Những món ăn dân dã cho ngày lạnh ở Huế
Đây là những món ăn dân dã mà người Huế thường ăn để đổi vị đồng thời chống rét trong mùa lạnh. Hương vị gần gũi mà đậm chất Huế trong từng món ăn bình dị ấy đã thu hút những thực khách của mọi miền mỗi dịp đến với xứ Thơ…
1- Xôi thịt hon: Xôi là một món dễ ăn đối với mọi lứa tuổi. Không khó để tìm một hàng xôi ở Huế, nhưng nói đến xôi thịt hon thì phải đến đường Phạm Hồng Thái hay Trương Định. Những quán hàng ở đây bay bình dân nhưng thâm niên trên 30 năm. Xôi thường được bán kèm với nhiều thứ như chả, trứng rán, thịt gà, xá xíu, lạp xưởng, nhưng muốn chính hiệu cung đình Huế thì chỉ ở đây mới chuẩn vị. Miếng thịt hon được chọn lọc kĩ càng, không lớn không bé, mềm mại, không dai mà cũng không rệu rã. Khởi đầu một buổi sáng se lạnh với bát xôi nóng, dẻo bùi, sẽ mang đến cho người ăn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. Những quán ngon nổi tiếng hầu như quanh quẩn ở các đường Phạm Hồng Thái, Trương Định, Trần Cao Vân.
2- Nem lụi: Là một món ăn nổi tiếng của người Huế. Nem “lụi” tiếng Huế là chỉ việc lấy đũa đâm vào miếng nem để cầm, nướng trên than hồng. Nguyên liệu được chế biến bằng thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ heo thái hạt lựu, tiêu đường, thính. Sau đó, vắt từng “lụi” vào chiếc đũa nhỏ và nướng trên than đỏ. Ăn kèm với rau thơm, khế chua, chuối xanh, vả, đu đủ bào sợi. Khách trải miếng bánh đa nem ra, xếp lần lượt các thứ rau rồi cuốn miếng nem vào. Nước chấm gồm đậu phộng quết nhuyễn, nước mắm, gan heo, thịt heo cũng băm nhuyễn. Lúc đèn đường bật sáng, thành nội Huế có một dãy hàng bán nem lụi rất ngon và rẻ ở đường Xuân 68.
3- Cháo lòng: Cháo lòng bao giờ cũng ăn nóng, càng nóng càng ngon nên hợp với trời Thu, Đông se lạnh. Không phải là món ăn khó tìm, nhưng để đúng vị, đúng hương mỗi hạt gạo trong tô cháo lòng phải nấu mềm, khi ăn như tan dần trong miệng. Trước đó khách nhìn vào thấy rõ từng hạt, từng hạt. Nước dùng thì trong leo lẻo. Với cháo lòng Huế, các thứ mề, sườn, sụn, chả, chín sẵn, khi nào ăn mới bỏ vào tô. Chan nước nóng hôi hổi. Các thứ gia vị nêm nếm do khách tự làm lấy. Phố cháo lòng “Chợ Mai” nằm cuối đường Nguyễn Sinh Cung bán cả ngày.
Video đang HOT
4- Bánh khoái: Bánh khoái trải qua quá trình đi lên từ “bánh xèo” dân dã. Người làm, người ăn đều vất vả vì phải chịu nóng, chịu khói cho nên đi ăn bánh khoái ngày se lạnh, có mưa thì càng tuyệt. Lúc sinh thời, đến thăm Huế, GS Trần Quốc Vượng – nhận định: “Ăn bánh xèo, cần nước mắm. Còn xơi bánh khoái mà thiếu nước lèo thì… thôi rồi!”. Ngắn gọn, GS đã chỉ rõ bánh xèo, bánh khoái (Huế) không phải là một cặp sinh đôi! Ngày xưa, bánh khoái Huế đẹp mắt và ngon nhờ làm bằng bột gạo (màu vàng vàng) của 3 vùng lúa “nhất đẳng điền” vua ban là: An Cựu, An Truyền và Sịa. Bây giờ giống gạo ấy không còn. Ngày nay, bánh màu vàng là người ta dùng bột nghệ gia giảm với bột gạo. Các tiệm bán bánh khoái nhiều vô kể, nhưng chưa chỗ nào “qua mặt” được Lạc Thiện (đường Đinh Tiên Hoàng).
Theo Dulich.net
Cách làm món cháo lòng chuẩn vị, thơm ngon khó cưỡng !
