị nhưng mang hương vị thanh tao khiến những ai đã từng được thưởng thức chẳng thể nào quên. Thậm chí, món ăn đã đi vào thơ ca lưu truyền trong dân gian: "Thanh Trì có bánh cuốn ngon,/ Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng/ Thanh Trì cảnh đẹp, người đông./ Có cây...