Những món ăn “kinh dị” nhất Trung Quốc khiến du khách khóc thét: Việt Nam cũng có thứ này
Không chỉ hút hồn du khách phương xa bởi những thắng cảnh thiên nhiên đẹp, Trung Quốc còn sở hữu nền ẩm thực lâu đời, nhiều món ăn đặc sắc nhưng không kém phần kỳ dị.
Đậu phụ thối
Những ai ăn không quen thường thấy món ăn này có mùi thum thủm hoặc có vị giống thịt rữa. Người Trung Quốc đánh giá đậu càng nặng mùi càng ngon. Tuy là món ăn bình dân song công đoạn chế biến cũng cầu kỳ không kém những món ăn sang trọng khác của Trung Quốc.
Để tạo mùi thum thủm cho đậu người ta ủ chung cùng nước cốt gồm sữa, rau cải và thịt trong khoảng 6 tháng. Ngoài ra, để tăng hương vị thành phần ủ còn có tôm khô, mù tạt xanh măng tre và các loại thảo dược.
Hiện nay, Trung Quốc có nhiều trang trại nuôi gián, đặc biệt là ở Qufu thuộc phía bắc Trung Quốc. Đây là một phát hiện mới trong cuộc sống và y học vì gián giúp tạo thêm thu nhập cho người dân và tốt cho sức khỏe con người.
Giống như khoai tây chiên giòn, món gián ăn rất giòn nhưng lại béo ngậy bên trong. Một cách chế biến gián là bỏ cánh rồi chiên 2 lần bằng dầu lạc. Lần đầu chao thật nhanh tay, sau đó cho ra và chao tiếp lần 2 để làm cho con gián có độ giòn bên ngoài nhưng phần thịt bên trong vẫn phải giữ độ chín tới và mềm.
Video đang HOT
Cao quy linh còn có tên khác là quy phục linh, thạch rùa, thạch đồi mồi, là món tráng miệng và vị thuốc quý có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Theo truyền thống, cao quy linh được làm từ 2 thành phần chủ yếu là thổ phục linh (một loài thực vật) và bột làm từ mai của loài rùa hộp ba vạch được phơi khô và nghiền ra. Trước tình hình khan hiếm và đắt đỏ của loài vật này, người ta cũng có thể sử dụng mai ba ba hoặc các loại rùa khác để thay thế.
Thông thường, các loại cao quy linh được buôn bán phổ biến như một món tráng miệng mà không chứa bột vỏ rùa, mặc dù tên sản phẩm và hình ảnh của loài vật này luôn nổi bật trên bao bì các nhãn hiệu. Cao quy linh giống rau câu, có vị hơi đắng, màu đen, mềm và dai hơn rau câu. Nó được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn, tốt cho da, khi ăn thường dùng với mật ong hoặc sữa để bớt vị đắng.
Kê gà
Kê là một trong những bộ phận thuộc nội tạng gà, hiểu đơn giản là phần tinh hoàn của gà trống, còn được gọi là ngọc kê hay hạt kê gà. Theo các tài liệu nghiên cứu, kê gà chứa rất nhiều chất béo và rất mềm, khi ăn khá giống với đậu phụ.
Từ lâu, đây đã được xem như một món ăn có tác dụng rất tốt trong việc bổ thận, tráng dương và làm đẹp. Ở Trung Quốc, phương pháp chế biến kê gà cơ bản là nấu canh, nấu cháo hoặc luộc, hấp.
Ở Trung Quốc, tằm là một trong những loài côn trùng rất được ưa chuộng và được xem là món ngon đường phố phổ biến. Phần nhộng còn lại sau khi khu hoạch sẽ được chế biến thành hàng loạt món ăn kỳ lạ.
Kê gà có thể được chiên giòn và ăn cùng các loại nước chấm, xào với các loại rau, ăn với cơm và mì hoặc đóng hộp đế sử dụng lâu hơn. Vị của nó được nhiều người đánh giá khá giống tôm, cua nhưng dai hơn.
Trứng bắc thảo là món có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người Việt chúng ta. Ở Trung Quốc, nó thường được gọi là Pi Dan hoặc Century Egg (trứng bách thảo, bách nhật trứng, thiên niên bách nhật trứng), được làm bằng cách ủ trứng trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu… trong nhiều tuần lễ, thậm chí nhiều tháng. Người Trung Quốc thường dùng trứng gà và trứng cút để làm món này, trong khi ở Việt Nam lại quen sử dụng trứng vịt.
Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài thì vỏ trứng có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, đôi khi tạo những lớp hoa văn trên bề mặt trông rất đặc biệt. Lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem với mùi hăng, hơi khai, vị the và béo. Trong khi đó, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch, thường ít mùi vị hơn.