Hướng dẫn cách làm món cháo lòng chuẩn vị, thơm ngon khó cưỡng:
Cháo lòng là món ăn dân dã nhưng lại chiếm được tình cảm của rất nhìu người, trong đó có mình
. Cháo lòng là sự kết hợp của gạo ngon nấu cháo cùng với các loại nội tạng như tim, lòng, dạ dày... Lòng heo vốn dĩ đã được rất nhìu người iu thích rùi, nhưng khi kết hợp nấu cùng cháo thì món ăn lại càng thơm ngon, ngọt thơm và vô cùng hòa hợp ý. Đã từ lâu, mỗi khi thèm món cháo lòng mình thường tự tay làm, cơ bản là vì đến khi tự tay làm món cháo lòng tại nhà mới thấy cách làm món cháo lòng không hề khó, vì làm nhìu lần nên mình đã có kha khá kinh nghiệm để nấu một nồi cháo lòng thơm ngon, hấp dẫn. Thêm nữa, tự làm cháo lòng tại nhà được tự tay chọn lựa nguyên liệu, mua các loại lòng tươi ngon và được sơ chế sạch sẽ nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Cách làm món cháo lòng thơm ngon mình sẽ chia sẻ ngay sau đây, các nàng cùng tham khảo nh
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Xương ống heo: 1 kg1/4 bát con gạo nếp1 bát con gạo tẻ ngon1 bát con tiết lợn tươiNội tạng lợn: lưỡi lợn, tim, lòng non, dạ dày....Gừng, hành khô, hành lá, rau rămGia vị: hạt nêm, hạt tiêu, ớt khô
Phần thực hiện:
Bước 1: Trước tiên là phần sơ chế xương ống heo nhé. Xương ống heo các bạn mua về, rửa kỹ với nước. Cho xương ống vào nồi, trút nước ngập xương ống. Luộc xương ống lần 1 chừng 3 phút tính từ lúc nước sôi rùi bỏ phần nước lần 1 này đi, vớt xương ống heo ra rửa sạch lại với nước rùi cho xương ống vào trong nồi. Thêm vào trong nồi 3 lit nước, đun sôi rùi hạ nhỏ lửa. Hầm xương chừng 4 tiếng để nước dùng xương được ngọt. Để phần nước dùng này được thơm hơn, các bạn nhớ cho 1 củ hành khô nướng bóc vỏ đập dập, 1 chút hạt nêm. Rau răm hành lá các nàng nhặt rửa sạch, thái nhỏ nhé
Bước 2: Tiết lợn các nàng nên mua nơi cửa hàng uy tín hoặc các cửa hàng quen để đảm bảo sạch sẽ hơn. Phần tiết lợn chuẩn bị khoảng 1 bát con, các nàng chia phần tiết lợn này thành 2 phần nhá: 1 phần dùng để nấu cháo, phần tiết còn lại đem hòa cùng với nước lọc, chút mỳ chính, 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt tiêu, rau răm hành lá thái nhỏ để lát nữa chúng mình đem nhồi vào bên trong lòng già nhé
Bước 3: Phần nội tạng heo các nàng có thể chọn những phần nội tạng cả nhà ưa thích như lòng già, lòng non, dạ dày, tim, lưỡi heo...Các loại nội tạng mua về các nàng cần sơ chế thật sạch sẽ để nội tạng được sạch và khử sạch mùi hôi, xát muối và rửa lại thật sạch với nước. Đặc biệt với dạ dày và lưỡi heo, các nàng dùng dao cạo sạch phần bên trong dạ dày và phần lưỡi heo, xát muối và rửa kỹ lại với nước nhé. Riêng với phần lòng già, các nàng nhớ nhồi thêm phần tiết heo đã chuẩn bị ở bước 2 vào nhé. Các nàng nên nhồi lòng thành từng đoạn dài khoảng 30 cm để khi luộc dồi không bị vỡ. Các loại nội tạng để nấu cháo lòng các nàng rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Sau đó, vớt ra và thái nội tạng thành các miếng vừa ăn
Bước 4: Phần nước dùng sau khi đã được ninh nhừ, các nàng vớt phần xương ống ra, còn lại nước dùng trong nồi các nàng cho gạo nếp và gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo. Để bát cháo được sánh và nấu cháo nhanh nhừ, các nàng nên đem gạo nếp và gạo tẻ xay vỡ ra, khi nấu vừa tiết kiệm thời gian mà lại sánh nhuyễn hơn. Nhưng nhớ là xay vỡ hạt gạo thui nhé, xay mịn quá sẽ thành món bột mất ý.
Thêm vào nồi cháo phần nước luộc lòng (khoảng 100 ml) và 1/2 phần tiết đã để dành để nấu cháo ở trên. Lúc này, các nàng nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng. Khi nồi cháo sôi, các nàng hạ nhỏ lửa để cháo được nhừ. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để cháo không bị cháy phía dưới đáy nồi. Các bạn cũng có thể dùng nồi áp suất (nếu có) để nấu cháo sẽ tiết kiệm được thời gian hơn hoặc sử dụng ngay chiếc nồi cơm điện hàng ngày để nấu nhá Bước 5: Khi nồi cháo đã sánh nhừ thì các nàng cho 1 phần nội tạng đã luộc vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Đun chừng 20 phút trên lửa nhỏ cho các nguyên liệu được hòa quyện vào với nhau rùi tắt bếp
Món cháo lòng của chúng mình đã hoàn thành rùi ý, tuy có hơi cầu kỳ chút xíu nhưng nhìn thành quả là bát cháo lòng thơm phức, nóng hổi thơm ngon " đến từng chi tiết" thế kia hẳn là các nàng sẽ không hề thấy tiếc chút công sức bỏ ra đâu nhé. Cuối cùng, các nàng chỉ việc trút cháo lòng ra bát tô, thêm hành lá thái nhỏ, chút hạt tiêu, ớt khô và thưởng thức. Phần nội tạng luộc còn lại các nàng nhớ trút ra đĩa dùng kèm với món cháo lòng rất ngon đó nhé. Món cháo lòng tự làm vừa ngon lại vừa sạch sẽ, yên tâm về chất lượng, cớ gì mà không chế biến nhỉ? Chúc các nàng thành công và ngon miệng nhá
.Theo Iunauan
Ngày mưa làm ấm bụng với 6 quán lòng nóng hổi ở TP.HCM Là món ăn dân dã, bình dị, cháo lòng thu hút thực khách nhờ hương vị thơm ngon, nóng hổi. Dưới đây là 6 gợi ý thưởng thức cháo lòng ngon ở TP.HCM cho bạn. Cháo lòng Võ Thị Sáu là một trong những quán cháo nổi danh lâu đời ở TP.HCM. Quán có không gian thoáng, rộng rãi, thích hợp đi ăn...