Những món ăn kiêng kỵ ngày Tết để không “rước họa” vào thân
Từ xưa, mỗi vùng miền đều có những món ăn kiêng kỵ trong ngày Tết để lấy may. Ngày nay, bữa cơm Tết còn gắn thêm với nỗi lo giữ sức khỏe…
Mâm cỗ Tết truyền thống với nhiều món ăn giàu năng lượng, chất béo, chất đạm…
Tết nên kiêng ăn những gì?
Từ xưa, quan niệm dân gian tại mỗi vùng miền lại có tục kiêng những món ăn khác nhau trong ngày Tết. Cụ thể, người miền Bắc kiêng kỵ ăn thịt chó, thịt vịt, mực… từ mùng 1 Tết tới ngoài rằm tháng Giêng.
Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó, cá mè… trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn.
Người dân miền Nam lại ít ăn tôm ngày Tết vì sợ đi giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới…
Ngoài những món ăn, một số loại quả cũng được người dân các vùng miền cân nhắc. Chẳng hạn chuối là thức quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc nhưng với người miền Nam lại kiêng không ăn chuối dịp đầu năm.
Video đang HOT
Bởi người xưa vùng này quan niệm, chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được nên ăn chuối ngày Tết sẽ ảnh hưởng tới sự thăng tiến trong công việc.
Cùng với chuối, cam và lê là món ăn kiêng kị đối với người miền Nam vào dịp Tết. “Quýt làm, cam chịu” hay “lê lết” là những quan niệm dân gian mang ý nghĩa xui rủi nên người Nam thường không bày biện các loại quả này trên mâm ngũ quả.
Mỗi vùng miền có quan niệm khác nhau nhưng tựu trung đều ước vọng một cuộc sống sung túc, may mắn cho cả năm.
Đầu năm kiêng ăn gì để giữ sức khỏe?
Người mắc chứng đái tháo đường, tăng mỡ máu cần phải chú ý kiêng khem trong dịp Tết (ảnh minh họa)
Trong ngày Tết, rất hay gặp những trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu bia, nhẹ thì bị rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, các bệnh viện còn cấp cứu nhiều trường hợp do ăn uống ngày Tết mà các bệnh lý cũ, bệnh lý tiềm tàng tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn như: Viêm loét dạ dày hành tá tràng gây chảy máu hoặc thủng, bệnh trĩ tiến triển nghẹt, sa tắc mạch; những người tiền sử tắc ruột cũ khi ăn măng hoặc quá nhiều chất xơ có thể gây tắc ruột trở lại.
Theo Bác sĩ, Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, những thói quen ăn uống không tốt trong ngày Tết là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý trên.
“Ngày Tết ai cũng có tâm lý muốn có mâm cao cỗ đầy, mua nhiều, chuẩn bị nhiều nhưng khi ăn thì không hết. Do đó nếu không chế biến lại hoặc bảo quản không tốt sẽ bị ôi thiu, mất an toàn khi sử dụng. Ăn uống đồ ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản, chế biến đồ ăn đảm bảo hợp vệ sinh”, bác sỹ Cường khuyến cáo.
Ngoài ra, ông Cường cũng lưu ý: “Trong ngày Tết, người có tiền sử đái tháo đường không nên bỏ lơi mà vẫn cần phải tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường để ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết.
Người bị bệnh lý viêm dạ dày nên hạn chế uống rượu bia, đồ ăn nhiều chất kích thích cay nóng quá mức như ớt, hạt tiêu, cân nhắc dùng thuốc dạ dày dự phòng khi sử dụng các loại đồ ăn này”.
Theo bác sĩ, trường hợp có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hoặc đau bụng, sốt hoặc đi ngoài phân lẫn máu, đau hậu môn sau khi đi đại tiện hoặc có bất cứ vấn đề gì bất thường nên đến bệnh viện gần nhất để khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Tết cần kiêng gì đối với người tăng mỡ máu?
Theo TS. BS. Ngô Thị Phượng, Khoa Nội tiết (A14), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những bữa cơm, tiệc tùng ngày tết với rất nhiều đồ ăn giàu năng lượng, chất béo, chất đạm, tinh bột, ít chất xơ dẫn đến tăng nguy cơ mắc thừa cân, béo phì và đặc biệt bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu hay còn gọi là “tăng mỡ máu”.
Với những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu cần có một chế độ ăn phù hợp, cân đối về thành phần dinh dưỡng là rất quan trọng, giúp làm giảm lipid máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
“Trong mâm cỗ ngày Tết thường có nhiều món chứa chất béo xấu như: móng giò nấu măng, giò xào, thịt mỡ nấu đông, thịt lợn ba chỉ luộc, thịt dăm bông… Vì vậy, cần hạn chế tối đa tiêu thụ những thực phẩm này”, BS Phượng nhấn mạnh và khuyến cáo: “Thay vì khẩu phần chứa cholesterol, người mắc chứng tăng mỡ máu cần tăng cường chất xơ, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, nước ngọt, thuốc lá, tránh những thực phẩm đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ….”.
Món ăn khoái khẩu mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tránh xa
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ chỉ tình trạng tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ.
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức và có chế độ ăn hợp lý.
Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Cụ thể, trong giai đoạn "gan còn khỏe" thì vẫn ăn chất đạm bình thường là khoảng 50g thịt, 100g cá trong một bữa ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan đã kém thì lượng đạm ăn vào phải giảm đi, giảm ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ suy gan.
Mắc gan nhiễm mỡ cần tránh ăn nội tạng động vật
Đặc biệt, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa chất béo no từ mỡ, da, óc, nội tạng (tim, gan, cật) động vật, thức ăn chiên xào nhiều béo, nên ăn ít nhất 2 lần cá béo mỗi tuần (cần nhớ mỡ cá cũng giàu năng lượng, chỉ nên ăn một ít mỗi lần), dùng dầu thực vật để chiên xào (trừ dầu dừa và dầu cọ không nên dùng nhiều và thường xuyên). Mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau củ (khoảng 1 chén mỗi bữa, không tính nước) và 200g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
4 nhóm người nếu ăn nhiều thịt bò sẽ "rước họa" vào thân Không phải ai ăn thịt bò đều tốt, thậm chí có một số người không phù hợp ăn thịt bò. Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ưu điểm lớn nhất của thịt bò là thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe....