Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục…
Ảnh minh họa: Internet
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục… ngoài việc dùng thuốc, còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp. Bài viết này xin được tư vấn những đồ ăn thức uống mà người bị yếu sinh lý cần hạn chế sử dụng hoặc kiêng kỵ hoàn toàn.
Với thể thận dương hư: Sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi lâu không hết bãi, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt,…
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính lạnh như: thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo…
Với thể thận âm hư: Người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương,…
Video đang HOT
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như: thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, tỏa dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá…
Với thể tâm tỳ lưỡng hư: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, hay quên, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược…
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn tra, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá…
Với thể can khí uất kết: Tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường,…
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê…
Với thể can kinh thấp nhiệt: Vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức đầy trướng khó chịu, ăn kém, miệng đắng, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác…
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, giấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen…
Với thể tâm thận bất giao: Tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, di mộng hoạt tinh, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác…
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như: ớt, hạt tiêu, giấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá…
Theo Sức khỏe & Đời sống
Dược thiện trị bệnh mũi đỏ
Bệnh mũi đỏ (còn gọi mũi sư tử) tuy không phải chứng bệnh nặng, nhưng nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, có ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh mũi đỏ (còn gọi mũi sư tử) tuy không phải chứng bệnh nặng, nhưng nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, có ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan. Đông y cho rằng mũi đỏ có liên quan đến vị và do nhiệt huyết ngưng kết, vị phế khí bất thanh, nhiệt huyết khởi tại mặt mà sinh bệnh.
Những bài thuốc cổ phương trị bệnh mũi đỏ:
Bài 1: mộc lan bì, chi tử nhân, đậu sị tất cả lượng bằng nhau. Đem các thứ trên nghiền thành bột mịn, rồi dùng dấm trộn thành hỗn hợp. Tối đi ngủ rửa sạch mặt, rồi dùng thuốc bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt. Phương thuốc là hiệu phương bí truyền chuyên dùng chữa bệnh tửu tra tỵ (mũi đỏ) của thời xưa.
Bài 2: Chi tử tán: chi tử nhân, tỳ bà diệp, lượng 2 thứ đều bằng nhau. Đem 2 vị trên nghiền thành bột mịn, cất vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 6g, pha với chút rượu nóng để uống.
Trong phương chi tử vị đắng tính hàn, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc có thể khu phong nhiệt độc. Tỳ bà diệp khu phong thanh phế. Rượu tác dụng hành dược thông huyết mạch, giúp thúc tiến sự vận hành của máu. Toàn phương có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, đồng thời thông hành khí huyết nên chữa được chứng mũi đỏ mặt đỏ.
Hoặc: Lấy chi tử sao đen, tán mịn rồi cho thêm ít sáp ong (đã hòa tan) vào khuấy đều vo thành viên bằng hòn bi, mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ngày.
Bài 3: Tật lê tán: tật lê tử, chi tử nhân, đậu sị mỗi thứ 650g, mộc lan bì 300g. Đem tất cả nghiền nhỏ, sàng qua, hòa với dấm như dạng hồ là được. Tối trước khi đi ngủ rửa mặt sạch, dùng thuốc bôi lên mũi, sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch.
Trong phương này, tật lê có tác dụng khu phong giảm ngứa, có thể khử táo nhiệt và loại trừ ác huyết, phá chứng kết tích tụ. Chi tử nhân thanh khí nhiệt trong vị. Đậu sị nhập kinh phế vị, tuyên tiết tà nhiệt, giải phiền nhiệt, nhiệt độc. Mộc lan bì vị đắng tính hàn có thể trừ xích nhiệt trên mặt, mũi đỏ. Dùng dấm pha thuốc vừa có tính dính bám lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tán ứ. Phương thuốc này có tác dụng khu phong giảm ngứa, thanh tả vị phế, trừ mũi đỏ.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Chụp ảnh mặt chẩn đoán tình trạng tim Màu da trên mặt của một người có thể phản ánh liệu người này đang bị một dạng rối loạn nhịp tim gọi là rung nhĩ hay không. Ảnh minh họa: Internet Rung nhĩ là rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ làm co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều, một chứng bệnh có thể nguy hiểm nhưng điều trị...