Những món ăn “siêu kinh dị”, có món ăn vào… dễ tử vong ở Hàn Quốc
Súp xác thối, cá đuối lên men, cá dương vật sống hay bạch tuộc sống nguyên con là những món ăn nổi tiếng tại Hàn Quốc nhưng lại đầy thách thức với khách du lịch.
Sannakji – bạch tuộc sống
Bạch tuộc sống là một trong những món ăn kinh dị nhất xứ kim chi trong mắt du khách. Hàng năm, báo chí nước này đều đưa tin về những ca tử vong do ăn bạch tuộc sống.
Người Hàn Quốc sau khi làm sạch bạch tuộc sẽ bày trực tiếp lên bàn ăn. Thực khách dùng tay cầm hoặc quấn con vật quanh đũa để cho vào miệng. Họ ăn thật cảnh giác, chú ý nhai thật kỹ nếu không bạch tuộc sẽ bám vào cổ họng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cheonggukjang – súp xác thối
Cheonggukjang còn được biết đến là món súp xác thối. Đây là món ăn mà chỉ nghe tên thôi, những người bình thường đã nổi da gà.
Nhiều thực khách bạo gan dám thử món ăn này đã miêu tả lại: món ăn có mùi như cá chết lâu ngày thậm chí có người cho rằng mùi của nó nồng nặc như một bãi rác hỗn độn.
Thế nhưng thực chất, món ăn được làm từ đậu hũ lên men. Đây là một trong những món kinh dị ở Hàn Quốc đối với du khách nhưng lại là món ăn yêu yêu thích của người Hàn vì hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đậu hũ lên men là nguyên liệu chính của món ăn/
Hongeo – cá đuối lên men
Video đang HOT
Hongeo chính là cá đuối lên men, món ăn kinh dị trong truyền thuyết. Nó có mùi hôi rất đậm do cá đuối là loài vật bài tiết chất thải của mình qua lớp da ra bên ngoài. Món ăn này còn được xếp vào danh sách những món ăn nặng mùi nhất thế giới.
Cá muối lên men là đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc nhưng thực khách tới du lịch lại phải “chạy xa” vì mùi hương chẳng giống ai của nó.
Gaebul – cá dương vật sống
Gaebul là tên loài cá dương vật, một động vật biển có hình thù khá lạ. Người Hàn Quốc rất ưa chuộng món ăn này vì có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Sau khi mua về, cá sẽ được rửa sạch, cắt lát thành từng miếng nhỏ, ăn kèm với lá vừng, dầu mè hoặc nước sốt cay. Những thực khách “nhát ăn” thì chỉ nhìn hình dạng của con cá này cũng đã nhắm mắt quay đi.
Gejang – cua sống
Gejang là món cua sống nổi tiếng ở Hàn Quốc. Nó đơn giản chỉ là món cua sống được làm sạch, tẩm ướp gia vị, rồi ăn sống.
Gejang có 2 loại khác nhau, đó là: cua sống ngâm tương và cua sống sốt cay. Đối với việc chế biến Gejang cần phải có những loại cua tươi ngon và sự kết hợp của nhiều loại gia vị, đặc biệt là ớt để giúp giảm mùi tanh của món ăn.
Người Hàn Quốc rất thích món ăn này vì sự tươi mới, thơm ngon nhưng nó lại là sự thách thức của những vị khách du lịch phương xa vì mùi tanh “sộc thẳng lên mũi”.
Bokjili – Súp cá nóc kịch độc
Cá nóc được biết đến là loài cá có chứa chất độc gây chết người. Tuy nhiên ở Hàn Quốc thì đây lại là nguyên liệu được chế biến từ lâu đời trong bữa ăn. Thậm chí ngày nay, cá nóc sẽ được dùng để chế biến các món ăn cao cấp, thuộc vào hàng đắt đỏ bậc nhất xứ kim chi.
Ở Hàn Quốc, các đầu bếp cần yêu cầu học nghề ít nhất 3 năm thì mới được phép chế biến món ăn này. Đây là một trong số các món ăn được người Hàn yêu thích khi đến các nhà hàng cao cấp. Song, nó lại là món ăn đầy thách thức với du khách.