Bọ cạp rán
Món bọ cạp rán có đủ kích cỡ, từ nhỏ tới to. Những con lớn có vỏ đen còn con nhỏ hơn thường có vỏ trong hơn. Chúng có vị như bỏng ngô và bơ, thường được chấm với bột ớt.
Theo những người chế biến món ăn này, việc chiên bọ cạp lên sẽ làm trung hòa độc tính của loài vật đáng sợ này. Đặc biệt hơn, phần đuôi của bọ cạp chính là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.
4 món ăn nghe cách làm thôi đã thấy khó thở, đau tim
Nếu biết được quy trình làm ra các món ăn này vô cùng nghiệt ngã, độc ác, bạn có dám ăn không?
Trung Quốc là đất nước có bề dày hơn 5000 nghìn năm lịch sử, vì thế nền ẩm thực nước này vô cùng phong phú và đặc sắc. Sự tinh tế trong món ăn của Trung Hoa được thể hiện đầy đủ từ sắc đến hương, vị. Tuy nhiên, có một số món ăn lại bị gắn mác "độc ác" vì quy trình làm ra nó vô cùng "nghiệt ngã". Tiêu biểu là 4 món ăn dưới đây.
1. Chân vịt quay
Đầu tiên phải kể đến là chân vịt quay, có lẽ ít người biết đến món này. Trên thực tế, chân vịt quay này là một món ăn nổi tiếng vào thời nhà Nguyên. Không đơn giản là món chân vịt được tẩm ướp gia vị rồi quay lên mà cách làm ra nó vô cùng lạnh lùng.
Khi chế biến món chân vịt quay này, người đầu bếp sẽ đặt luôn con vịt đứng trên đĩa sắt và giữ nguyên. Sau đó, người ta sẽ đun nóng tấm sắt này, con vịt sẽ giãy giụa, đau đớn vì chân bị bỏng. Cứ như vậy cho đến khi chân vịt chín mà người nó vẫn còn sống và có cảm giác. Người đầu bếp sẽ chặt thịt ra, đem phục vụ.
2. Ruột ngỗng chiên giòn
Món thứ hai là ruột ngỗng chiên giòn, một trong những món ăn nổi tiếng ở một số vùng miền Bắc Trung Quốc. Khi làm, đầu bếp sẽ chọn một con ngỗng tương đối béo, sau đó rửa sạch hậu môn, đưa ngón tay trỏ vào, xoay nhẹ rồi rút toàn bộ ruột ngỗng ra. Lúc này, con ngỗng sẽ chết ngay tại chỗ vì quá đau. Nghe nói, ruột ngỗng lấy ra làm theo cách này rất giòn và ngọt, ngon. Nhưng cách làm ra nó thật tàn nhẫn.
3. Lừa tùng xẻo
Món thứ 3 chính là món lừa tùng xẻo. Nó cũng là một trong những đặc sản của các vùng miền Bắc nước này. Khi làm món này, nhà hàng sẽ trói con lừa bằng một sợi dây chắc và dày. Bên cạnh đó đun một nồi nước lớn đang sôi. Khách hàng muốn ăn phần nào trên con lừa, người bán sẽ đổ nước sôi vào phần được chọn để làm lông rồi cắt phần thịt đó ra, mặc cho nó kêu la vì đau đớn và máu từ vết thương chảy ra. Cách làm này vô cùng độc ác nhưng một số người lại cho rằng ăn thịt lừa kiểu này rất tươi và ngon.
Tương truyền, người phát minh ra món ăn này là một đồ tể không rõ tên, sống dưới triều nhà Tần.
4. Món cua say
Đây là món ăn phổ biến hơn ở một số khu vực phía Nam Trung Quốc. Nguyên liệu chính để làm ra món này là những con cua biển tươi sống chỉ cần rửa với nước, không thêm một bước sơ chế nào nữa. Sau đó thả những con cua này vào nước sốt đã pha từ giấm trắng, rượu gạo, tỏi, muối và các gia vị khác.
Cua sẽ trở nên "say" dưới tác dụng của rượu sau đó người ta sẽ ăn sống luôn con cua này. Nghe nói cách ăn này đem lại cảm nhận thịt cua rất tươi, mịn, có chút dẻo.
"Súp xác thối" Hàn Quốc - đặc sản nổi tiếng của xứ sở kim chi Món ăn có mùi như... cá ươn chết lâu ngày khiến nhiều du khách "bỏ chạy" lại là món khoái khẩu của người Hàn Quốc vào mùa đông. Mọi người vẫn hay truyền nhau nghe về chuyện những du học sinh người Hàn Quốc ở nước ngoài khi cố nấu món ăn này đã bị hàng xóm gọi điện báo cảnh sát vì...