Nghiên cứu mới tiết lộ nguồn gốc dấu chân cổ đại được tìm thấy ở Hàn Quốc
Những dấu chân lớn, được bảo quản tốt ở một khu vực giàu hóa thạch của Hàn Quốc có thể thuộc về tổ tiên đi bằng hai chân của cá sấu hiện đại.
Nhấn để phóng to ảnh
Loài này đã phát triển mạnh khoảng 100 đến 145 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu được công bố trên báo khoa học Scientific Reports,
Hệ tầng Jinju đầu kỷ Phấn Trắng ở Hàn Quốc là một vỉa đá giàu khoáng thạch, rộng khoảng 800 mét vuông với tận 5 mét mặt cắt địa tầng. Rất nhiều bộ dấu chân có ở tất cả các cấp của vỉa đá, trước đây chúng vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ tạo ra khi đi bằng hai chân.
Tuy nhiên, các nhà cổ sinh học ở Đại học Giáo dục Quốc gia Chinju (Hàn Quốc) và Đại học Queensland, Brisbane (Úc) cho rằng, có khả năng chúng là do tổ tiên đi bằng hai chân của những con cá sấu ngày nay để lại.
Các tác giả viết rằng: Thật đáng kinh ngạc về sự vắng mặt nhất quán của các dấu vết của chân trước trên các vết dấu chân mà chúng để lại, với các dấu vết bề mặt da được bảo quản tốt, chứng tỏ những kẻ tạo ra dấu vết đó là động vật có hai chân. Không có bằng chứng nào rõ ràng về việc chân sau đè lên dấu chân trước, hoặc các dấu vết được bảo quản kém, cho thấy các con vật có bốn chân đã tạo ra dấu vết chỉ xuất hiện hai chân.
Nhấn để phóng to ảnh
Đường dấu chân tại khu vực Sacheon Jahye-ri.
Khi được phát hiện, các dấu chân này đã được đặt tên là Batrachopus grandis, và có chiều dài đo được từ 18 đến 24 cm - gấp đôi chiều rộng, cho thấy chiều dài cơ thể của chúng lên tới 3 m.
Nhấn để phóng to ảnh
Dấu chân Batrachopus grandis được bảo quản tốt
Các nhà nghiên cứu đã lưu lại những dấu chân này trong các bức ảnh chụp bình thường và ảnh ba chiều, theo dõi các dấu vết đường viền và đo đạc các thông số của chúng
Nhấn để phóng to ảnh
Ảnh chụp và hình ảnh ba chiều
Một phân tích kỹ lưỡng đã kết luận rằng, các dấu vết này thuộc về một loài cá sấu mới - nhóm bò sát đầu tiên là tổ tiên của cá sấu hiện đại, ăn cá và thích nghi với đất liền hơn các loài khác vào thời điểm đó. Các dấu chân của Batrachopus grandis là dấu vết đầu tiên biểu thị việc đi bằng hai chân - một tiến triển chưa từng được biết đến của họ này.
Phát hiện này có thể mang ý nghĩa là các dấu vết được tìm thấy ở những khu địa chất trẻ hơn có thể thuộc về cá sấu cổ đại - những dấu vết này trước đây vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ để lại khi đi bằng hai chân để bảo vệ đôi cánh khi ở trên mặt đất.
Phát hiện về Batrachopus grandis đã được thực hiện ngay sau phát hiện và mô tả về cá sấu Hàn Quốc, và làm gia tăng đáng kể sự hiểu biết về hình thái, phạm vi kích thước, sự phong phú và các yếu tố bảo quản ảnh hưởng đến các dấu vết của cá sấu Hàn Quốc. Thêm vào đó, phát hiện này kêu gọi việc kiểm tra lại các mẫu vật khác ở cùng thời kỳ này có hình thái tương tự.
Nhấn để phóng to ảnh
Batrachopus grandis so sánh với con người.
'Nội chiến' trong tứ đại nọc độc Ấn Độ: Con rắn có nọc độc mạnh gấp 15 lần bị ăn thịt Tứ đại nọc độc là nhóm 4 loại rắn cực độc ở Ấn Độ gồm: cạp nong Ấn Độ, rắn lục hổ bướm, rắn lục hoa cân và rắn hổ mang Ấn Độ. Ảnh minh họa Một con rắn hổ mang Ấn Độ (tên khoa học là Naja naja) đã phát hiện ra một con rắn cạp nong Ấn Độ tên khoa học...